Phát triển đa dạng các loại hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá pot (Trang 137 - 138)

- Mục tiêu đến năm 2010:

d)Phát triển đa dạng các loại hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề

như: Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ kế toán tài chính, quản lý kinh tế, tiếp thị, kiến thức về hội nhập quốc tế... đặc biệt là hệ thống pháp luật liên quan đến tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề

Đối với những người lao động đang làm nghề trong các làng nghề và đối với những thanh niên nông thôn chưa có việc làm, cần phải có chương trình bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người đang làm nghề và đào tạo những người chưa có tay nghề để họ có cơ hội tìm được việc làm trong các cơ sở ngành nghề trong làng nghề. Thực hiện tốt quy chế xét tặng danh hiệu “nghệ nhân”, danh hiệu “bàn tay vàng” cho những người thợ giỏi; tổ chức cho các nghệ nhân trong các làng nghề đi tham quan học tập kinh nghiệm ở nước ngoài...

d) Phát triển đa dạng các loại hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề làng nghề

- Phát triển loại hình hộ gia đình: Là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu trong các làng nghề hiện nay. Cần quan tâm giúp đỡ và hướng dẫn hộ gia đình trong các làng nghề sản xuất kinh doanh một cách hợp lý, tạo điều kiện cho các hộ gia đình kinh doanh thuận lợi.

- Phát triển loại hình tổ hợp tác: Là hình thức liên kết tự nguyện của các hộ gia đình trong làng nghề cùng sản xuất kinh doanh một mặt hàng. Cần có chính sách khuyến khích để các hộ gia đình trong một làng nghề cùng hợp tác trở thành một hoặc một vài tổ hợp tác quy mô lớn, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô ngày càng lớn hơn, hiệu quả ngày càng cao hơn.

- Phát triển loại hình hợp tác xã: Là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu lợi ích chung tự nguyện cùng góp sức góp vốn lập ra theo quy định của pháp luật. Cần phải có biện pháp chuyển đổi phương thức hoạt động cho phù hợp với các cơ chế mới với sự chỉ đạo sát sao của cấp uỷ, chính quyền các cấp. Đồng thời cần hoàn thiện hơn nữa các chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển hợp tác xã.

- Phát triển các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần: Cần tạo môi trường pháp lý ổn định, khuyến khích và động viên

các chủ doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bỏ vốn vào phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn.

- Khuyến khích hỗ trợ phát triển các hình thức Hiệp hội ngành nghề, làng nghề nhằm giúp nhau về kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ lợi ích cho nhau chống lại các thế lực gây khó khăn cho các làng nghề trong tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm làng nghề.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá pot (Trang 137 - 138)