- Mục tiêu đến năm 2010:
b) Đối với thị trường nước ngoà
3.2.5.1. Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu và các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ ngh
thủ công mỹ ngh
a) Quy hoạch vùng sản xuất cung ứng nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
Việc đảm bảo nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất, các làng nghề có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của làng nghề, vì thế để phát triển làng nghề cần phải quy hoạch vùng nguyên liệu, có kế hoạch khai thác hợp lý và bảo vệ chu đáo. đồng thời xây dựng các cơ sở chuyên khai thác, chế biến và cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các làng nghề. Cùng với việc tổ chức khai thác nguyên liệu tốt hơn để tránh tuỳ tiện khai thác một cách bừa bãi không có kế hoạch cần tiến hành quy hoạch và nhân rộng mô hình trồng nguyên liệu để chủ động cung ứng cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (mây, chuối, bèo tây...).
Nhóm hàng mây tre, lá, cói, hiện nay do khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch và đầu tư, dẫn đến tình trạng nguồn nguyên liệu chính như gỗ, tre, trúc sào, giang, nứa, mây đang dần cạn kiệt. Ngoài việc nhập khẩu từ Lào về thì cần phải tổ chức quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu bởi vì đây là những nguyên liệu dòng đời ngắn, dễ trồng, dễ khai thác thu hoạch. Vì vậy, vấn đề đặt ra phải xây dựng phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, khai thác bền vững và chế biến nguyên liệu thô... để làm được việc đó cần:
+ Khảo sát về thực trạng nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công, đặc biệt đối với mây, đất sét, gỗ, chuối, bèo tây... để đánh giá trữ lượng và chất lượng thực tế, đồng thời đánh giá hoạt động khai thác phục vụ sản xuất
+ Triển khai các chương trình trồng mới và các chương trình khai thác đối với nguyên liệu trong tỉnh, liên kết giữa các khu vực cung cấp nguyên liệu với khu vực sản xuất trên cơ sở ký kết hợp đồng thu mua... tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hàng thủ công mỹ nghệ tham gia đầu tư, quản lý và trực tiếp khai thác vùng nguyên liệu.
+ Hỗ trợ các nhà cung cấp nguyên liệu thô đầu tư vào công nghệ chế biến và kỹ thuật xử lý tiên tiến
+ Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến nguyên liệu (gỗ, tre, cói, nhuộm trong ngành dệt) để thực hiện chuyển giao công nghệ.
Sản phẩm TCMN xuất khẩu do các doanh nghiệp và các làng nghề sản xuất ra, trong đó sản lượng từ các làng nghề là chủ yếu. Để đạt được các dự kiến kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN và giải quyết việc làm cho lao động của tỉnh, Thanh Hoá cần khẩn trương xây dựng quy hoạch các làng nghề đang mai một vì sản phẩm không có đầu ra, không cạnh tranh được với những sản phẩm cùng loại của Trung Quốc.
Trên cơ sở đề án phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2015 đã được UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt và quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá để tính toán nhu cầu các nhóm hàng, mặt hàng có thể xuất khẩu được cũng như thực trạng của các làng nghề sản xuất hàng TCMN trong tỉnh, cần lấy các làng nghề truyền thống, có sức phát triển, lan toả làm trọng tâm để liên kết, chi phối nhiều làng nghề cùng làm một nghề trong không gian địa lý lãnh thổ tạo thành vùng nghề hoặc nhóm làng nghề; tập trung nâng cao năng lực marketing các làng nghề truyền thống để phát huy ảnh hưởng lan truyền từ làng nghề gốc sang các làng lân cận nhưng làng nghề gốc vẫn giữ vai trò chi phối và phân cấp. Các làng nghề gốc này tập trung vào bảo tồn và phát triển công nghệ gốc, sáng tác mẫu mã sản phẩm. Đồng thời khuyến khích sự liên kết giữa các làng nghề trong vùng và giữa các vùng nghề ngày càng chặt chẽ trong việc khai thác và sử dụng các yếu tố đầu vào và tiêu thụ, đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỉnh cần phải quy hoạch lại các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu để có kế hoạch sản xuất và phát triển theo tình hình phát triển của thị trường nước ngoài.
Quy hoạch phát triển các làng nghề theo hướng hình thành cụm trung tâm tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ của mỗi làng xã, tách khu vực sản xuất ra khỏi khu vực nhà ở, đảm bảo kết cấu hạ tầng (giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục...), đảm bảo nhà xưởng cho sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; theo mô hình làng nghề - làng du lịch (trong các làng nghề có khu vực sản xuất, có nơi trưng bày giới thiệu sản phẩm và khách hàng đến sẽ không chỉ tham quan mà còn được chứng kiến cách thức làm ra sản phẩm, từ đó thu hút được khách tham quan du lịch trong và ngoài nước, tiêu thụ được sản phẩm, thu hút được đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước); cần
Thực tế quy hoạch các làng nghề là việc khó và rất phức tạp do rất nhiều khó khăn khác nhau như thu nhập thấp, không có việc làm, nhiều làng nghề đã đóng cửa, lao động thủ công đã chuyển đi làm công việc khác để kiếm sống.
Nguyên nhân chủ yếu là sản phẩm không tiêu thụ và xuất khẩu được, bởi vậy thông qua điều tra nhu cầu của thị trường nhập khẩu, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng TCMN có thể ký được hợp đồng dài hạn ổn định để các làng nghề tự hồi phục là chính. Đồng thời các doanh nghiệp cùng với các cơ quan chức năng cùng hợp tác tháo gỡ các khó khăn vướng mắc đẻ phát triển sản xuất. Chỉ trên cơ sở quy hoạch các làng nghề ổn định sản xuất mới tạo ra khối lượng sản phẩm lớn tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu.