Sở Thương mại Thanh Hoá

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá pot (Trang 48 - 53)

2.1.2. Đặc điểm phát triển hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá Hoá

a) Vai trò xuất khẩu hàng TCMN

Tỉnh Thanh Hoá có 59.800 cơ sở sản xuất ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong đó chủ yếu là cơ sở tổ hợp, hộ cá thể với 58.100 cơ sở, 230 doanh nghiệp tư nhân, 651 hợp tác xã, 649 công ty trách nhiệm hữu hạn, 178 công ty cổ phần. Ngoài ra, trên địa bàn toàn tỉnh có 219 làng nghề, trong đó làng nghề truyền thống 103, làng có nghề mới 116; có tổng số lao động được đào tạo và có việc làm trên 21.000 lao động. Do vậy xuất khẩu hàng TCMN có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh cũng như giải quyết việc làm và chuyển đổi cơ cấu ngành nghề trong nông nghiệp nông thôn.

- Trong các mặt hàng xuất khẩu thì giá trị thực thu của hàng TCMN được sản xuất bằng nguyên liệu sẵn có trong nước, nguyên liệu nhập khẩu chiếm khoảng 3 - 5% giá trị xuất khẩu vì vậy giá trị thực thu xuất khẩu hàng TCMN rất cao chiếm khoảng 95 - 97%. Nếu tăng thêm giá trị xuất khẩu 1 triệu USD của hàng thủ công mỹ nghệ sẽ tương đương với tăng giá trị xuất khẩu 4,7 triệu USD của hàng dệt may trong khi đó đầu tư để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu làm bằng tay không đòi hỏi đầu tư nhiều máy móc, mặt hàng sản xuất nhỏ được phân tán trong các hộ gia đình ở các làng nghề do vậy không cần đầu tư lớn vẫn tạo ra một giá trị hàng hoá xuất khẩu cao.

- Hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu được sản xuất bằng tay và người sản xuất ở mọi lứa tuổi đều có thể tham gia theo từng công đoạn phù hợp với sức khoẻ của mình, do vậy

phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm và trhu nhập cho người lao động nông thôn.

- Phát triển hàng thủ công mỹ nghệ góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động xã hội, phát triển kinh tế nông thôn và các vùng trồng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cũng như duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống và các vấn đề xã hội của địa phương.

b) Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh Thanh Hoá

Như đã phân tích ở chương I, xuất khẩu hàng hoá nói chung và hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.

* Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô bao gồm: yếu tố môi trường kinh tế, yếu tố thuộc môi trường chính trị pháp luật, yếu tố môi trường tự nhiên, yếu tố môi trường tâm lý xã hội.

* Các yếu tố thuộc môi trường vi mô bao gồm: Yêu cầu của thị trường sản phẩm, khả năng đáp ứng được của các nhà cung cấp, mức độ cạnh tranh trên thị trường, khả năng cạnh tranh hữu hiệu của các nhà trung gian và các yếu tố nội tại của các doanh nghiệp xuất khẩu và sản xuất tại địa phương. Xong qua nghiên cứu thấy rằng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hoá chịu tác động trực tiếp của một số các nhân tố sau:

- Khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường: Để có thể đẩy mạnh sản xuất hàng TCMN. Trước hết trên thị trường cần phải có nhu cầu về sản phẩm mà các doanh nghiệp , làng nghề của Thanh Hoá có thể sản xuất được với một quy mô đủ lớn và sản phẩm đó đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường về chất lượng, chủng loại, mẫu mã... đối với Thanh Hoá khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường còn mức độ do các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất hầu hết là quy mô vừa và nhỏ, vốn đầu tư ít, sự liên kết còn có mức độ do vậy khó có khả năng đáp ứng được các đơn hàng lớn.

- Mức độ cạnh tranh trên thị trường: trong ngành xuất khẩu hàng TCMN khả năng cạnh tranh của hàng TCMN thường được thể hiện ở một số mức độ sau:

+ Quy mô xuất khẩu: thị trường xuất khẩu hàng TCMN là một thị trường không lớn nhưng rất khắt khe về chất lượng và tiến độ giao hàng để đáp ứng điều này thì các doanh nghiệp của Thanh Hoá còn hạn chế.

+ Khả năng đáp ứng tính đa dạng của sản phẩm: sản phẩm hàng TCMN phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau với nhiều góc độ, vì vậy các doanh nhgiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh thì có khả năng đáp ứng được các yêu cầu đa dạng, phong phú của khách hàng về chủng loại sản phẩm. Các doanh nghiệp của Thanh Hoá sản xuất và kinh doanh hàng TCMN còn yếu ở hai khâu: thông tin thị trường và kiểu dáng mẫu mã; đầu tư quá ít cho nghiên cứu thị trường nhất là nghiên cứu thị trường dành riêng cho tạo mẫu và thiết kế. Từ đó làm cho hàng TCMN của Thanh Hoá không có công dụng rõ nét và chưa hướng tới thị trường cụ thể để chiếm lĩnh nó. Mẫu mã sản phẩm hàng TCMN của Thanh Hoá còn đơn điệu, ít sáng tạo mẫu mã mới mà chủ yếu làm hàng theo mẫu mã mà khách hàng đưa cho, các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chưa đầu tư nhiều cho thiết kế kiểu dáng, vẫn còn phổ biến tình trạng sao chép rập khuôn kiểu dáng của các doanh nghiệp khác hoặc theo mẫu mã của các nhà nhập khẩu nước ngoài nên thường bị động và hiệu quả thu được chỉ là những giá trị gia tăng nhỏ nhoi cho các doanh nghiệp. Mặt khác, vòng đời của một sản phẩm rất ngắn đòi hỏi người sản xuất phải nhanh nhậy mới đáp ứng được yêu cầu này. Trong khi đó đội ngũ chuyên gia chuyên thiết kế mẫu, vẽ mẫu tại các làng nghề lại chưa được quan tâm, do đó làm ảnh hưởng đến việc xây dựng thiết kế mẫu mã sản phẩm.

+ Khả năng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng: Đặc điểm cơ bản của sản phẩm TCMN là để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của người dân ở nước nhập khẩu. Vì vậy tiêu chuẩn chất lượng thường rất chặt chẽ, các sản phẩm chỉ được phép nhập khẩu khi đã xác định là đủ tiêu chuẩn chất lượng. Muốn thâm nhập và mở rộng thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp phải có khả năng đáp ứng được các yêu cầu này, đây hiện đang là khâu yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu TCMN Thanh Hoá nói chung.

Một vấn đề phổ biến hiện nay ở các làng nghề TCMN là các sản phẩm làm theo đơn đặt hàng của khách hàng thường có chất lượng không đồng đều nhau và đây là một trong những nguyên nhân chính khiến các nhà nhập khẩu nước ngoài băn khoăn khi đặt hàng tại các làng nghề TCMN.

Đơn đặt hàng càng lớn bao nhiêu thì càng có nhiều nhóm, nhiều hộ gia đình tham gia vào làm hàng bấy nhiêu; và nhiều hộ gia đình tham gia làm hàng cho một đơn đặt hàng nằm rải rác ở nhiều làng sẽ khác nhau gây khó khăn trong việc kiểm tra chất lượng.

Số lượng nghệ nhân, thợ tay nghề cao ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ còn hạn chế mà chủ yếu phải huy động nhân lực của các gia đình, của các hộ sản xuất trong làng, xã, cả phụ nữ và các em nhỏ... lúc nông nhàn, do vậy sản phẩm do các đối tượng này thường có chất lượng thấp.

Nguồn nhiên liệu ngày càng khan hiếm và được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau (chất lượng không đồng bộ), công tác đảm bảo chất lượng ngay từ khâu xử lý nguyên liệu còn yếu kém.

Còn coi nhẹ hoặc buông lỏng công tác giám sát quy trình gia công sản phẩm tại hộ gia đình.

Do vậy trong nhiều trường hợp sản phẩm lỗi, hỏng hoặc chất lượng không đảm bảo theo đúng đơn đặt hàng đã ảnh hưởng xấu đến uy tín các nhà phân phối, kinh doanh xuất nhập khẩu và dẫn đến hậu quả khách hàng sẽ không tiếp tục đặt hàng trong những năm tiếp theo.

+ Giá cả tiêu thụ: Vì các doanh nghiệp xuât khẩu hiện tại của Thanh Hoá chưa có khả năng tổ chức hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm ở các nước nhập khẩu mà thường bán hàng thông qua hệ thống phân phối của các khách hàng trung gian nước ngoài. Trong trường hợp này, yếu tố giá cả tỏ ra là một yếu tố cạnh tranh khá mạnh trong việc thuyết phục các khách hàng trung gian tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp thường không đủ khả năng đầu tư thiết bị để giám sát một số công đoạn thủ công, giảm hao hụt nguyên vật liệu, phải thuê nhà xưởng, chi phí vận chuyển cao, sản xuất thường phân tán đến từng hộ nhỏ, lẻ nên chi phí trung gian làm đội giá thành sản phẩm, làm ảnh hưởng tới sự cạnh tranh giá cả trên thị trường.

+ Xúc tiến thương mại: Hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá và giới thiệu sản phẩm cũng như việc thâm nhập, tiếp cận và củng cố thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Thanh Hoá hiện được đánh giá là một trong những khâu yếu trong marketing của doanh nghiệp và làng nghề TCMN ở Thanh Hoá. Các doanh nghiệp Thanh Hoá không có khả năng về tài chính để tham dự các hội chợ lớn về hàng TCMN ở nước ngoài do vậy

không nắm được những thông tin về tình hình thị trường, giá cả, do đó thường bị lúng túng trong việc triển khai sản xuất cũng như xuất khẩu hàng TCMN.

Việc quảng bá thương hiệu hàng TCMN tới các thị trường mục tiêu đặc biệt là hội chợ triển lãm quốc tế thì các doanh nghiệp ở Thanh Hoá không có điều kiện tham gia, trong khi đó công tác xúc tiến thương mại của các cơ quan chức năng của Nhà nước không thường xuyên và chưa thật có hiệu quả đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu của hàng TCMN.

+ Một số yếu tố khác: Thông tin thị trường của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất còn hạn chế do các đơn vị này hầu hết là quy mô vừa và nhỏ, khả năng vốn đầu tư của các đơn vị sản xuất hàng TCMN nhỏ, do đó khó mở rộng sản xuất cũng như mua thêm máy móc, thiết bị, xây dựng tiêu chuẩn quản lý các doanh nghiệp. Mặt hàng TCMN của Thanh Hoá chưa có thương hiệu, song lại bị sự cạnh tranh gay gắt của các tỉnh đồng bằng sông Hồng như Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Hà Tây... Sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp trong nước trong việc xây dựng giá thành sản phẩm, để bán được hàng họ sẵn sàng chào hạ giá làm cho giá cả hàng TCMN Thanh Hoá cũng bị hạ theo, do đó làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh.

2.1.3. Tình hình xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh Thanh Hoá (thời kỳ 2001 - 2007) 2007)

2.1.3.1. Giá trị và cơ cấu xuất khẩu hàng TCMN

a) Giá trị kim ngạch xuất khẩu

Trong thời gian qua, mặc dù xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam nói chung và Thanh Hoá nói riêng có những bước thăng trầm chủ yếu là do tác động của ngoại cảnh như: do sự sụp đổ hàng loạt các nước Đông Âu và Liên Xô cũ vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX (đây là trị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam bị mất). Song sự cố gắng lớn của Chính phủ và các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường mới nên từ năm 1996 đến nay, mặt hàng này đã tìm được thị trường, khôi phục và phát triển. Các chính sách đã và đang dần dần hoàn thiện theo hướng ưu tiên và khuyến khích xuất khẩu, với mặt hàng TCMN thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng luôn bằng không. Nhà nước đã quy định thưởng theo giá trị kim ngạch xuất khẩu cho mặt hàng này. Chính vì vậy, những

năm qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tác động của nhiều mặt, song xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam cũng đã phát triển theo hướng ổn định.

Xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh Thanh Hoá từ năm 2001 đến năm 2007 đã có sự tăng trưởng khá; năm 2001 mới đạt 459.300 USD nhưng đến năm 2005 giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN đã đạt 4.124.000 USD và năm 2007 đạt 8.088.000 USD. Sản phẩm TCMN đang xuất khẩu gồm các mặt hàng: mây tre đan; cót ép; thảm, chiếu cói; thêu ren; sơn mài; đá mỹ nghệ; thảm xơ dừa v.v...

Bảng 2.2: Kim ngạch XK hàng TCMN so với kim ngạch XK của tỉnh

ĐVT: 1.000 USD Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Hàng thủ công mỹ nghệ 459,3 1.081 1.564 2.745 4.124 6.690, 4 8.202 Xuất khẩu toàn tỉnh 45.50

0 57.50 0 73.11 3 95.83 0 105.0 00 130.0 00 170.5 00 Tỷ lệ (%) 1,01 1,88 2,14 2,86 3,93 5,15 4,81 Xuất khẩu TCMN toàn quốc 394.3 11 409.9 02 456.2 45 462.2 28 568.5 40 630.0 00 750.0 00 Tỷ lệ (%) 0,12 0,26 0,34 0,59 0,73 1,06 1,09

Nguồn: - Bộ Thương mại, Bộ Công Thương

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá pot (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)