Hệ thống các cơ quan lãnh đạo báo chí địa phương nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay potx (Trang 34 - 37)

Các cơ quan báo chí địa phương do Tỉnh ủy (Thành ủy), UBND trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý. Đối với các báo ngành, thì cấp ủy ngành đó trực tiếp lãnh đạo.

Báo Đảng bộ tỉnh, thành phố có vị trí tương đương với một ban của Tỉnh ủy, do Ban thường vụ Tỉnh ủy trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo. Đài PT-TH do UBND trực tiếp quản lý về tổ chức và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy. Các đài này còn chịu sự quản lý một phần về chuyên môn, kỹ thuật của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam (theo ngành dọc).

Ban Tuyên giáo được phép thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý báo chí với chức năng chủ yếu là:

- Tham mưu giúp cho cấp ủy các vấn đề liên quan đến báo chí trên các mặt: định hướng thông tin; tổ chức bộ máy và nhân sự; xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí; theo dõi, tổng hợp, đánh giá công tác tuyên truyền, báo cáo cấp ủy và Ban Tuyên giáo Trung ương về các báo do địa phương quản lý.

- Thông tin các chủ trương, chính sách, cơ chế của cấp ủy, chính quyền tình hình các mặt của địa phương, định hướng tuyên truyền các vấn đề của cả nước và địa phương, phối hợp quản lý đại diện cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn.

- Hướng dẫn và kiểm tra nội dung thông tin của các phương tiện thông tin đại chúng.

- Chủ trì, phối hợp chỉ đạo, định hướng chính trị, tư tưởng trong hoạt động của các cơ quan báo chí, xuất bản, văn hóa- văn nghệ, Hội Nhà báo, đảm bảo các hội này hoạt động theo đúng định hướng và tính chất là các tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp [4, tr. 5].

Tiểu kết chương 1

Chương 1 tập trung làm rõ một số lý luận quan trọng về công tác lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương ở nước ta hiện nay. Trong đó, nêu rõ vai trị của Đảng cầm quyền và sự lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và báo chí nói riêng. Sự lãnh đạo này là một tất yếu khách quan, xuất phát từ yêu cầu của cuộc cách mạng do Đảng lãnh đạo; từ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh và không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng và bản thân sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam.

Báo chí nước ta nói chung và báo chí địa phương nói riêng từ khi ra đời cho đến nay luôn hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, quản lý của Nhà nước. Đảng lãnh đạo báo chí bằng định hướng hoạt động sao cho đúng tơn chỉ, mục đích và đối tượng phục vụ; định hướng chính trị và cung cấp thơng tin chính xác, kịp thời về đường lối, chính sách và tình hình thực tiễn đất nước. Trong chương 1 cũng làm rõ ba phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí là: lãnh đạo bằng việc đề ra những chỉ thị, nghị quyết đối; lãnh đạo thông qua tổ chức đảng trong các cơ quan báo chí; lãnh đạo thơng qua việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan báo chí.

nay; nêu rõ quyền hạn, nghĩa vụ, bộ máy tổ chức báo chí địa phương, đặc biệt là sự lãnh đạo của Đảng, từ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đến các cấp ủy Đảng, chi bộ trong cơ quan báo chí, tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí địa phương không ngừng vươn lên phát triển mạnh mẽ.

Những cứ liệu trong chương 1 sẽ là tiền đề cho việc đi sâu phân tích những ưu thế và hạn chế trong công tác lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương vùng ĐBSCL trong các chương tiếp của luận văn này.

Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay potx (Trang 34 - 37)