THỂ CHẾ HÓA QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VỀ ĐỔI MỚI BÁO CHÍ THÀNH VĂN BẢN PHÁP LUẬT HOÀN THIỆN HỆ THỐNG

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay potx (Trang 83 - 85)

MỚI BÁO CHÍ THÀNH VĂN BẢN PHÁP LUẬT. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ BÁO CHÍ

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí chính là q trình thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về báo chí, là nguồn gốc, nguyên nhân của mọi thắng lợi của báo chí trên mặt trận văn hóa tư tưởng, làm trịn vai trị, nghĩa vụ, trách nhiệm của báo chí với những chức năng, vị trí của Đảng, Nhà nước, nhân dân tin cậy giao phó cho báo chí.

Để có thể đề ra được hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh, đầy đủ và có hiệu lực pháp lý cao, áp dụng vào thực tiễn báo chí có hiệu quả, cần có những giải pháp sau:

- Xem xét, lấy ý kiến giới báo chí, các cơ quan, ban ngành hữu quan để kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Luật báo chí, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động báo chí; xây dựng chế tài đủ mạnh để vừa tạo điều kiện cho báo chí phát triển đúng hướng, vững chắc vừa xử lý kịp thời, dứt điểm các sai phạm, nhất là các sai phạm lớn, lặp đi, lặp lại, kéo dài.

- Thường xuyên rà soát, sửa đổi bổ sung hệ thống pháp luật nhằm loại bỏ những quy định pháp luật bị chồng chéo, mâu thuẫn và lạc hậu, đồng thời ban hành các văn bản pháp luật có chất lượng pháp lý cao, có sức sống dài hơn trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu cơ bản và kết hợp nhuần nhuyễn các luật liên quan nhằm đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ trong nội dung các văn bản pháp về báo chí.

- Đổi mới tư duy pháp lý, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và kỹ thuật, xây dựng pháp lệnh kết hợp với đổi mới công tác xây dựng pháp luật nhằm hoàn thiện công cụ

pháp luật trong quản lý nhà nước đối với báo chí. Cần phải hiểu hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật về báo chí là hoạt động mang tính cơ bản, thiết yếu của một nhà nước tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nhà nước, từ đó có sự đầu tư cho sự phát triển của khoa học pháp, có chính sách huy động, sử dụng các chuyên gia, các nhà khoa học về báo chí, đội ngũ những người làm luật phải có tính chun sâu về báo chí, hình thành đội ngũ chuyên gia pháp luật để kịp thời phát hiện và đề xuất những vấn đề nảy sinh trong quá trình thi hành pháp luật, cải cách hoạt động và cơ chế xây dựng pháp luật về báo chí; hồn thiện cơ chế xây dựng pháp luật theo hướng: có sự phân cơng, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban hành; xây dựng và áp dụng cơ chế phản biện, thành lập các tổ chuyên gia, nhà khoa học tư vấn để loại bỏ những sơ hở, những lợi ích có tính cục bộ ẩn trong dự thảo văn bản; chú trọng áp dụng thủ tục phê chuẩn của cơ quan cấp trên hoặc trưng cầu ý dân đối với các văn bản pháp luật quan trọng. đặc biệt cần coi trọng sự tham gia của nhân dân và những người hoạt động báo chí với tinh thần người thực hiện pháp luật phải là người xây dựng pháp luật, phải được tham gia ngay từ đầu và quy trình chuẩn bị soạn thảo, thơng qua pháp luật.

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với thực tiễn báo chí. Trong những năm qua, cùng với những thành tựu đổi mới hoạt động ban hành pháp luật ở nước ta, hoạt động ban hành pháp luật để quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với báo chí cũng có những thành tựu to lớn với một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khá hồn thiện, có giá trị pháp lý cao, khi áp dụng thực tiễn đã phát huy hiệu quả, giúp cho hoạt động báo chí thời kỳ đổi mới phát triển mạnh mẽ và đúng định hướng XHCN, đồng thời cũng tạo điều kiện để báo chí cả nước nói chung, báo chí địa phương ĐBSCL nói riêng tự đổi mới mình. Tuy nhiên, với những thách thức của cơ chế kinh tế thị trường, khi xu hướng thương mại hóa đang lấn dần sang lĩnh vực báo chí. Báo chí vừa là hoạt động sản xuất, vừa là hoạt động văn hóa tư tưởng. Báo chí nước ta là tiếng nói của Đảng, diễn đàn của nhân dân hoạt động trong một đất nước phát triển theo định hướng CNXH nên càng phải được lựa chọn bổ sung, sửa đổi để đưa ra các quy phạm pháp luật hoàn thiện về quản lý báo chí.

cần sớm hồn thiện, ban hành các văn bản pháp luật về báo chí như:

+ Về các quy chế: Cấp giấy phép hoạt động báo chí; xác định nguồn tin trên báo chí; thu hồi, tịch thu ấn phẩm báo chí; đình bản tạm thời và thu giấy phép hoạt động báo chí;

+ Về cơ quan đại diện: phóng viên thường trú của cơ quan báo chí địa phương; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí;

+ Thiết lập website, báo điện tử và việc cung cấp thông tin lên mạng Internet và mạng viễn thông;

+ Nghiên cứu sửa đổi một số điều Luật Báo chí năm 1999 cho phù hợp với tình hình báo chí địa phương. việc sửa đổi bổ sung phải trên nguyên tắc ổn định sự hoạt động của báo chí; phải thể chế hóa các quan điểm của Đảng: báo chí phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, hoạt động đúng theo pháp luật, phát triển báo chí đi đơi với quản lý tốt; làm cho các quy định của Luật phù hợp, đồng bộ với Hiến pháp 1992 và các văn bản pháp luật hiện hành; bổ sung những vấn đề mới do thực tiễn và sử phát triển đặt ra mà chưa có trong Luật Báo chí năm 1999; sửa đổi cụ thể hóa những điều cịn chung chung dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay potx (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)