Đổi mới công tác xúc tiến thương mại và thông tin thị trường:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá pot (Trang 111 - 112)

- Mục tiêu đến năm 2010:

c) Đổi mới công tác xúc tiến thương mại và thông tin thị trường:

- Đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng tăng cường hoạt động, đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động của cơ quan xúc tiến thương mại để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí ngân sách của tỉnh hỗ trợ xúc tiến thương mại, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại; xây dựng chương trình, kế hoạch có tính chiến lược kết hợp linh hoạt với các chươnng trình xúc tiến thương mại quốc gia để mở rộng thị trường và triển khai thực hiện quảng bá sản phẩm hàng hoá của tỉnh trên thị trường thế giới; quan tâm hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp; Nâng cao vai trò của cơ quan nhà nước trong dự báo, thông tin thị trường và định hướng phát triển thị trường xuất khẩu (củng cố và mở rộng thị trường truyền thống, tạo lập một số thị trường xuất khẩu mới) đảm bảo hoạt động xúc tiến thương mại mang tính trọng tâm, trọng điểm. Tỉnh cần quan tâm đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xúc tiến thương mại như:

- Thúc đẩy các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ tiếp cận thị trường nước ngoài và tìm biện pháp thu hút khách hàng nước ngoài vào Thanh Hoá. Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường xuất khẩu truyền thống tìm kiếm thị trường mới có nhu cầu lớn: Ngoài việc phát triển thị trường truyền thống, nhà nước cần có chương trình hỗ trợ việc xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp thâm nhập sâu rộng hơn các thị trường mới như Hoa Kỳ, Mỹ la tinh, châu Phi, Trung cận đông...

- Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động xúc tiến thương mại chung của toàn tỉnh như: Xây dựng và phát triển Trung tâm xúc tiến thương mại - đầu tư của Tỉnh ngày càng lớn mạnh; thiết lập các phòng giới thiệu sản phẩm của tỉnh Thanh Hoá tại các thị trường trọng điểm ở trong và ngoài nước, trước mắt do hạn chế về mặt nguồn lực, tỉnh Thanh Hoá nên lập các phòng trưng bày tại các trung tâm kinh tế lớn của nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tại thành phố Thanh Hoá, các trung tâm này sẽ là hội sở giao dịch của các nhà sản xuất, các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá với khách hàng trong và ngoài nước; ngoài ra với vị thế là cửa ngõ Bắc Trung bộ, cầu nối với vùng đồng bằng Sông Hồng, Thanh Hoá cần phải xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm có quy mô lớn và hiện

đại để phục vụ cho các hoạt động xúc tiến thương mại không những cho tỉnh Thanh Hoá mà còn cho cả vùng Bắc Trung Bộ. Đầu tư vốn, công nghệ, cán bộ cho hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức nghiên cứu thị trường, thông tin thị trường, giúp các doanh nghiệp trong hoạt động tiếp thị và xúc tiến thương mại; hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài để đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, khuyến khích các cá nhân và tổ chức có khả năng và điều kiện ở trong nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài tích cực tham gia vào việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường...

- Cung cấp thông tin về môi trường kinh doanh cho các đơn vị sản xuất hàng TCMN, tập trung hơn nữa vào việc xây dựng các cơ sở dữ liệu về thị trường, đối thủ cạnh tranh và tổ chức kênh cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bởi vì các doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có điều kiện tiếp xúc, nắm bắt các thông tin về môi trường kinh doanh bởi vậy Nhà nướcvà tỉnh cần phải cung cấp cho doanh nghiệp những tin tức về môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế. Đặc biệt là những thông tin về thị trường xuất khẩu. Sản phẩm TCMN của tỉnh chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan. Với Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết đã có hiệu lực áp dụng nhưng các thông tin cần thiết mà các doanh nghiệp nắm bắt được vẫn còn hạn chế.

Ngoài sự nỗ lực chủ quan của các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước cần cung cấp những thông tin sau: Tập quán và những quy định pháp lý về hợp đồng; những định chế và đòi hỏi của từng thị trường về tiêu chuẩn hoá, sản phẩm công nghiệp, môi trường, quản lý bao bì phế thải, tiêu chuẩn quản lý môi trường, tiêu chuẩn về nhãn mác thương hiệu hàng hoá, quản lý chất lượng và trách nhiệm xã hội; các thủ tục hải quan và hạn chế nhập khẩu; vận tải và bảo hiểm hàng hoá; thanh toán quốc tế; kênh phân phối và cách thức xâm nhập vào các kênh phân phối sản phẩm; tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại; hàng rào thuế quan và rào cản kỹ thuật của các nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá pot (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)