Phương thức lãnh đạo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay potx (Trang 62 - 70)

* Việc bổ nhiệm các chức danh chủ chốt trong cơ quan báo, chưa đáp ứng yêu

cầu, cịn áp đặt, mang tính tình thế

Chỉ thị 32/CT-TW về tăng cường cơng tác quản lý báo chí chỉ rõ:

Bổ nhiệm, đề bạt, thay đổi tổng biên tập các báo, tạp chí, giám đốc nhà xuất bản phải làm đúng quy trình và có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản của cơ quan tham mưu về tư tưởng- văn hóa của Đảng đối với cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa thơng tin...;

Việc bổ nhiệm tổng biên tập và phó tổng biên tập báo do cấp ủy hoặc lãnh đạo ngành mà tờ báo trực thuộc quyết định sau khi có ý kiến của Ban Tuyên giáo Trung ương

(đã được Ban Bí thư ủy nhiệm) nhằm tạo điều kiện cho cán bộ lãnh đạo đi sâu vào nghiệp vụ; việc điều động các tổng biên tập đi công tác khác cần được cấp ủy cân nhắc kỹ.

Như chúng ta biết, người làm báo là những chiến sĩ cách mạng mà người tổng biên tập là chỉ huy trưởng. Quyết định của người chỉ huy có ý nghĩa thành- bãi đối với cả một đội quân khi đứng trước kẻ thù. Vì thế, người tập biên tập được bổ nhiệm làm tổng biên tập báo phải là người hội đủ cả phẩm chất chính trị lẫn trình độ nghiệp vụ chun mơn. Như đã trình bày ở trên, tổng biên tập, phó tổng biên tập, giám đốc, phó giám đốc đài PT-TH do Tỉnh ủy bổ nhiệm. Qua khảo sát thực tế, việc bổ nhiệm các chức danh chủ chốt này trong các cơ quan báo, đài chưa thật sự hợp lý, vẫn cịn mang tính áp đặt: trên lệnh- dưới tuân. Lý do là vẫn còn một số cán bộ lãnh đạo chỉ đạt trình độ lý luận chính trị nhưng chưa đạt về trình độ chun mơn nghiệp vụ. Hiện nay, một số tổng biên tập, giám đốc các báo, đài như Đồng Khởi (Bến Tre), Ấp Bắc (Tiền Giang), Đài PT-TH Tiền Giang, giám đốc Đài PT-TH Bến Tre, phó tổng biên tập báo Trà Vinh… chưa có trình đạt trình độ đại học báo chí.

* Một số tổng biên tập trong cơ quan báo, đài chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, còn lỏng lẻo trong quá trình lãnh đạo, quản lý hoạt động của tờ báo, nhất là về nội dung tuyên truyền

Tổng biên tập cơ quan báo, đài có vai trị hết sức quan trọng trong việc tổ chức và điều hành bộ máy, nhìn nhận hiện thực đời sống, chọn lọc, xử lý để đưa thông tin, nhất là những thông tin quan trọng, phức tạp, nhạy cảm. Ở những nơi thường xảy ra sai phạm đều có nguyên nhân tổng biên tập, ban biên tập đề cao quyền hạn mà chưa coi trọng trách nhiệm chính trị; xa rời tơn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, chạy theo lợi ích cục bộ; khơng tơn trọng tổ chức đảng, đồn thể cơ quan, sự chỉ đạo của cơ quan quản lý báo chí và cơ quan chủ quản. Từ đây đã dẫn đến những hạn chế trong hoạt động của một số cơ quan báo, đài. Ví dụ như ở tỉnh Trà Vinh:

Tuy báo Trà Vinh, Đài PT-TH có đổi mới nội dung, chương trình ln được cải tiến nhưng nhìn chung chưa thật phong phú, đa dạng, chưa hấp dẫn người xem, chất lượng và hiệu quả tuyên truyền chưa cao, nhất là tuyên truyền kiến thức pháp luật, khoa

học cho người dân trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế; ít có bài xã luận, chưa nhận định, bình luận sâu sắc, phản ánh sự kiện thường hay phản ánh khía cạnh tốt, chưa khái qt hết vấn đề cịn khó khăn, vướng mắc để lãnh đạo các cấp, các ngành có biện pháp tháo gỡ. Nội dung, hình thức của báo cịn nghèo nàn, đơn điệu, chậm đổi mới, chậm phát triển, thiếu sức thuyết phục người đọc, số lượng phát hành chưa rộng rãi… Chương trình văn nghệ và chiếu phim nước ngồi trên đài cịn chiếm lượng thời gian khá dài. Và cịn có trường hợp chưa kiểm duyệt kỹ nội dung trước khi phát sóng, khơng phù hợp với thuần phong, mỹ tục dân tộc (phụ lục 5).

Ở tỉnh Bến Tre, báo, đài chưa thật năng động và nhạy bén thơng tin. Hình thức truyền đạt, chuyển tải nội dung thông tin chưa thật phong phú, hấp dẫn, chưa thu hút được đông đảo người nghe, đọc và xem. Chưa thực hiện một số nội dung cần tập trung tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong nhân dân nhằm tạo dư luận đồng thuận và tích cực hưởng ứng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh trong từng thời điểm, hoặc trước những diễn biến thực tiễn của địa phương. Công tác tuyên truyền về xây dựng hệ thống chính trị, đấu tranh chống tiêu cực, lãng phí chưa nhiều, thiếu thuyết phục; tuyên truyền về âm mưu "Diễn biến hịa bình" thiếu thường

xuyên. Một số cán bộ, phóng viên trình độ, năng lực cịn hạn chế, nhưng chưa thường xuyên tự giác học tập, rèn luyện, thiếu bản lĩnh chính trị, chưa tiêu biểu, gương mẫu về đạo đức, lối sống; có trường hợp đưa thơng tin thiếu chính xác, tạo dư luận không tốt (phụ lục 6).

Ở tỉnh Cà Mau, nội dung thơng tin của báo chí chưa sâu sắc và thiếu toàn diện, chưa mạnh dạn đánh giá đúng thực trạng; tính chiến đấu, tính giám sát, tính định hướng chưa cao. Các tin, bài tuyên truyền giáo dục cịn ít, thiếu hấp dẫn, các bài viết về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị chưa sâu sắc… Một số phóng viên cịn thiếu ý thức rèn luyện đạo đức, phẩm chất của người làm báo, trình độ, năng lực cịn hạn chế, chưa đáp ứng được nhiệm vụ trong tình hình mới, thiếu năng động khi tác nghiệp, bản lĩnh chính trị chưa vững vàng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của.các cơ quan báo chí cịn thiếu và lạc hậu. Báo chí địa phương phát hành chỉ số khơng

cao, chương trình Đài Phát thành - Truyền hình chưa thật hấp dẫn, lượng cơng chúng theo dõi cịn ít, hiệu quả, tác dụng thông tin hạn chế [71].

Ví dụ, do tổng biên tập chưa nắm hết những điều khoản trong pháp lệnh quảng cáo nên cho báo ảnh Đất Mũi đăng ảnh minh họa các chai rượu mạnh Hennessy, Remy Martin, XO... do phóng viên chụp được từ được từ những chai rượu lậu cho đội quản lý thị trường chống buôn lậu của tỉnh Cà Mau bắt giữ cho bài viết "Kinh hồng cơng nghệ

làm rượu dỏm..." và cho đăng quảng cáo giới thiệu sản phẩm của mình trên bản đồ Việt

Nam trên tạp chí Cơ hội vàng mà khơng có biểu tượng của hai quần đảo Trường Sa và

Hồng Sa. Điều này đã vi phạm Điều 3, thơng tư 43/2003/TT- BVHTT về quy định chi tiết thi hành pháp lệnh quảng cáo.

* Sự phân công, phối hợp giữa cơ quan chỉ đạo, quản lý và cơ quan chủ quản chưa chặt chẽ

Sự phân công, phối hợp giữa cơ quan chỉ đạo, quản lý và cơ quan chủ quản chưa chặt chẽ. Thể hiện ở chỗ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở TT&TT chưa làm đúng và thực thi đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao; chưa kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, bổ sung, hoàn chỉnh pháp luật, chính sách của Nhà nước về báo chí. Hoạt động của Hội Nhà báo các tỉnh cịn nặng về hình thức. Hội chưa làm tốt cơng tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên, xử lý hội viên sai phạm. Nhiều cơ quan chủ quản chưa quan tâm chỉ đạo các đơn vị báo chí trực thuộc, kể cả những nơi có sai phạm kéo dài. Việc chọn cán bộ chuyên trách về báo chí cịn tùy tiện, phần lớn đều khơng đủ tầm, đủ bản lĩnh, đơi khi bị cơ quan báo chí chi phối, thậm chí vơ hiệu hóa.

Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy về tổ chức giao ban báo chí, hằng tuần, tháng, quí, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy kết hợp với Sở Thông tin và Truyền thơng, Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí tổ chức đều đặn các buổi giao ban báo chí, kịp thời định hướng, chỉ đạo thơng tin báo chí, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nội dung thơng tin báo chí, tạo được sự chia sẻ, đồng thuận trong xã hội với những khó khăn chung của địa phương. Nhờ nắm sâu sát mọi diễn biến thơng tin báo chí

mà cơ quan quản lý đã chủ động trong công tác định hướng thông tin, nhất là đối với các sự kiện lớn, sự kiện đột xuất; định hướng các cơ quan báo chí phát hiện, cổ vũ, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước, tích cực hưởng ứng Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; chỉ đạo báo chí có bài viết phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phản động, đặc biệt là các vụ việc về tôn giáo, dân chủ, nhân quyền...

Tuy nhiên, trong công tác phối hợp giữa Ban Tuyên giáo với các cơ quan nói trên ở một số tỉnh chưa thật sự đều đặn, hoặc qua loa. Những cuộc họp giao ban báo chí thường chỉ đánh giá những mặt đạt được cũng như những hạn chế, yếu kém của hoạt động báo chí, chưa định hướng được những nội dung tuyên truyền sắp tới, đặc biệt là đối cơng tác dự đốn những vấn đề có tính nhạy cảm. Một số tỉnh, hằng quí mới tổ chức họp một lần, chính vì vậy mà cơng tác định hướng tuyên truyền cho các cơ quan báo chí bị bỏ ngỏ, dẫn đến nội dung tuyên truyền của các cơ quan báo chí chưa sát với thực tế, hiệu quả tuyên truyền chưa cao.

Đối với cấp ủy đảng trong các cơ quan báo chí, Ban Tuyên giáo chỉ gặp gỡ, trao đổi thơng các các cuộc họp, hội nghị có liên quan với ngành.

Chính sự phối hợp khơng đồng bộ giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy với Sở TT&TT và cấp ủy đảng cơ quan báo chí đã làm lu mờ vai trò lãnh chỉ đạo, định hướng đối với cơ quan báo chí; Đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong việc xử lý sai phạm; Chưa thẩm định chính xác thơng tin liên quan đến với việc bổ nhiệm cán bộ quản lý nên làm cho đội ngũ cán bộ quản lý báo chí có chất lượng chưa cao… Ngồi ra, cịn một số tồn tại khác: đó là, đưa tin khơng chính xác, trung thực, thiếu khách quan; đội ngũ tổng biên tập cịn bng lỏng quản lý dẫn đến sai phạm của một số tờ báo trong thời gian qua; cung cấp thông tin cho báo chí khơng chính xác, kịp thời nên dẫn đến tình trạng thiếu thơng tin gây nhiễu thông tin, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan báo chí. Tất cả những vấn đề tồn tại nêu trên trong hoạt động báo chí có một phần trách nhiệm rất lớn về vai trò của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy khi buông lỏng việc phối hợp với cấp ủy đảng trong cơ quan báo chí.

một số địa phương

Cơng tác quy hoạch phát triển báo chí cịn chậm, chưa làm rõ lộ trình, bước đi cho từng năm. Việc cho ra báo, tạp chí, đặc san, phụ trương, chuyên đề, dịch vụ truyền hình cáp... cịn thiếu chặt chẽ, đơi khi dễ dãi. Hệ thống báo chí của ĐBSCL hiện nay cịn nhiều điểm bất hợp lý, cồng kềnh, trùng lặp về nội dung, nặng về bao cấp, gây lãng phí, tốn kém.

Trong một lần phát biểu tại cuộc hội nghị báo chí, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo cho các ngành chức năng nên xem xét lại một số tờ báo có tơn chỉ mục đích trùng lặp để cắt giảm hạn chế lãng phí, tốn kém. Thế nhưng đến nay các ngành chức năng vẫn chưa thực hiện.

* Còn nhiều bất cập sử dụng nguồn nhân lực

Công tác đào tạo, giáo dục, sử dụng cán bộ, phóng viên, nhân viên ở một số cơ quan báo chí chưa tốt. Việc tiếp nhận, sử dụng cán bộ, phóng viên, nhân viên ở nhiều cơ quan báo chí chưa đảm bảo ngun tắc, quy trình. Có nhà báo bị kỷ luật, bị sa thải ở cơ quan báo chí này lại được cơ quan báo chí khác tiếp nhận, sử dụng; bị báo địa phương đưa ra khỏi bộ máy vì yếu kém về đạo đức, tư cách lại được báo các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương hoặc địa phương khác tiếp nhận, được bố trí vào chỗ làm việc có thu nhập cao hơn, thậm chí vào vị trí quản lý, lãnh đạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ:

Một nhà báo cơng tác tại Báo ảnh Đất Mũi sau khi bị cơ quan Báo Ảnh Đất Mũi buộc thôi việc do lấy danh nghĩa nhà báo lừa gạt người khác đã sang các tỉnh khác tiếp tục cơng tác ở các cơ quan báo chí và Hội Nhà báo.

Bên cạnh đó, cơng tác quy hoạch cán bộ trưởng, phó phịng (2010-2015) chưa thực hiện, quy hoạch cán bộ lãnh đạo ở một vài trường hợp không đúng theo hướng dẫn của Ban Thường vụ... [74].

* Can thiệp quá sâu vào chuyên môn nghiệp vụ

tưởng, chủ đề tuyên truyền trong từng thời điểm, từ đó người làm báo có quyền vận dụng sáng tạo trong chọn lựa, phát hiện đề tài dựa vào chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, đối với những trường hợp cụ thể, đề tài có tính nhạy cảm về chính trị thì lãnh đạo cơ quan báo chí cần phải có sự chỉ đạo sâu sát, trực tiếp uốn nắn kịp thời nhằm tránh những sai sót đáng tiếc.

Thời gian qua, cịn tình trạng cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương can thiệp quá sâu vào nghiệp vụ, hoặc có những quan điểm chỉ đạo (mang tính cá nhân) đối với hoạt động nghiệp của cơ quan báo chí. Theo Luật Báo chí, điều này khơng phù hợp. Nhà báo và cơ quan báo chí hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích và được ràng buộc bởi Luật Báo chí và các quy định pháp luật có liên quan. Vì vậy, vai trị lãnh đạo của Đảng chỉ là định hướng thông tin, chủ đề tuyên truyền. Trên cơ sở đó, cơ quan báo chí vận dụng để tổ chức thực hiện. Như vậy, mới thể hiện được tính độc lập và sáng tạo của nhà báo và cơ quan báo chí, quyền tự do báo chí nhưng khơng hề sai sót, sai chủ trương, đường lối của Đảng. Qua khảo sát, Ban Tuyên giáo với chức năng, nhiệm vụ định hướng thông tin, định hướng chính trị tư tưởng nhưng đơi lúc lại can thiệp quá sâu vào nghiệp vụ.

* Các cấp ủy Đảng chưa quan tâm nhiều đến công tác xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao; thiếu chặt chẽ trong xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thông tin tuyên truyền... Công tác xây dựng đảng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở chưa được quan tâm đúng mức [68].

Từ những hạn chế của cấp đảng ủy đã dẫn đến những hạn chế trong công tác thông tin tuyên truyền ở một số báo, đài các tỉnh ĐBSCL. Tuy có bám theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên nhưng tổ chức thực hiện có lúc thiếu sự tập trung; một số vấn đề thời sự thơng tin cịn chậm, nội dung phản ánh chưa vào trọng tâm, thiếu tồn diện, hình thức thể hiện chưa phong phú, chưa hấp dẫn người xem, người nghe. Đặc biệt, tổ chức đảng chưa vững mạnh, nội bộ thiếu đồn kết thống nhất; cơng tác tuyển chọn cán bộ, việc

sử dụng cán bộ còn hạn chế. Ở báo Đồng Khởi, thơng tin tun truyền có lúc chưa tập

đạo của Tỉnh ủy, chưa thu hút đông đảo bạn đọc trong và ngoài tỉnh; thiếu nhạy bén trong việc nắm bắt một số vấn đề bức xúc, nhạy cảm, những thơng tin chưa chính xác của các báo ngoài tỉnh viết về một số vụ việc ở Bến Tre để kịp thời phản biện, định hướng dư luận xã hội, ổn định tình hình tư tưởng trong nhân dân. Công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay potx (Trang 62 - 70)