Năng lực, vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí chưa được phát huy. Ngày 31-07-2008, Trung ương Đảng vừa ban hành Chỉ thị số 25-CT/TƯ về "Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo chí". Chỉ thị chỉ rõ:
Nguyên nhân của những yếu kém khuyết điểm, là do công tác quản lý bị buông lỏng, chỉ đạo bị động, chưa theo kịp sự phát triển nhanh chống, đa dạng, phức tạp của báo chí; cơng tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo chí chưa được coi trọng đúng mức; vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, trách nhiệm, tính chiến đấu của đội ngũ đảng viên và người đứng đầu cơ quan báo chí chưa được đề cao [38].
Các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, địa phương được triển khai, thực hiện có nơi chưa đạt yêu cầu, thiếu kiểm tra, đôn đốc. Các vấn đề nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong cơ quan báo chí; chính sách tài chính; phương pháp lãnh đạo, quản lý báo chí; việc xem xét để bổng sung Luật sửa đổi báo chí và văn bản liên quan đến lĩnh vực này chưa được quan tâm đúng mức, không theo kịp bước phát triển phong phú, sơi động và có phần phức tạp của báo chí.
Vẫn cịn thiếu sự thống nhất giữa các cơ quan chủ quản, cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí trong một số vần đề cụ thể. Việc nhận xét, đánh giá các mặt ưu điểm và khuyết điểm về nội dung thơng tin trên báo chí có lúc chưa thống nhất, gây khó khăn trong việc xử lý.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt, phóng viên trong các cơ quan báo chí chưa thật sự tốt. Như chúng ta đã biết, trình độ dân trí ĐBSCL được xem là vùng trũng đối với mặt bằng chung cả nước là thấp hơn, trong đó đội ngũ những người làm báo không phải là trường hợp ngoại lệ. Chỉ tính riêng lực lượng làm báo Đảng ĐBSCL, hiện nay có 587 người, trong đó có trên 61% là trình độ đại học, 0,5% trình độ trên đại học. Nếu chỉ tính riêng bộ phận trực tiếp làm nghiệp vụ thì có trên 36% tốt nghiệp đại học, trong đó gần 23% tốt nghiệp đại học báo chí. Số người chỉ có bằng THPT, chưa có bằng đại học nào chiếm đến 23%. Về trình độ chính trị, trong tổng số 587 người đang làm việc tại các tờ báo Đảng khu vực ĐBSCL có gần 14% đạt trình độ cao cấp chính trị và cử nhân chính trị, trên 36% đạt trình độ trung cấp chính trị. Chính tỷ lệ chưa được đào tạo chuyên ngành còn chiếm khá cao và tỷ lệ đạt trình độ chính trị thấp nên tính chuyên nghiệp trong các cơ quan báo chí địa phương cịn thấp, dẫn đến sản phẩm báo chí cịn nghèo nàn về chất lượng chính trị, tư tưởng, văn hóa... Báo chí là một nghề đặc thù, người làm báo phải có những hiểu biết tương đối cao về các vấn đề trong đời sống xã hội, kể cả việc nhận thức về chính trị. Trong khí đó cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ chun mơn cho cán bộ báo chí chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt cịn có tổng biên tập cơ quan báo chí vẫn chưa có bằng chun mơn, nghiệp vụ. Điều này không đúng với nội dung quyết định số 75-QĐ/TW ngày 21.08.2007 của Ban Chấp hành Trung ương "Về việc ban hành quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí". Trong Điều 6, tiết 2 ghi rõ: "Tốt nghiệp đại học; đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí và chương trình quản lý nhà nước về báo chí; có trì độ lý luận chính trị cáo cấp; có thời gian hoạt động trong lĩnh vực báo chí ít nhất là 3 năm" [37, tr. 5]. Từ đó có thể thấy rằng, việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên ở địa phương vẫn còn nhiều sai sót, bng lỏng, thiếu kiểm tra.
huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh CNH, HĐH, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. Trong điều kiện đó, để phát huy tác động to lớn, đồng thời khắc phục có hiệu quả các khuyết điểm, yếu kém của báo chí, Đảng và Nhà nước phải tăng cường sự lãnh đạo, quản lý báo chí. Đó cũng là nhu cầu cần thiết của báo chí. Để làm được điều đó, có mấy vấn đề đặt ra sau đây:
- Tỉnh ủy, các cơ quan hữu quan làm thế nào để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý tốt các hoạt động báo chí theo tinh thần và nội dung các nghị quyết, văn bản của Đảng và Nhà nước về báo chí.
- Làm thế nào để củng cố, hoàn thiện bộ máy lãnh đạo của các cơ quan báo, đài; nâng cao vai trò của tổ chức Đảng trong cơ quan báo chí; đẩy mạnh cơng tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ báo chí.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 khái quát về ĐBSCL và hệ thống lãnh đạo báo chí địa phương ở vùng ĐBSCL. Cũng như hệ thống các cơ quan lãnh đạo báo chí địa phương trên cả nước, báo chí địa phương vùng ĐBSCL chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý trực tiếp của các cơ quan Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Dựa trên những luận điểm nêu trong chương 1 về nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí và qua khảo sát thực tiễn lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương ở các tỉnh ĐBSCL, chương 2 đã đúc kết những thành tựu cơ bản cũng như những hạn chế trong công tác này. Về thành tựu, nổi bật nhất là nội dung lãnh đạo thông tin tuyên truyền, công tác cán bộ, thực hiện chế độ, chính sách, quản lý tài chính... Luận văn cũng nêu sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng địa phương đối với báo chí trên địa bàn thơng qua các chương trình hành động của Tỉnh ủy, và nghị quyết của Đảng ủy, chi ủy cơ quan báo, đài. Từ đây càng xác định vai trò của Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo, các ấp ủy đảng, chi bộ cơ quan báo đài là cực kỳ quan trọng Nhiệm vụ chính trị của cơ quan báo chí có được thực hiện tốt hay khơng phụ thuộc hồn tồn vào sự lãnh đạo của những các tổ chức này. Lãnh đạo cơ quan ngôn luận của Đảng, diễn đàn của nhân dân, đòi hỏi phải sự lãnh đạo đồng bộ, không chỉ bản thân Tỉnh
ủy, bản thân Ban Tuyên giáo hay bản thân các tổ chức đảng, mà phải có sự phối hợp chặt chẽ từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên.
Qua thực tế khảo sát hoạt động của các báo địa phương ở vùng ĐBSCL, hầu hết những sai sót, hạn chế đều xuất phát từ cơng tác lãnh đạo của Đảng còn một số yếu kém; sự phối hợp giữa Ban Tuyên giáo và cấp ủy Đảng cơ quan báo chí trong cơng tác lãnh đạo báo chí chưa chặt chẽ. Đây là vấn đề đặt ra đối với công tác lãnh đạo báo chí địa phương, đòi hỏi giải pháp khắc phục.
Chương 3