Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá pot (Trang 53 - 56)

- Sở TM, Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá

b) Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Sản phẩm xuất khẩu hàng TCMN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá chủ yếu là mây tre đan; cót ép; thảm, chiếu cói; thêu ren; sơn mài; đá mỹ nghệ; thảm xơ dừa v.v...

Mặt hàng mây tre đan là sản phẩm xuất khẩu truyền thống và là thế mạnh của tỉnh, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu với thị trường xuất khẩu chính là Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Oxtraylia...

Mặt hàng thêu ren trước đây là mặt hàng thế mạnh của tỉnh nhưng trong những năm trước đây do nhu cầu thị trường có hạn chế, giá cả lại không tăng làm cho mặt hàng này không có sự phát triển, một vài năm gần đây đang được phục hồi và phát triển với thị trường chủ yếu là Pháp, Đức, Thái Lan, Nga.

Sản phẩm chiếu cói, thảm cói là mặt hàng xuất khẩu truyền thống lâu đời của tỉnh Thanh Hoá nhưng những năm gần đây mới phục hồi và được xuất sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản

Ngoài các mặt hàng nêu trên, thời gian qua hàng TCMN của Thanh Hoá còn có một số mặt hàng khác được xuất khẩu sang một số nước Đông Bắc á, Đông Nam á, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Italia, Âu như mặt hàng đá mỹ nghệ, sản phẩm mỹ nghệ từ xơ dừa, nón lá, dụng cụ thể thao, tóc, lông my giả v.v...

Bảng 2.3: Cơ cấu mặt hàng TCMN giai đoạn 2001 – 2007

ĐVT: 1.000 USD

Năm Sản phẩm

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

1. Hàng Thêu 254 628 1.174 2. Hang mây + Tre 459,3 552 744 1.200 2.451 2.747 2.386 3. Hàng đay, Cói, dứa,

dừa 321 90 240 407 460.4 166 4. Hàng Sơn mài 47 150 507 476 660 5. Hàng khác 208 683 1.155 505 2.379 3.816

Nguồn: Sở TM, Sở Công nghiệp, Cục Thống kê Thanh Hoá

Thị trường truyền thống của tỉnh Thanh Hoá trước những năm 1990 là các nước Đông Âu và hình thức xuất khẩu là Nghị định thư, như: Liên Xô cũ, Ba Lan, Bungari... sau khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ thì mảng thị trường này gần như mất hẳn và trong giai đoạn này các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, không chỉ không có kế hoạch sản xuất tiếp mà thậm chí hầu hết hàng hoá sản xuất ra đều bị tồn kho và không thể xuất khẩu được.

Sau năm 1990, những năm đầu vận dụng có chế thị trường vào xuất khẩu, đây là có hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam và thực tế cho thấy thị trường xuất khẩu hàng TCMN của Thanh Hoá ngày càng được mở rộng. Từ chỗ sản phẩm được xuất khẩu nhưng phải thông qua các Tổng công ty xuất nhập khẩu Trung Ương, hoàn toàn phụ thuộc và bị động về thị trường đến chỗ chủ động tìm kiếm thị trường và trực tiếp ký kết, thực hiện các hợp đồng xuất khẩu. Đến nay một số doanh nghiệp của Thanh Hoá đã có những bạn hàng với lượng hàng hoá xuất khẩu ổn định và tăng trưởng.

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đã tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước khác trên thế giới. Đến năm 2007, hàng TCMN đã xuất khẩu được sang thị trường 17 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Thanh Hoá là Trung Quốc, các nước Đông Bắc á, Mỹ và EU.

Bảng 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu mặt hàng TCMN tỉnh Thanh Hoá giai đoạn

2001 – 2007

ĐVT: 1.000 USD

Năm

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Thị trường xuất khẩu

459,3 1.081 1.564 2.745 4.124 6.690

,4 8.202

- Trung Quốc 459,3 873 269 890 1.764 3.834 3.941 - Nhật Bản, Hàn Quốc,

Đài Loan 186 764 1.240 1.057 926 1.192 - ASEAN (Thái Lan,

- Austraylia 639 476 660 - Mỹ 154 325 155 199,4 - Nam Mỹ (Mehico, Brazin) 494 - Tây Âu (Pháp, Đức, Ailen, Hy Lạp) 347 290 148 452 687 - Nga, Đông Âu

(Hungary) 22 30 107 432 164

Nguồn: Sở Công nghiệp, Sở TM, Cục Thống kê Thanh Hoá

2.1.3.3. Phương thức xuất khẩu hàng TCMN

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có các hình thức xuất khẩu chủ yếu mà các doanh nghiệp đang thực hiện, đó là:

a) Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu hàng hoá do chính doanh nghiệp sản xuất hoặc đặt mua của các doanh nghiệp sản xuất trong nước sau đó xuất khẩu sản phẩm này với danh nghĩa là hàng của mình cho khách nước ngoài. Với loại hình xuất khẩu này đem lại nhiều lợi nhuận cho danh nghiệp xuất khẩu hàng hoá do không mất chi phí trung gian và tăng được uy tín cho doanh nghiệp nếu hàng hoá thoả mãn và đáp ứng được yêu cầu của đối tác giao dịch. ở Thanh Hoá, trong thời gian qua hình thức xuất khẩu trực tiếp này tập trung tại một số doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng TCMN có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ thành thạo và có bạn hàng trực tiếp ở nước ngoài như Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thanh Hoá, Công ty cổ phần XNK chiếu cói Nga Sơn, Công ty TNHH Tư Thành. Những công ty này xuất khẩu trực tiếp hàng của mình sản xuất ra tại đơn vị và một số mặt hàng đơn vị tổ chức gia công và thu mua tại một số làng nghề sản xuất hàng TCMN như tre đan Quảng Phong - Quảng xương; Hoằng Thịnh - Hoằng Hoá; tre nứa ghép Yên Định; thêu ren Thành phố Thanh Hoá, Hoằng Hoá... Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp đạt khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá pot (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)