- Khả năng về tài chính: Khả năng tài chính của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra khả năng đẩy mạnh xuất khẩu của một doanh nghiệp,
c) Về phát triển kinh tế
Trong giai đoạn 2001 - 2005, tố độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của Thanh Hoá đạt 9,1%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân thời kỳ 1996 - 2000 (7,3%); GDP bình quân đầu người năm 2005 đật 430 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2000; giá trị gia tăng nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 4,4%/năm, sản lượng lương thực năm 2005 đạt 1.484.012 tấn, đàn bò tăng 7,5%/năm, đàn lợn tăng 4,7%/năm, giá trị sản xuất thuỷ sản tăng bình quân hàng năm 11,3%; Giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 15,5%/năm, tăng 1,7% so với thời kỳ 1996 - 2000; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm 9,1% (tăng 1,9% so với thời kỳ 1996 - 2000), giá trị xuất khẩu hàng năm tăng bình quân 23,3%, năm 2005 xuất khẩu đạt 105,3 triệu USD, tăng gấp 2,8 lần so với năm 2000. Thu ngân sách trên địa bàn từ năm 2003 đạt trên 1 ngàn tỷ đồng, năm 2005 đạt 1.329 tỷ đồng (gấp 2,3 lần so với năm 2000). Tổng mức bán lẻ thị trường xã hội năm
2001 đạt 4.130 tỷ đồng đến năm 2005 đạt 7.000 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 12,4%.
Cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ trong GDP năm 2005 là: 31,2% - 35,1% - 33,7%. Trong nông nghiệp năm 2005 tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 27,1% (tăng 9,8% so với năm 2000), tỷ trọng thuỷ sản 9,28% năm 2000 tăng lên 12% năm 2005; trong công nghiệp tỷ trọng công nghiệp chế biến có xu hướng tăng, nhiều cơ sở công nghiệp lớn tiếp tục mở rộng quy mô và xây dựng mới đưa vào sản xuất, tăng giá trị và khối lượng sản phẩm; các hoạt động dịch vụ đa dạng và mở ra nhiều dịch vụ mới đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm đạt 21,3 ngàn tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 11% và tăng 45% so với thời kỳ 1996 - 2000, trong đó vốn ngân sách nhà nước 25%, vốn tín dụng 15%, vốn doanh nghiệp nhà nước 5%, vốn đầu tư nước ngoài 8%, vốn khu vực dân cư và các thành phần kinh tế khác 47%. Nhiều dự án quan trọng đã và đang được xây dựng như: Cảng Nghi Sơn, đường ra cảng, đường Mục Sơn - cửa Đạt, đường Hồ Chí Minh, công trình thuỷ lợi thuỷ điện Cửa Đạt, khách sạn Sao Mai, Khu công nghiệp Tây Bắc ga thành phố Thanh Hoá, trường Đại học Hồng Đức, bệnh viện Đa khoa, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện nhi, trung tâm truyền hình kỹ thuật số... Cơ sở vật chất trường học, y tế được tăng cường. Đã có hơn 56,5% số phòng học được kiên cố hoá; 100% số huyện, thị xã, thành phố, 100% số phường, thị trấn, 96,6% số xã có điện lưới. Đến năm 2005 có 560 xã có điểm bưu điện - văn hoá xã, 100% số xã, phường, thị trấn miền xuôi và nhiều xã miền núi có máy điện thoại, đưa mật độ thuê bao lên 5,9 máy/100 dân. Tăng nhanh số lượng doanh nghiệp (năm 2005 có 2.204 doanh nghiệp). Kinh tế hợp tác được đổi mới phát triển đa dạng (hiện có 991 HTX, trong đó thành lập mới 534 HTX, 26.185 tổ hợp tác); kinh tế hộ, kinh tế cá thể ngày càng phát triển. Mô hình kinh tế trang trại phát triển cả về số lượng, quy mô, hiệu quả (hiện có 3.351 trang trại).
Hoạt động khoa học, công nghệ tập trung nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống; xây dựng nhiều mô hình tiên tiến đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực.
Được sự quan tâm của Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND tỉnh, các ngành, các cấp, hoạt động xuất khẩu tăng trưởng cả về kim ngạch, số lượng, chủng loại hàng hoá và thị trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm, tác động vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng dần các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ phục vụ xuất khẩu, từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo nhu cầu thị trường. Một số cơ sở sản xuất mới đã được đầu tư thêm góp phần làm tăng giá trị và chuyển đổi cơ cấu hàng xuất khẩu; công tác tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại bước đầu được quan tâm; có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất hàng hoá và xuất khẩu; tinh thần chủ động vươn lên của một số doanh nghiệp, sự tham gia của đông đảo người lao động sản xuất, cung ứng nguyên liệu và chế biến sản phẩm xuất khẩu; ý thức hướng ngoại trong xu thế hội nhập của các doanh nghiệp ngày càng được khẳng định và trở thành ý thức của nhiều doanh nghiệp.