Xuất khẩu gia công quốc tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá pot (Trang 57 - 58)

- Sở TM, Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá

c) Xuất khẩu gia công quốc tế

Đây là một hình thức kinh doanh trong đó một bên nhận gia công nguyên vật liệu hay bán sản phẩm của bên kia đặt gia công nhằm thu lợi nhuận (phí gia công) gồm một số hình thức như gia công thuê, gia công mua đứt bán đoạn và gia công kết hợp. Với hình thức gia công quốc tế này ở Thanh Hoá áp dụng chủ yếu với mặt hàng thêu ren, khách nước ngoài chuyển nguyên liệu như vải chỉ sang để gia công hàng thêu ren; bên doanh nghiệp Việt Nam nhận sản xuất và chỉ nhận phí gia công. Việc xuất khẩu hàng hoá theo hình thức một số đơn vị của Thanh Hoá đang thực hiện như HTX nhân đạo 19 tháng 5, HTX bảo trợ người tàn tật Sầm Sơn...

Tóm lại việc xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có xu hướng ngày càng hoàn thiện hơn, tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu trực tiếp có xu hướng tăng lên, xuất khẩu uỷ thác có xu hướng giảm, gia công xuất khẩu ngày một ít đi đã làm cho các đơn vị sản xuất kinh doanh xuất khẩu trong tỉnh chủ động trong sản xúât kinh doanh mặt hàng này. Đây là xu hướng tiến bộ trong xuất khẩu hiện nay.

2.1.3.4. Thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng TCMN xuất khẩu a) Việc tổ chức sản xuất và thu mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ a) Việc tổ chức sản xuất và thu mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Hầu hết các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu là lao động thủ công, chất lượng sản phẩm không cao, doanh thu nhỏ, khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường. Chỉ có một số đơn vị được đầu tư trang thiết bị máy móc để sản xuất hàng TCMN đó là Công ty TNHH Tư Thành, Công ty TNHH Tiên Sơn...

Hàng TCMN thường được sản xuất ở các làng nghề theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh trên cơ sở mẫu mã của khách nước ngoài đưa ra. Người sản xuất ở các làng nghề chỉ biết sản xuất theo giá cả do đơn vị đặt hàng đưa ra mà không được biết giá bán sản phẩm của mình ở nước ngoài, do vậy nhiều khi không có được thông tin chính xác để tính giá sản xuất cho phù hợp.

Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hoá sau khi thu mua sản phẩm từ các làng nghề theo đơn đặt hàng của khách thì tổ chức hoàn thiện và đóng gói để gửi hàng cho khách nước ngoài đã ký hợp đồng mua hàng, nhưng thực tế các doanh nghiệp trong tỉnh cũng không nắm được chính xác thông tin về thị trường, giá cả do vậy nhiều khi xây dựng giá cho sản phẩm TCMN còn có những bất cập.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá pot (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)