THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI BÁO CHÍ ĐỊA PHƯƠNG Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (QUA

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay potx (Trang 37)

BÁO CHÍ ĐỊA PHƯƠNG Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (QUA

BÁO CHÍ ĐỊA PHƯƠNG Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (QUA

2.1.1. Khái quát về đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông, có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Vùng ĐBSCL được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên, Tây Nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau.

ĐBSCL là vùng dân cư quan trọng bởi nơi đây chính là vùng sản xuất nông sản lớn nhất ở nước ta. Trước thế kỷ XIX, ĐBSCL và Đông Nam Bộ gọi chung là đất "Ngũ trấn", vùng "Đồng Nai- Gia Định", "Nam kỳ lục tỉnh". Theo Mạc Đường thì thuật ngữ

ĐBSCL được sử dụng phổ biến từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai cho đến nay [43, tr.

76].

ĐBSCL hiện nay là vùng cực Nam Tổ quốc, có diện tích 40.058 km2, là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, chiếm khoảng 11,9% diện tích toàn quốc. Tại đây có khoảng 16,5 triệu người sinh sống, chiếm khoảng trên 21% số dân cả nước. Bao gồm địa phận của 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay potx (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)