TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO, ĐỊNH HƯỚNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI BÁO CHÍ ĐỊA PHƯƠNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay potx (Trang 75 - 77)

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí, nhất là định hướng phát triển, định hướng thông tin, công tác cán bộ, chủ trương xuất bản báo, tạp chí, lập các Đài PT-TH. Đặc biệt coi trọng xây dựng tổ chức đảng trong cơ quan báo chí vững mạnh về mọi mặt; đề cao vai trò đảng viên của người làm báo, nhất là người giữ cương vị lãnh đạo; trên cơ sở đó nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng hoạt động theo đúng tơn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan báo chí và nhà báo. Đặc biệt, phải "đảm bảo nguyên tắc tổng biên tập, phó tổng biên tập, giám đốc, phó giám đốc cơ quan báo chí có nội dung chính trị- xã hội nhất thiết phải có bằng đại học về chuyên môn và bằng cao cấp chí trị trở lên" [5].

Tăng cường sự lãnh đạo, định hướng của Đảng cần quan tâm đến việc giữ vững vai trò lãnh đạo, tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu quả lãnh đạo của Đảng, việc cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng sao cho phù hợp với tình hình đất nước, vùng ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay, làm cho báo chí hoạt động năng động, đúng định hướng. Do đó, Đảng lãnh đạo báo chí phải xuất phát từ đặc điểm báo chí trong cơ chế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường và trong bối cảnh thương mại hóa tồn cầu, xu hướng báo chí trở thành mũi nhọn kinh tế đang trở nên phổ biến. Một số cơ quan báo chí tự hạch tốn, trang trải mọi chi phí hoạt động, đảm bảo thu nhập khá cho cán bộ nhân viên, cải thiện đời sống, đầu tư kỹ thuật và công nghệ làm báo. Vấn đề đặt ra ở đây là mâu thuẫn giữa lợi ích chính trị - xã hội và lợi ích kinh tế. Vấn đề này cần được nhận thức một cách sâu sắc để có giải pháp khắc phục, điều chỉnh trên phạm vi quản lý. Hoạt động báo chí khơng thể khơng chú ý đến hiệu quả kinh tế nhưng khơng vì hiệu quả kinh tế mà gây ra những hậu quả khơng tốt về chính trị. Trong mâu thuẫn đó, cần ưu tiên hàng đầu bảo đảm lợi ích chính trị - tư tưởng, lợi ích văn hóa - xã hội. Lợi ích chính trị là lợi ích tồn cục, lâu dài, vì quốc gia dân tộc, vì chế độ chính trị đất nước; lợi ích kinh tế về cơ bản là lợi ích cục bộ, trước mắt. Nhận thức rõ điều này để tránh chạy theo thông tin giật gân, câu khách, tăng số lượng phát hành, thu hút quảng cáo. Cơ quan báo chí có thể thu lợi rất nhiều về mặt kinh tế nhưng hậu quả khó có thể khắc phục được. Bởi do sản phẩm báo chí tác động vào tư tưởng, tình cảm, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của công chúng và ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội khác.

Cần xử lý tốt mối quan hệ giữa tính nhanh chóng, kịp thời với việc đảm bảo tính định hướng trong thơng tin. Giải quyết mối quan hệ này là vấn đề có tính ngun tắc, thể hiện sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước trong hoạt động báo chí. Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước cần được tăng cường và đổi mới theo phương châm

phát triển đúng hướng đi đôi với quản lý tốt. Cần phát huy ưu điểm, các mặt tích cực,

đồng thời kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi khuynh hướng xa rời tơn chỉ, mục đích ở các cơ quan báo chí, chống những biểu hiện phai nhạt lý tưởng, né tránh chính trị; kiên quyết chống khuynh hướng "thương mại hóa" báo chí và các biểu hiện tiêu cực khác. Cần nâng cao tính chủ động khơng chỉ trong chỉ đạo nội dung thông tin mà cả trong quản lý nhà nước đối với báo chí. Coi trọng định hướng thơng tin, định hướng phát triển, định hướng hoạt động và quản lý báo chí là việc làm tất yếu nhằm đảm bảo tính chính trị và tính giai cấp, để báo chí thật sự là cơng cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay potx (Trang 75 - 77)