Đảng lãnh đạo thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan báo chí

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay potx (Trang 28 - 30)

cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan báo chí

Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ là khâu đặc biệt quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc... Công việc thành công hay thất bại điều do cán bộ tốt hay kém" [51, tr. 270]. Trong sự nghiệp đổi mới, chỉnh đốn và nâng cao năng lực chiến đấu của đảng viên và tổ chức đảng, Đảng ta xác định: "Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất

mà Đảng ta phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng" [24, tr. 132]. Thực hiện quan điểm đó, trong cơng tác xây dựng Đảng, Đảng tập trung chú ý xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các cơ quan nói chung, trong đó có cơ quan báo chí.

Báo chí là cơng cụ trực tiếp tác chiến hàng ngày trên mặt trận tư tưởng của Đảng, nên các cấp ủy Đảng và lãnh đạo các cấp, các ngành, đoàn thể phải lãnh đạo, quản lý tốt đội ngũ phóng viên, cán bộ biên tập mà trước hết là tổng biên tập của các cơ quan báo chí. Bởi vì, sự lãnh đạo của cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan chủ quản, đối với báo chí thơng qua vai trị, chất lượng và uy tín của tổng biên tập. Vì thế, việc lựa chọn, bố trí và sử dụng tổng biên tập trong cơ quan báo chí có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng đối với việc lãnh đạo báo chí.

Để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, trước hết cần xây dựng những tiêu chuẩn cụ thể cho các chức danh như: tổng biên tập, phó tổng biên tập của các báo; giám đốc, phó giám đốc của các đài và một số chức danh khác... Kiên quyết khơng bố trí những người khơng đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức tôn trọng pháp luật kém hoặc non yếu về nhận thức, trình độ chun mơn, nghiệp vụ báo chí và năng lực tổ chức, quản lý vào cương vị tổng biên tập các báo, giám đốc các đài.

Trên cơ sở xác định các chức danh, Đảng còn nhấn mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng tổng biên tập, giám đốc phải được đặt lên hàng đầu. Trong các chỉ thị về việc tăng cường lãnh đạo, quản lý báo chí, Đảng ta cũng chỉ rõ nhiệm vụ xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí, đảm bảo cho đội ngũ này vững vàng về tư tưởng chính trị, trong sạch về phẩm chất đạo đức và chuẩn bị tốt cho đội ngũ kế cận. Đặc biệt coi trọng bồi dưỡng cho các tổng biên tập bảo đảm có đủ bản lĩnh chính trị và nghiệp vụ, đủ sức đảm đương nhiệm vụ.

Để đảm bảo phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong giai đoạn hiện nay, Nghị quyết Trung ương 5 khóa X đã đưa ra một số giải pháp quan trọng:

- Thứ nhất là, coi trọng, chăm lo công tác xây dựng đảng trong các cơ quan báo chí;

- Thứ hai là, đề cao trách nhiệm đảng viên của người làm báo, nhất là người giữ cương vị lãnh đạo;

- Thứ ba là, thường xuyên kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên trong cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý báo chí;

- Thứ tư là, quy định thẩm quyền, trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa bốn cơ quan sau: Chỉ đạo báo chí của Đảng; quản lý báo chí của Nhà nước; Hội Nhà báo và các cơ quan chủ quản đối với cơ quan báo chí và người làm báo.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay potx (Trang 28 - 30)