Mối quan hệ giữa văn hoá Đảng với văn hoá dân tộc, văn hoá giai cấp, văn hoá chính trị

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hoá Đảng qua khảo sát ở Đảng bộ tỉnh quảng ngãi hiện nay docx (Trang 30 - 33)

VĂN HOÁ GIAI CẤP, VĂN HOÁ CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRề CỦA VĂN HOÁ ĐẢNG TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

1.3.1. Mối quan hệ giữa văn hoá Đảng với văn hoá dân tộc, văn hoá giai cấp, văn hoá chính trị văn hoá chính trị

Ngày nay, hầu như tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xó hội hiện đại đều chứa đựng các khía cạnh của văn hoá. Vỡ vậy, ở từng lĩnh vực cụ thể, văn hoá được phân chia thành nhiều loại hỡnh khỏc nhau để phân biệt các phẩm chất đặc thù của văn hoá. Trong cỏc loại hỡnh văn hoá, văn hoá dân tộc, văn hoá giai cấp, văn hoá chính trị và văn hoá

Đảng là những cấp độ văn hoá khác nhau chi phối, định hướng các loại hỡnh văn hoá khác.

Văn hoá trước hết là vấn đề tồn tại và phát triển của một cộng đồng người nhất định. Cộng đồng trở nên bền vững khi nó trở thành dân tộc. Yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định nhất của một nền văn hoá. Phạm trù dân tộc gắn liền với phạm trù nhân loại và giai cấp. Trong quan hệ dân tộc - nhân loại - giai cấp thỡ quan hệ dõn tộc - nhân loại là quan hệ trường cửu. Dân tộc hỡnh thành cựng với nhõn loại. Cỏi nhõn văn và tinh thần là cốt lừi của mọi nền văn hoá. Giai cấp có sau. Khi xuất hiện giai cấp thỡ tất yếu diễn ra đấu tranh giai cấp, nó trở thành một động lực phát triển của lịch sử … dù giai cấp tồn tại bao nhiêu lâu cũng là hiện tượng tạm thời. Cái trường cửu là văn hoá. Tác động của giai cấp và đấu tranh giai cấp vào văn hoá của một dân tộc tuỳ thuộc vào từng biến động của lịch sử, tác động tới bước đi của nền văn hoá, chứ không quyết định được bản chất của nền văn hoá. Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị tất yếu có dấu ấn mạnh mẽ tới nền văn hoá dân tộc, khi quyền lợi của giai cấp đó nhất trí với quyền lợi của dân tộc [55, tr.81-82].

Đặt văn hoá Đảng trong mối quan hệ với văn hoá dân tộc, văn hoá giai cấp, văn hoá chính trị không chỉ để làm rừ hơn về mặt nội dung khái niệm văn hoá Đảng, mà quan trọng hơn là chỉ rừ mối quan hệ giữa chỳng và vai trũ của văn hoá Đảng trong đời sống xó hội. Văn hoá dân tộc, văn hoá giai cấp, văn hoá chính trị, văn hoá Đảng cũng như văn hoá nói chung có có điểm giống nhau là thuộc về bản chất của con người, là lao động sáng tạo trong lĩnh vực tinh thần. Nhưng văn hoá giai cấp, văn hoá chính trị, văn hoá Đảng là các phạm trù văn hoá chỉ xuất hiện khi xó hội phõn chia thành giai cấp, chịu sự tỏc động và chi phối của văn hoá dân tộc.

Văn hoá Đảng sản sinh ra từ văn hoá dân tộc, là đỉnh cao của văn hoá dân tộc. Văn hoá Đảng không phải ngẫu nhiên mà có, mà là kết tinh cả một quá trỡnh cỏch mạng lõu dài và gian khổ. Được hấp thụ từ những truyền thống của một nền văn hoá dân tộc phong phú, giàu tính nhân văn kết hợp với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của nhân loại, từ những hoạt động có tính văn hoá, dần dần qua thực tiễn văn hoá Đảng được hỡnh

thành, bỏm sõu vào đời sống, nảy nở và phát triển không ngừng cả bề rộng, chiều sâu lẫn tầm cao. Do đó, văn hoá Đảng không khác biệt với văn hoá dân tộc, mà nó là nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng thể hiện ở đội tiền phong là Đảng Cộng sản, với những nội dung và hỡnh thức cao hơn, là mẫu mực cho nền văn hoá dân tộc. Văn hoá Đảng là “đỉnh cao” [52, tr.76], là “ bộ phận tiên tiến nhất” [52, tr.228] của văn hoá dân tộc.

Văn hoá Đảng là sự tiếp nối và kết tinh của văn hoá dân tộc, thấm sâu vào văn hoá dân tộc và tiêu biểu cho văn hoá dân tộc. Văn hoá dân tộc sản sinh ra văn hoá Đảng và văn hoá Đảng nâng cao văn hoá dân tộc lên tầm cao mới, chất lượng mới - tầm cao văn hoá dõn tộc xó hội chủ nghĩa [52, tr.268].

Đảng ta là một tổ chức chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam, có vai trũ chỉ đạo, dẫn đường giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân chủ thực hiện mục tiêu xây dựng thành cụng chủ nghĩa xó hội và cuối cựng là chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Do đó, trong mối quan hệ với văn hoá giai cấp công nhân, văn hoá Đảng là một bộ phận của văn hoá giai cấp cụng nhõn, mang bản chất giai cấp cụng nhõn, tiờu biểu cho trỡnh độ trí tuệ, tư tưởng, tổ chức của giai cấp công nhân. Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mỏc Lờnin, Đảng cộng sản là một tổ chức chính trị chặt chẽ của giai cấp công nhân. Các thành viên của Đảng gắn bó với nhau bởi hệ thống một nền tảng tư tưởng, những mục đích, nguyên tắc tổ chức sinh hoạt dựa trờn nguyờn lý của chủ nghĩa Mỏc Lờnin, tư tưởng Hồ Chí Minh… tạo nên sự thống nhất chung trong toàn Đảng. Do đó, văn hoá Đảng là văn hoá tiên phong của văn hoá giai cấp công nhân.

Trong mối quan hệ với văn hoá chính trị, “văn hoá Đảng là một bộ phận của văn hoá chính trị, nhưng đây là bộ phận rất quan trọng chi phối khuynh hướng, tính chất của văn hoá chính trị” [52, tr.63]. Văn hoá chính trị lại là một phương diện hợp thành của văn hoá trong xó hội cú giai cấp và nhà nước. “Văn hoá chính trị là văn hoá được thể hiện trong hoạt động chính trị của con người, tổ chức thể chế và thiết chế chính trị” [25, tr.127]. Văn hoá chính trị là văn hoá ở trong chính trị, phục vụ nhiệm vụ chính trị. Văn hoá chính trị không phải là bản thân chính trị mà là chính trị có văn hoá, phải rất văn hoá, phải có tính văn hoá. “Đó là chính trị tác động vào con người và xó hội như một sức

mạnh văn hoá, sức mạnh không phải dựa vào quyền lực, mà dựa vào sự cảm hoá con người, thức tỉnh lương tri, lay động tâm tư, tỡnh cảm con người, thuyết phục, thu phục, chinh phục con người” [24, tr.61]. Văn hoá Đảng là hạt nhân của văn hoá chính trị, biểu hiện tập trung của văn hoá chính trị. Do đó, văn hoá Đảng càng phải thấm sâu các phẩm chất cao đẹp đó.

Văn hoá Đảng là một sản phẩm tinh thần, một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt nhằm xây dựng Đảng ta trở thành một Đảng “đạo đức, văn minh” đủ sức lónh đạo xây dựng đất nước ta hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xó hội cụng bằng, dõn chủ, văn minh. Thực tiễn diễn ra ở các nước xó hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX đó chứng minh rằng: Nếu Đảng ta không có một nền tảng văn hoá đảng căn bản, đúng đắn và bền vững, thỡ trước cơn chấn động chính trị diễn ra ở Đông Âu và Liên Xô sẽ làm cho Đảng mất phương hướng, đất nước sẽ rơi vào loạn lạc, chế độ xó hội chủ nghĩa ở nước ta có thể sẽ bị tiêu vong. Nói như vậy để khẳng định vai trũ của văn hoá Đảng là hết sức quan trọng. Do đó, văn hoá Đảng không phải là vấn đề lý luận trừu tượng mà ngày càng thể hiện vai trũ to lớn trong thực tiễn, cú liờn quan trực tiếp đến sự sống cũn của Đảng, của chế độ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hoá Đảng qua khảo sát ở Đảng bộ tỉnh quảng ngãi hiện nay docx (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)