III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
8. Doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong thời gian qua
qua
8.1 Doanh thu
Bảng 1: Tổng kết hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2005, 2006, 2007 của Công ty TECOS
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Doanh
thu Lợi nhuận Nộp ngân sách
Thu nhập bình quân 1000đ/ng/tháng Năm 2005 Kế hoạch 55000 1500 5000 2700 Thực hiện 63398 2554 5700 2930 % TH/KH 115.27% 170.27% 114.00% 108.52% Năm 2006 Kế hoạch 50000 2500 4500 3500 Thực hiện 71181 3840 6000 4500 % TH/KH 142,36% 153,60% 133,33% 128,57% Năm 2007 Kế hoạch 65000 4505 6100 5000 Thực hiện 80149 5054 7100 6000 % TH/KH 123,31% 112,19% 116,40% 120%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường)
Năm 2006 là năm có tính chất bản lề trong công tác sản xuất kinh doanh của Công ty, nửa năm đầu hoạt động theo mô hình Công ty Nhà nước và nửa năm cuối, hoạt động theo mô hình mới, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do công tác cổ phần hóa nhưng Công ty đã thực hiện đạt vượt một số chỉ tiêu đặt ra. Cụ thể là:
- Doanh thu: Thực hiện 71 tỷ/ 50 tỷ; đạt 142% so với kế hoạch; từ 12/5 đến 31/12 đạt 49,70 tỷ (đạt 99,40% so với kế hoạch).
- Nộp ngân sách Nhà nước: 6 tỷ đồng
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: Đạt 3,8 tỷ đồng
- Thu nhập bình quân: Trước khi cổ phần hóa là 3.5 triệu đồng/người/tháng; từ 12/5 đến 31/12 là 5 triệu đồng/người/tháng; tăng 42.8% so với trước khi cổ phần hóa.
Doanh thu của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2005 tổng doanh thu là 63.398 triệu đồng tăng so với kế hoạch là 115,27%, đến năm 2006 tổng doanh thu đã lên tơi 71.181 triệu đồng vượt mức kế hoạch tới 142,36% cho thấy công ty đang từng bước thích nghi với môi trường mới, khi tự mình đứng trong nền kinh tế thị trường. Và bước sang năm 2007 tổng doanh thu tăng lên 80.149 triệu đồng, mặc dù tăng lên nhưng tốc độ tăng doanh thu của năm 2007 thấp hơn so với năm 2006 chỉ đạt 123,31% so với kế hoạch đặt ra. Mặt khác lợi nhuận trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm so với tăng lên về số lượng nhưng lại giảm về tốc độ so với kế hoạch đặt ra. Năm 2005, công ty đạt được 170,27% so với kế hoạch, nhưng đến năm 2006 chỉ đạt 153,60% so với kế hoạch đặt ra và đến năm 2007 con số càng giảm đi chỉ còn 112,19%. Đặt ra cho doanh nghiệp cần có những biện pháp đánh giá, xây dựng kế hoạch sao cho phù hợp thực tế kinh doanh.
Trong 3 năm trên ta có thể nhận thấy công tác nộp Ngân sách Nhà nước được Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường thực hiện một cách đầy đủ, với quy mô ngày càng tăng. Năm 2005, tổng số tiền nộp vào Ngân sách là 5,7 tỷ đồng đến năm 2007 con số đó đã tăng thêm là 7,1 tỷ đồng tức là tăng lên tới 24,56% sau 2 năm. Đó là dấu hiệu đáng khích lệ đối với công ty trong thời gian tới, đồng thời cũng đặt ra cho công ty những mục tiêu mới nhằm nâng cao hơn nữa sự
đóng góp vào Ngân sách Nhà nước
8.2 Phân tích lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh
Bảng 2: Bảng phân tích lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường
Đơn vị tính: nghìn đồng Kết cấu lợi nhuận của Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối I. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 2.553.589 3.842.741 5.050.951 1.289.152 50,48% 1.208.210 31,44% 1. Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.053.126 3.571.307 4.437.554 1.518.181 73,94% 866.247 24,26% 2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 500.463 271.433 613.396 -229.030 -45,76% 341.963 125,98% II. Lợi nhuận khác(tiền lãi gửi Ngân hàng) 1.321 -1.975 3.965 -3.296 -249,51% 5.940 -300,76% Tổng lợi nhuận 2.554.910 3.840.766 5.054.916 1.285.856 50,33% 1.214.150 31,61%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường)
Dựa vào bảng trên ta có thể thấy được cơ cấu lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường trong 3 năm gần đây. Nguồn lợi nhuận chủ yếu của Công ty là từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận đó có xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 2005 là 2.053.126 nghìn đồng đến năm 2006 đã lên đến 3.571.307 đồng cho thấy môt bước phát triển nhảy vọt của Công ty trong
năm 2006. Đồng thời đánh dấu thành công trong công cuộc Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ. Sự chênh lệch về lợi nhuân giữa 2 năm bản lề là 1.518.181 nghìn đồng tương đương với 73,94% là một con số không nhỏ đối với một doanh nghiệp khi bước đầu thực hiện chủ trương cổ phần hóa. Từ năm 2007 khi đã bắt nhịp được với xu hướng phát triển của thị trường thì lợi nhuận từ hoạt động bán hàng vẫn tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng có phần giảm sút hơn so với các năm trước đó. Cụ thể năm 2007 đạt 4.437.554.750 đồng cao hơn với năm 2006 là 866.247 nghìn đồng tương đương 24,26%. Như vậy doanh nghiệp cần phải có biện pháp khắc phục tình trạng trên, đẩy mạnh biện pháp marketing, xúc tiến bán hàng nhằm đem lại hiệu quả cao hơn. Tổng lợi nhuận có xu hướng tăng dần qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng không đồng đều, giai đoạn 2005,2006 có tốc độ tăng mạnh hơn so với 2006,2007 tỷ lệ tăng qua các giai đoạn lần lượt là 47,01% và 31,61% đánh giá một sự phát triển “nóng” của Công ty trong năm 2006.
Năm 2007 thể hiện một sự nhảy vọt về lợi nhuận từ hoạt động tài chính khi đạt được 613.396 nghìn đồng tăng tới 341.936 nghìn đồng so với năm 2006. Và tốc độ tăng là 125,98% một con số đáng kể trong hoạt động kinh doanh của công ty. Nguyên nhân có được con số đó là do năm 2007 công ty đã thu được lãi từ tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh và lãi khi cho vay vốn.
Điều này đã cho thấy công ty đã thực hiện nhiều biện pháp tiết kiệm, từ chi phí trực tiếp đến chi phí gián tiếp, chi phí quản lý điều hành; từ chi phí sản xuất kinh doanh đến chi phí đầu tư xây dựng cơ bản; thực hiện nhiều biện pháp đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Công ty đã tiến hành rá soát lại và xây dựng mới quy chế tài chính, quy chế lao động, quy chế tuyển dụng, đề bạt cán bộ; xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của ban lãnh đạo, của người lao động của cổ đông; có cơ chế phân phối rõ ràng tinh giảm bộ máy quản lý, tổ chức hợp lý các
bộ phận kinh doanh, bố trí lao động sao cho phù hợp với công việc và trình độ năng lực của từng người, từ đó góp phần tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.