Các quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010, hướng tới năm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá pot (Trang 102 - 104)

- Mục tiêu đến năm 2010:

3.1.4.Các quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010, hướng tới năm

Thanh Hoá đến năm 2010, hướng tới năm 2020

a) Quan điểm 1: Ưu tiên xuất khẩu trở thành đòn bẩy mạnh mẽ để phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hoá

Để thực hiện mục tiêu phương hướng phát triển kinh tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVI cần tập trung ưu tiên tăng cường xuất khẩu hàng hoá nói chung và hàng TCMN nói riêng, chỉ có đẩy mạnh xuất khẩu mới chuyển dịch được cơ cấu kinh tế, đảm bảo gia tăng tốc độ phát triển kinh tế, có ngoại tệ, đảm bảo nhu cầu sản xuất, thực hiện CNH, HĐH. Phải tận dụng tối đa lợi thế về lao động, nguồn nguyên liệu tại chỗ để sản xuất hàng xuất khẩu.

Một trong những nguyên nhân phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hoá là chưa chú trọng phát triển hoạt động thương mại nói chng và xuất khẩu nói riêng. Chính sách phát triển thương mại cần được coi là trung tâm của các quyết sách của kinh tế.

b) Quan điểm 2: Sử dụng tổng hợp các nguồn lực, các thành phần kinh tế để đẩy

Nếu đã coi chính sách thương mại là bộ phận cấu thành quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì cần huy động toàn bộ nguồn lực của địa phương, nội lực của tỉnh, liên doanh liên kết với các tỉnh khác và nước ngoài để thúc đẩy xuất khẩu.

Sử dụng mọi lực lượng, mọi thành phần kinh tế hướng vào sản xuất, xuất khẩu. Thành phần kinh tế nhà nước (kể cả trung ương và địa phương), kinh tế ngoài quốc doanh, các hợp tác xã, xí nghiệp và doanh nghiệp tư nhân.

Đẩy mạnh tất cả các hình thức xuất khẩu, trực tiếp, gián tiếp, gia công và xuất khẩu tại chỗ để tăng số lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu.

c) Quan điểm 3: Coi trọng hiệu quả kinh tế trong xuất khẩu hàng TCMN

Phát triển xuất khẩu có hiệu quả là yêu cầu quan trọng nhằm tạo ra động lực trực tiếp để phát triển kinh tế của tỉnh. Hiệu quả theo nghĩa rộng bao gồm cả hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội.

Hiệu quả kinh tế xã hội là trên cơ sở tận dụng mọi nguồn lực của địa phương về nguyên liệu và tạo ra việc làm cho người lao động để ổn định đời sống.

Hiệu quả kinh doanh đòi hỏi phải tính toán nhu cầu cuả thị trường nhằm lựa chọn cơ cấu và khối lượng mặt hàng xuất khẩu. Các mặt hàng TCMN có giá trị gia tăng 75 - 80% giá trị xuất khẩu, bởi vậy nên tăng cường xuất khẩu nhóm hàng này. Tính hiệu quả xuất khẩu không cho phép xuất khẩu hàng hoá chủ yếu là nguyên liệu thô, tỷ lệ chế biến thấp.

Kiên quyết không xuất khẩu những sản phẩm không đáp ứng nhu cầu của thị trường, xuất khẩu bằng mọi giá, bất chấp hiệu quả kinh tế xã hội.

d) Quan điểm 4: Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp xuất khẩu

hàng TCMN

Thách thức to lớn và rào cản chủ yếu đối với xuất khẩu hàng TCMN là sức cạnh tranh của sản phẩm và của doanh nghiệp trên thị trường không cao.

Chất lượng sản phẩm thấp, mẫu mã đơn điệu, không có nhãn hiệu, thương hiệu, sản phẩm chưa đồng đều, còn tuỳ thuộc nguồn nguyên liệu, người chế tạo, giá thành cao không cạnh tranh được so với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc. Các sản phẩm chưa được quản lý theo tiêu chuẩn SA8000, ISO9000 và quản lý chất lượng toàn diện TQM.

Tổ chức quản lý doanh nghiệp không đáp ứng sự thay đổi biến động của thị trường, thời gian đáp ứng đơn hàng chậm so với hợp đồng. Bởi vậy để phát triển thị trường xuất khẩu cần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá pot (Trang 102 - 104)