KHẮC PHỤC NHỮNG LỆCH LẠC TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ VÀ TRONG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay potx (Trang 85 - 97)

VÀ TRONG CƠNG TÁC LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ ĐỊA PHƯƠNG

- Quán triệt một số quan điểm có tính ngun tắc của Đảng cho đội ngũ người báo: Báo chí nước ta đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tồn diện của Đảng, và là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, vừa là diễn đàn của nhân dân; tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cổ vũ tồn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội cơng bằng dân chủ văn minh. Ln giữ vững tính đảng, tính tư tưởng, tính nhân dân, tính chiến đấu, tính văn hóa; kiên trì bản chất của nền báo chí cách mạng, vừa nỗ lực vươn lên để theo kịp trình độ phát triển của báo chí trong nước, khu vực và thế giới: hiện đại về mơ hình, tổ chức, phương thức hoạt động, khơng ngừng nâng cao chất lượng chính

trị, chun mơn kỹ thuật, cơng nghệ. tiếp tục phát triển sự nghiệp báo chí đi đơi với tăng cường lãnh đạo, quản lý cơng tác báo chí, đáp ứng u cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

Quán triệt những quan điểm này để giải quyết những vấn đề tư tưởng: hiểu không đúng về tự do báo chí hoặc coi báo chí như một quyền lực, không đúng với bản chất của báo chí cách mạng. Có thể hiểu, tự do báo chí là tuân thủ luật pháp, tự do báo chí ln nằm trong các yếu tố thời đại, quốc gia, dân tộc, văn hóa, địa chính trị, kinh tế... tự do báo chí khơng nằm ngồi lợi ích dân tộc và tự do báo chí phải tuân thủ theo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời, báo chí khơng phải là quyền lực mà người làm báo hoặc cá nhân, tổ chức nào có thể lợi dụng để mưu cầu lợi ích riêng. Quyền lực của báo chí, nếu có, đó là quyền lực của dư luận xã hội, của nhân dân. Nếu quan niệm báo chí là quyền lực đứng trên nhân dân, đứng ngồi nhân dân, là trách báo chí ra khỏi hệ thống chính trị, ra khỏi nhân dân, và như vậy trên thực tế là hạ thấp vai trò xã hội của báo chí.

- Nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí.

Hoạt động báo chí càng chun nghiệp thì độ rủi ro nghề nghiệp cũng như những sai phạm, vượt khuôn khổ cũng sẽ được hạn chế. Trong điều kiện hiện nay, tính chuyên nghiệp của báo chí đã và đang được đặt ra như một nguyên tắc hành nghề cơ bản. Để làm tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí cần chú ý một số vấn đề sau:

+ Nâng cao nhận thức, trình độ chính trị: chất lượng báo chí được quy định bởi 3 yếu tố: chính lượng chính trị, chất lượng thơng tin và chất lượng văn hóa, trong đó, chất lượng chính trị đóng vai trị then chốt. Tính định hướng và sự nhạy bén về chính trị của nhà báo làm nên chất lượng chính trị cho tác phẩm báo chí, tạo ra sức thuyết phục hấp dẫn cơng chúng hướng tới mục tiêu và định hướng chính trị rõ ràng, từ đó khơng xa rời nhiệm vụ chính trị, khơng chệch hướng, lệch lạc, chạy theo những xu hướng, những quan niệm sai lầm.

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm nghề nghiệp của báo chí: ý thức tự giác nghề nghiệp thể hiện ở yêu cầu: xác định đúng mục đích hành nghề, đối tượng phục vụ, mục

tiêu hoạt động, nghĩa vụ và trách nhiệm. Nhà báo phát hiện và lựa chọn, xử lý thông tin không chỉ nhanh, kịp thời mà cịn phải trung thực, chính xác, khách quan, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và đúng định hướng chính trị, cân nhắc hiệu quả xã hội nhằn tác động tích cực, hiệu quả đến sự tiến bộ và phát triển của xã hội. Trách nhiệm xã hội của nhà báo trong khi thông tin càng cần đến cách nhìn tồn diện, khơng tơ hồng, thổi phồng, bội đen, bịa đặt.

+ Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ làm báo chuyên nghiệp: trong kỹ năng nghề nghiệp của người làm báo, phải tuân thủ những nguyên tắc hành nghề cơ bản, chú ý đến quy trình tác nghiệp. Nguyên tắc hành nghề cơ bản là tính khách quan, trung thực, tôn trọng sự thật, điều tra, xác minh và kiểm chứng thông tin để đảm báo đó là thơng tin đúng bản chất. Khi các sự kiện được kiểm chứng thì phải tính đến việc nên hay không nên thông tin, thông tin tin ở mức độ nào, liều lượng nào và vào thời điểm nào là hợp lý, cân đối giữa xây và chống.

+ Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo: trước hết nhà báo cần phải thực hiện tốt các quy ước đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo.

+ Phát huy tối đa sự năng động, nhạy bén, chính xác và trung thực của đội ngũ phóng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết". Yêu cầu này xuất phát từ mục đích hoạt động của nền báo chí cách mạng là vì dân và từ vai trị to lớn của báo chí trong xã hội; và hơn nữa như Bác nói: "Càng

ngày báo chí chúng ta càng được nhân dân tin yêu, kẻ địch chú ý". Dưới ánh sáng tư tưởng

đó của Người, Đảng ta khẳng định: "Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, thông

tin đa dạng, nhiều chiều, kịp thời, chân thực và bổ ích". Trong điều kiện hiện nay, thông tin

càng nhanh nhạy, càng phong phú càng tốt nhưng nhanh nhạy và phong phú đến mấy cũng phải trung thực, chính xác, tồn diện và khơng thổi phồng hoặc bóp méo. Tức là thơng tin có cân nhắc hiệu quả xã hội, vì lợi ích chung, khơng vì giật gân, câu khách, khơng mơ hồ, mất cảnh giác, để lộ bí mật quốc gia.

- Tăng cường vai trò trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo quản lý cơ quan báo chí

nhiệm, hướng cơ quan báo chí dưới quyền thực hiện đúng tơn chỉ mục đích, chức năng nhiệm vụ, đối tượng phục vụ.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản cần cụ thể hóa đường lối, nghị quyết của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về báo chí, cụ thể hóa vai trị lãnh đạo, chỉ đạo, và quản lý của cơ quan chủ quản báo chí; xây dựng quy chế kiểm tra hoạt động của các cơ quan báo chí; xây dựng quy chế kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan báo chí. Chỉ đạo cơ quan báo chí, thực hiện định hướng chính trị do Ban Tuyên giáo và Sở TT&TT cùng cơ quan chủ quản đề ra; chịu trách nhiệm vừa quản lý nội dung thông tin, công tác cán bộ, tài chính của cơ quan báo chí thuộc quyền. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các cơ quan báo chí, phóng viên biên tập viên thuộc quyền có thành tích; xử lý nghiêm minh các cơ quan báo chí phóng viên thuộc quyền khi có sai phạm khuyết điểm trong cơng tác.

+ Cấp ủy đảng, ban cán sự Đảng, thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm về các sai phạm của cơ quan báo chí nói chung, thủ trưởng cơ quan báo chí nói riêng thuộc quyền quản lý.

Đề cao trách nhiệm của cán bộ đảng viên, nhất là những người giữ cương vị lãnh đạo. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên ở các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý báo chí về thi hành Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, các quy định của Đảng trong hoạt động báo chí.

- Phát huy vai trò của các tổ chức Đảng trong cơ quan báo chí

+ Song song với các quy định pháp luật, cần xây dựng và hoàn chỉnh các quy chế lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với hoạt động báo chí, chi tiết hóa các quy định và kỷ luật trong đảng đối với các sai phạm, khuyết điểm của đảng viên làm cơng tác báo chí.

+ Xây dựng đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các cơ quan báo chí vững mạnh, thật sự là hạt nhân chính trị lãnh đạo, tổ chức cho cán bộ, đảng viên, biên tập viên, phóng viên thực hiện đúng và nghiêm các quan điểm, chủ trương, đường lối, điều lệ, các quy chế, quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tơn chỉ mục đích của Nhà

nước.

+ Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức đối với cơ quan báo chí nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của báo chí; khắc phục những biểu hiện lệch lạc về chính trị, tư tưởng, xa rời tơn chỉ mục đích của báo chí. Đặc biệt là tổ chức đảng trong từng cơ quan báo chí phải phát huy sự lãnh đạo, chỉ đạo của mình trong mọi tình huống, từng vụ việc có tính nhạy cảm.

+ Đề cao vai trị của cấp ủy đảng, đảng viên, là người đứng đầu, củng cố công tác cán bộ lãnh đạo từng cơ quan báo chí mà chủ yếu là Tổng biên tập. Bên cạnh vai trò tập thể của tổ chức đảng, tổng biên tập có vai trị quan trọng.

Luật Báo chí năm 1990 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí

năm 1999 ghi rõ: "Người đứng đầu cơ quan báo chí lãnh đạo và quản lý cơ quan báo chí

về mọi mặt, đảm bảo thực hiện tôn chỉ, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan chủ quản và trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của cơ quan báo chí".

Trong nhiều Văn kiện, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng ta cũng nêu rõ: Tổng biên tập phải chịu trách nhiệm chính trị và tồn bộ hoạt động của tịa báo trước cơ quan chủ quản và trước pháp luật. Người hoạt động báo chí xuất bản phải theo định hướng của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tính chiến đấu cao, phẩm chất đạo đức trong sáng, kiến thức sâu rộng, trình độ nghiệp vụ ngày một nâng cao, ln ln gắn bó với thực tiễn đất nước.

Vai trị của tổng biên tập là người định hướng chính trị cho tờ báo. Đảng đã trao cho người đứng đầu cơ quan báo chí một vũ khí sắc bén để nói lên tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân, để phụng sự cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Vì thế, người đứng đầu cơ quan báo chí phải ý thức được vai trị "đầu tàu" của mình trong việc đưa tờ báo phát triển.

Người đứng đầu các cơ quan báo Đảng phải biết tranh thủ sự lãnh đạo của các cơ quan chủ quản, của những người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp. Tranh thủ trên ba bình diện: Tranh thủ định hướng tuyên truyền trong từng thời kỳ; tranh thủ trong việc

xây dựng đội ngũ cán bộ; tranh thủ tạo điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật để tịa soạn có phương tiện hoạt động tốt. Chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động báo chí. Lãnh đạo xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền khác theo đúng Luật báo chí, tơn chỉ, mục đích của tờ báo.

Cùng với tổng biên tập, bí thư chi bộ là người có vai trị cực kỳ quan trọng ở tòa soạn các tờ báo Đảng. Ở báo Đảng các tỉnh ĐBSCL, một số địa phương tổng biên tập là người kiêm nhiệm ln bí thư chi bộ. Dù có kiêm nhiệm hay khơng kiêm nhiệm là tổng biên tập, bí thư chi bộ đảng ở báo Đảng cùng với chi bộ kiểm tra, giám sát, kịp thời phát huy ưu điểm, uốn nắn, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn xảy ra vi phạm từ trong nội bộ, ngay từ cơ sở. Bí thư chi bộ là người lãnh đạo cán bộ, đảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đồng thời là người phát hiện, bồi dưỡng, chăm bồi các phóng viên, nhân viên ưu tú khác trong đơn vị nỗ lực phấn đấu vươn lên để được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Do đó, bí thư chi bộ phải là người có cặp mắt tinh tường để "gạn đục khơi trong".

Qua trao đổi với chúng tơi, đồng chí Phạm Văn On, phó bí thư chi bộ báo Trà Vinh chia sẻ một số giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí như sau:

- Kết hợp chặt chẽ công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, quần chúng với công tác kiểm tra, giám sát đảng viên trong các cơ quan báo chí. Kết hợp đồng bộ giữa cấp ủy, chính quyền và đồn thể thực hiện các biện pháp quản lý cán bộ, công chức và đảng viên trong cơ quan báo chí, lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đảng viên của quần chúng trong cơ quan báo chí, của Ban chấp hành đồn thể cơ quan, cấp ủy nơi đảng viên cư trú, hoặc ở cơ sở đào tạo.

- Thống nhất mơ hình tổ chức cơ sở đảng và bố trí bí thư cấp ủy. Sắp xếp, kiện toàn tổ chức đảng trong các cơ quan báo chí cần được tổ chức đồng bộ, thống nhất với tổ chức hành chính của cơ quan theo tinh thần Nghị quyết số 22 Hội nghị lần thứ 6 Ban

chấp hành Trung ương Đảng (khóa X). Đồng chí tổng biên tập báo, giám đốc Đài PT-TH giữ giữ chức vụ bí thư Đảng ủy hoặc bí thư chi bộ. Trên cơ sở đó đảm bảo vai trị lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng và cơ quan quản lý của các cơ quan báo chí. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy phân cơng một đồng chí lãnh đạo ban có bản lĩnh chính trị, am hiểu về báo chí, có kinh nghiệm công tác đảng để theo dõi thường xuyên việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan báo chí; thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức cho các đồng chí được giao nhiệm vụ cấp ủy ở cơ quan báo chí về cơng tác đảng.

- Phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy đảng, chính quyền và các đồn thể trong cơng tác lãnh đạo, quản lý báo chí. Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở TT&TT, Hội Nhà báo tỉnh về cung cấp thông tin cho báo chí, về định hướng chính trị, tư tưởng trong nội dung thơng tin của báo chí, nhất là các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm. Xây dựng quy chế phát ngôn và cung cấp thơng tin cho báo chí của các cơ quan đảng, đoàn thể; xử lý kịp thời, nghiêm minh các sai phạm trong hoạt động báo chí (phụ lục 4).

Tóm lại, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí vùng ĐBSCL, các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí và các cơ quan báo chí trong vùng cần tập trung làm tốt một số việc như sau:

* Đối với cơng tác lãnh đạo, quản lý báo chí

- Tiếp tục quán tiệt và thực hiện tốt Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về "Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản"; Thơng báo Kết luận 162-TB/TW của Bộ Chính trị (khóa IX); Thơng báo Kết luận

41-TB/TW "Về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí" và các văn

bản có liên quan đến báo chí của Đảng, Nhà nước cho các cán bộ chủ chốt tỉnh, huyện và cán bộ, phóng viên báo, đài của tỉnh.

nội dung thông tin, tuyên truyền cho các báo chí; phối hợp với cơ quan bảo vệ an ninh tư tưởng, Sở TT&TT, Hội nhà báo tỉnh thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quan điểm, chủ trương của Trung ương, Tỉnh ủy và UBND tỉnh của các cơ quan báo chí.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay potx (Trang 85 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)