Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, nâng cao tay nghề cho người lao động trong các làng nghề

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá pot (Trang 136 - 137)

- Mục tiêu đến năm 2010:

c) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, nâng cao tay nghề cho người lao động trong các làng nghề

hàng, quầy hàng giới thiệu sản phẩm tại các đô thị và các tụ điểm thương mại ở các địa phương khác nhau.

c) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, nâng cao tay nghề cho người lao động trong các làng nghề trong các làng nghề

Tăng cường đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, năng lực kinh doanh cho chủ hộ, chủ doanh nghiệp và kỹ năng tay nghề cho người lao động như đã nêu ở phần doanh nghiệp. ở các làng nghề lao động làm nghề ít được đào tạo cơ bản mà chủ yếu là truyền nghề trực tiếp. Việc truyền nghề vừa giữ được bí quyết nghề nghiệp, vừa tạo ra đội ngũ thợ có tay nghề và khả năng thực hành nhưng họ lại yếu về lý luận cơ sở, yếu về các kiến thức khoa học, mỹ thuật, lịch sử truyền thống của nghề. Vì vậy, cần nâng cao trình độ văn hoá cho dân cư nông thôn với việc phát triển hệ thống trường học; mở rộng quy mô đào tạo và đa dạng hoá các hình thức dạy nghề, cải tiến chương trình và tổ chức lại hệ thống các trường dạy nghề, tập trung chủ yếu vào đào tạo những kiến thức thiết thực cho phát triển làng nghề; gắn liền với việc sử dụng, giải quyết việc làm cho người học nghề; có chương trình bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người đang làm nghề và đào tạo những người chưa có tay nghề; cải tiến chương trình và tổ chức lại hệ thống các trường dạy nghề, khuyến khích các trung tâm dạy nghề tư nhân mở rộng quy mô đào tạo dưới nhiều loại hình ngắn hạn, bồi dưỡng...; động viên các nghệ nhân dạy nghề và truyền bí quyết nghề nghiệp cho thế hệ sau, đặc biệt là những nghề thủ công tinh xảo mà họ tích luỹ được.

Đối với những làng thuần nông được nhân cấy nghề và trở thành làng nghề theo tiêu chuẩn, nhà nước hỗ trợ cùng địa phương về kinh phí để mở các lớp đào tạo tay nghề cho lao động mới.

Đối với chủ doanh nghiệp, chủ hộ trong các làng nghề thì Nhà nước mà cụ thể là Sở Lao động Thương binh xã hội, liên minh Hợp tác xã tỉnh, các hiệp hội ngành nghề,

chính quyền địa phương các cấp cần kết hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá pot (Trang 136 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)