Trong q trình khảo sát cơng tác lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí địa phương vùng ĐBSCL, tác giả nhận thấy một số vần đề đặt ra như sau:
Hoạt động báo chí địa phương vùng ĐBSCL cịn hiện tượng xa rời tơn chỉ, mục đích và xa rời đối tượng phục vụ. Biểu hiện của hiện tượng này là né tránh, đề cập qua loa những chủ đề, những sự kiện chính trị quan trọng ở địa phương, trong nước và trên thế giới. Một số tờ báo lại sa đà vào việc khai thác thơng tin ngồi địa phương mình mà ít quan tâm đến đối tượng phục vụ chủ yếu. Một số tờ báo ít quan tâm khai thác, biểu dương người tốt, việc tốt, ít cổ động cho những nhân tố mới mang tính tích cực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà thường nặng về phê phán những khiếm khuyết, những non yếu trong khi thực hiện nhiệm vụ chính trị. Thậm chí có cơ quan báo chí cịn bán lại giấy phép xuất bản phụ san, chuyên đề cho tư nhân gây nhiều khó trong hoạt động lãnh đạo, quản lý báo chí.
Trong q trình truyền bá thơng tin, có nhiều trường hợp báo chí thơng tin thiếu chính xác, thiếu khách quan, gật gân, gây nhiễu thông tin làm trở ngại cho công tác định hướng và quản lý. Vẫn còn hiện tượng vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh những nhà báo vẫn giữ tốt những quy ước đạo đức nghề nghiệp cịn tồn tại ít nhà báo thiếu trung thực, vì lợi ích cá nhân mà bẻ cơng ngịi bút, lợi dụng dân chủ móc nối với nhau để đưa ra những thơng tin, bình luận không khách quan về một vấn đề, một vụ việc, một cơ quan, địa phương nào đó để vụ lợi. Mặc dù số lượng nhà báo này khơng nhiều, nhưng nó gây ra tác hại khơng nhỏ đối với xã hội, gây mất uy tín cho tờ báo. Vẫn cịn một số tờ báo vì chạy theo lợi nhuận dẫn tới tình trạng thương mại hóa báo chí.
Tất cả những vấn đề nêu trên đã thể hiện khá rõ nét về sự yếu kém, sự buông lỏng, thiếu đồng bộ và chồng chéo lẫn nhau trong công tác lãnh đạo quản lý hoạt động báo chí. Đây cũng là biểu hiện của sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cơ quan chủ quản cũng như cơ quan báo chí thiếu sâu sát, thiếu chặt chẽ, khơng cụ thể và khơng thường xun
đối với báo chí. Hạn chế của công tác chỉ đạo, lãnh đạo và quản lý báo chí phần nào đồng nghĩa với những khuyết điểm của báo chí, nhưng trước hết trách nhiệm thuộc về cơ quan chủ quản trực tiếp. Có một thực tế, tuy đã có sự phối hợp chỉ đạo, định hướng của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và sự quản lý của Sở TT&TT thơng qua nhiều hình thức, nhưng thơng tin trên báo vẫn cịn sai sót. Đơi khi những sai sót này lại do công chúng phát hiện chứ không phải từ các cơ quan tham mưu, quản lý. Nhìn chung cơng tác chỉ đạo, quản lý vẫn còn thụ động, chưa dự báo được tình hình, tình huống, chưa đủ nhạy cảm về chính trị và nghề nghiệp để đề xuất, tham mưu cho lãnh đạo, chỉ đạo điều hành nhằm hạn chế thấp nhất các sai sót. Việc xem xét nhân sự để đề bạt bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật chưa làm đúng với các văn bản của cấp trên. Vì thế một số tờ báo hoạt động khơng đảo bảo tơn chỉ, mục đích; nội bộ mất đoàn kết, kiện cáo, khiếu nại kéo dài.