Khái quát về đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay potx (Trang 37 - 39)

Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sơng Mê Kơng, có vị trí nằm liền kề với vùng Đơng Nam bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đơng Nam là Biển Đơng. Vùng ĐBSCL được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sơng và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên, Tây Nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau.

ĐBSCL là vùng dân cư quan trọng bởi nơi đây chính là vùng sản xuất nơng sản lớn nhất ở nước ta. Trước thế kỷ XIX, ĐBSCL và Đông Nam Bộ gọi chung là đất "Ngũ trấn", vùng "Đồng Nai- Gia Định", "Nam kỳ lục tỉnh". Theo Mạc Đường thì thuật ngữ ĐBSCL được sử dụng phổ biến từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai cho đến nay [43, tr. 76].

ĐBSCL hiện nay là vùng cực Nam Tổ quốc, có diện tích 40.058 km2, là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, chiếm khoảng 11,9% diện tích tồn quốc. Tại đây có khoảng 16,5 triệu người sinh sống, chiếm khoảng trên 21% số dân cả nước. Bao gồm địa phận của 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Thành phố Cần Thơ

(trực thuộc Trung ương); có đường biên giới dài 340km, giáp nước bạn Campuchia thuận lợi cho phát triển kinh tế qua biên giới với các nước Đơng Nam Á khác. Tồn bộ đồng bằng này có bờ biển dài 740 km từ Gị Cơng của tỉnh Tiền Giang đến Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang. Trên vùng biển này có 2 huyện đảo, với 105 đảo, trong đó có 40 đảo có dân cư sinh sống và khoảng 360 km2 lãnh hải rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Đây là vùng đồng bằng thấp, được hình thành chủ yếu do phù sa của hai nhánh sông Tiền và sông Hậu thuộc hạ lưu sông Mê Kông bồi đắp, khi đổ ra biển chia thành 9 nhánh nên được gọi là sông Cửu Long. ĐBSCL bao gồm phần đất nằm trong phạm vi tác động của các nhánh sông Cửu Long (thượng và hạ châu thổ) và phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó (đồng bằng phù sa ở rìa). Phần thượng châu thổ là một khu vực tương đối cao (2 - 4m so với mực nước biển), nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa. Phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũng rộng lớn. Vào mùa mưa, chúng chìm sâu dưới nước, cịn vào mùa khô chỉ là những vũng nước tù đứt đoạn. Đây là vùng đất rộng, dân còn thưa, chưa được khai thác nhiều.

Phần hạ châu thổ thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển. Mực nước trong các cửa sông lên xuống rất nhanh, những lưỡi nước mặn ngấm dần vào trong đất. Ngoài các giống đất ở hai bên bờ sông và các cồn cát duyên hải, trên bề mặt đồng bằng cao 1 - 2m cịn có các khu vực trũng ngập nước vào mùa mưa và các bãi bồi trên sông.

Các đồng bằng phù sa ở rìa tuy nằm ngồi phạm vi tác động trực tiếp của sông nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông (như đồng bằng sông Đồng Nai, đồng bằng Cà Mau).

ĐBSCL là vùng khí hậu nóng ẩm quanh năm, chia làm hai mùa mưa- nắng rõ rệt, tương ứng với nó là mùa khơ và mùa nước nổi (mùa nước lũ). Vùng lũ bao gồm địa giới hành chính của 9 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang và Cần Thơ. Trong số này có 3 tỉnh tồn bộ diện tích bị ngập lụt lũ là Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long.

lượng gạo xuất khẩu, 65% lượng thủy hải sản, 70% lượng trái cây của cả nước, ĐBSCL còn là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đơng Nam Á và thế giới. ĐBSCL nằm trong khu vực có đường giao thơng hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như Oxtraylia và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này hết sức quan trọng cho giao lưu quốc tế.

Với hệ thống kênh rạch chằng chịt, chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều của các sông lớn, chế độ nhật triều của vịnh Thái Lan và bán nhật triều của biển Đông, ở khu vực này mỗi ngày có hai con nước lớn và rịng (nước kém). Điều kiện địa lý ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sinh hoạt của dân cư, hình thành nền "văn minh sơng nước", "văn minh miệt

vườn" (theo cách gọi của nhà văn Sơn Nam). Đây là vùng dân cư được hình thành với nhiều

nguồn gốc khác nhau, đa dạng về tín ngưỡng và tơn giáo. Đồng thời là vùng có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống (có 31 dân tộc). Trong đó dân tộc Kinh chiếm đại đa số.

Từ những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa- xã hội và dân cư của khu vực đồng bằng sông Cửu Long vừa mang những nét chung của đất nước và dân tộc Việt Nam, nhưng cũng lại mang những đặc thù rất riêng có của vùng đất phương Nam này, đã tạo nên tính cách của người dân đồng bằng sơng Cửu Long đó là: chuộng tự do dân chủ, trọng lẽ cơng bằng, bình đẳng, chí ngang tàng dũng cảm, chuộng nghĩa khí, tính tự chủ, năng động sáng tạo, ln thích nghi với hồn cảnh, chuộng tính hiệu quả thiết thực, khơng hình thức và lý luận sng… Đó là tính cách khá đặc biệt của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long được hình thành từ đặc điểm sinh thái của vùng đất này đã góp phần cho sự định hướng cũng như phương pháp tư duy, xúc cảm thẩm mỹ của họ.

Trên vùng đất mang những đặc trưng riêng, báo chí các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long có diện mạo và những đặc điểm riêng biệt so với báo chí ở các khu vực khác trên đất nước [53].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay potx (Trang 37 - 39)