Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của chính quyền các cấp

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo (1990-2004) (Trang 94 - 111)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3.Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của chính quyền các cấp

của chính quyền các cấp

Kinh nghiệm của Đảng bộ An Giang trong công tác tôn giáo những năm qua cho thấy, cần nhận thức đầy đủ và thường xuyên quán triệt trong toàn Đảng bộ về nhịêm vụ quan trọng này. Phải nhận rõ, công tác tôn giáo là một trong những công tác quan trọng, là nhiệm vụ của toàn Đảng bộ, của các cấp chính quyền và cả hệ thống chính trị.

Về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, kinh nghiệm ở An Giang cho thấy, trước hết cần tập trung xây dựng tổ chức cơ sở đảng, thông qua nhiều biện pháp, trong đó có việc đưa thanh niên tốt vào rèn luyện trong trường học quân đội nhân dân để bồi dưỡng kết nạp Đảng; hết thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự

trở về địa phương công tác. Trên cơ sở xây dựng tổ chức đảng, chính quyền (bao gồm cả uỷ ban nhân dân và hội đồng nhân dân) vững mạnh để củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, xây dựng tổ chức quần chúng (đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội nghề nghiệp). Thông qua các phong trào quần chúng thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương (như các phong trào: xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa mới, xây dựng nông thôn mới, bài trừ tệ nạn xã hội, bài trừ mê tín dị đoan...) để phát hiện, bồi dưỡng và kết nạp người tốt vào tổ chức chính trị ở địa phương.

Về xây dựng đội ngũ cán bộ, kinh nghiệm ở An Giang cho thấy, việc xây dựng đội ngũ cốt cán cần được tiến hành trong các đối tượng: tín đồ là thành viên của đoàn thể (như thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, người cao tuổi, dân quân, chữ thập đỏ...), chức việc trong các giáo hội cơ sở và chức sắc ở các cấp trong từng giáo hội. Muốn vậy, phải thông qua phong trào quần chúng thi đua theo tinh thần "tốt đời, đẹp đạo" để lựa chọn, sàng lọc, phân công phụ trách đơn tuyến, thường xuyên bồi dưỡng, động viên tinh thần và vật chất thích hợp, tiến hành giao việc và báo việc phù hợp với từng người cụ thể.

Về cơ chế phối hợp, thực tế cho thấy vừa có tình trạng chồng chéo, “lấn sân” giữa các bộ phận của hệ thống chính trị, vừa có tình trạng có một số mặt còn bỏ trống do không phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, dẫn đến một số mặt hoạt động hiệu quả còn thấp, thậm chí hạn chế tác dụng của nhau. Kinh nghiệm ở An Giang cho thấy, cần phải sớm xác lập cơ chế phối hợp công tác của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở các cấp của địa phương theo đúng nguyên tắc: Đảng bộ lãnh đạo, Ủy ban nhân dân quản lý, Mặt trận và các đoàn thể vận động thực hiện.

Việc cụ thể hóa nguyên tắc trên đây cần có quy định chung: Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo công tác chính trị tôn giáo, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Tôn giáo thực thi chức năng quản lý hành chính nhà nước về hoạt động tôn giáo theo quy định của luật pháp. Mặt trận vận động chức sắc tôn giáo và các chức việc cơ sở , các đoàn thể nhân dân vận động quần chúng thuộc đối tượng của mình (theo lứa

tuổi hoặc theo giới tính), công an nhân dân trực tiếp chống địch lợi dụng tôn giáo.

Đổi mới chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong thập kỷ qua là thành quả quan trọng của sự vận dụng sáng tạo Học thuyết Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở nước ta. Nhờ có sự đổi mới ấy đã huy động được sức mạnh đoàn kết dân tộc góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở đó, Đảng bộ tỉnh An Giang đã vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào hoàn cảch cụ thể của địa phương đã thu được những kết quả quan trọng về công tác tôn giáo.

Nhận thức là một quá trình và do tác động của hoàn cảnh lịch sử mới, nên việc tiếp tục đổi mới nhận thức và việc hoàn thiện chính sách đối với tôn giáo luôn là vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, những kết quả đạt được của Đảng bộ trong công tác tôn giáo trong những năm 1990-2004 là hết sức có ý nghĩa, tạo đà để Đảng bộ liên tục thực hiện thắng lợi trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập, mở của.

KẾT LUẬN

Tôn giáo là một hình thái ý thức - xã hội, đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử nhân loại. Đó là một hình thái ý thức - xã hội mang tính bảo thủ, lạc hậu, bản chất là phản ánh sai lệch những hiện tượng khách quan vào đầu óc con người, nhưng lại đáp ứng một phần nhu cầu trong đời sống tinh thần của một bộ phận không nhỏ dân cư trong xã hội. Nó là nhu cầu cho nên một bộ phận quần chúng có thể bằng mọi cách đến với tôn giáo. Vì thế, tôn giáo đã đồng hành cùng với con người qua nhiều thế kỷ.

Trong thời đại ngày nay, vấn đề tôn giáo không còn là một sinh hoạt riêng của một dân tộc nào, mà được truyền bá rộng rãi trên mọi châu lục. Nó cũng đã ăn sâu vào hoạt động đối nội và đối ngoại của nhiều nước.

Vấn đề đặt ra hiện nay là, cần nhận thức đầy đủ hơn nữa nguồn gốc và bản chất của tôn giáo, trên cơ sở đó có thái độ ứng xử thích hợp với tôn giáo. Cần phải thấy tôn giáo là một hiện thực còn tồn tại lâu dài, cho nên chế độ xã hội chủ nghĩa cần phải có sự liên minh chiến lược, chứ không phải là chiến thuật với tôn giáo để xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Việc giải quyết vấn đề tôn giáo phải trên cơ sở gắn nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng với lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc; thông qua việc hiểu sâu các tôn giáo mà mình quan tâm để định ra chính sách tôn giáo đúng đắn, nhằm tăng tính thiện, bài trừ tính ác, góp phần vào xây dựng một xã hội văn minh, ổn định và phát triển.

An Giang là tỉnh biên giới đa dân tộc, đa tôn giáo, nên công tác tôn giáo vận là việc làm phức tạp và nhạy cảm mang tính quyết định đến trật tự an ninh xã hội. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tình hình tôn giáo An Giang đã dần đi vào ổn định. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, trên cơ sở nắm vẽng quan điểm của Đảng, Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo, với nhiều biện pháp sáng tạo và đạt những kết quả quan trọng. Thành tựu nổi bật dễ thấy là, nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân ngày càng được tôn trọng và đáp ứng đầy đủ, nhưng kinh tế vẫn phát triển, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Kinh tế phát triển đã góp phần giải quyết được nhiều vấn

đề xã hội bức xúc, trong đó có những vụ xung đột, tranh chấp giữa các tôn giáo với nhau, thực hiện thành công chiến lược đại đoàn kết của Đảng; đồng thời ngăn chặn được âm mưu lợi dụng tôn giáo của bọn phản động. Do đó, những hoạt động tôn giáo ở An Giang ngày càng hướng về thế tục: bồi dưỡng đạo đức, khuyến khích lối sống nhân ái, hướng thiện, chống bất công xã hội, bảo vệ an ninh trật tự địa phương, bảo vệ mội trường…

Trong xu thế muốn vươn tới cái chung nhất của tôn giáo trong tính đa dạng, sự trở lại tôn giáo truyền thống như một nhu cầu không thể thiếu của người dân nhằm bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Sự thành công đó là do Đảng bộ tỉnh đã thực hiện đúng chính sách của Đảng và linh hoạt vận dụng chính sách đó vào hoàn cảnh cụ thể của An Giang.

Kể từ khi Nghị quyết 24 (1990) ra đời, Đảng bộ tỉnh An Giang đã có những bước chuyển đáng kể trong lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo. Đó là sự đổi mới tư duy, đổi mới nhận thức về tôn giáo, nên Đảng bộ cũng đưa ra nhiều quyết sách cụ thể như: Chỉ thị 15 (12.4.1991), Chương trình hành động (16.6.2003) kịp thời thực hiện nghị quyết 24 (1990), Nghị quyết 25 (2003). Ủy ban Nhân dân tỉnh ra công văn triển khai Nghị định 69, Kế hoạch triển khai Nghị định 26, Kế hoạch thực hiện chương trình hành động của Tỉnh ủy… Công tác tôn giáo của chính quyền địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ trong giai đoạn 1990 - 2004 đã đạt được nhiều thành tựu to lơn. Điều đó góp phần ổn định an ninh, trật tự và an toàn xã hội cho địa phương.

Qua những năm lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo, Đảng bộ và Chính quyền địa phương đều ra thông báo tổng kết những thành tựu, hạn chế và những khó khăn để từ đó rút ra những kinh nghiệm để công tác tôn giáo ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, Mặt trận, Dân vận, Ban Tôn giáo là những cơ quan tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân cùng các đoàn thể trực tiếp thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng.

Có thể nói, dưới sự lãnh đạo toàn diện và trực tiếp của Đảng, cụ thể là Ban chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ… Đảng bộ

An Giang đã lãnh đạo thực hiện thắng lợi công tác tôn giáo ở địa phương. Phải nhận rõ rằng, đây là nhiệm vụ vô cùng phức tạp và khó khăn, nhưng trong trận tuyến này, Đảng bộ được sự nhất trí và phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền, các đoàn thể quần chúng và cả hệ thống chính trị; trong đó có công sức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên làm công tác tôn giáo vận… nên đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quan trọng này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư (1981), Nghị quyết 40 về công tác tôn giáo trong tình hình mới, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.

2. Ban Bí thư (1984), Chỉ thị 48 về tăng cường công tác đạo Thiên Chúa ở

miền Nam và chủ trương tổng kết Nghị quyết 40/NQ.TƯ, Trung tâm Lưu trữ

Quốc gia III.

3. Ban Bí thư (1990), Chỉ thị 66 về thực hiện Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, Trung tâm Lưu trữ Quốc

gia III.

4. Ban Bí thư (1994), Thụng bỏo 76 kết luận về việc thực hiện Nghị quyết 24

ngày của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới,

Phòng tư liệu, Viện Lịch sử Đảng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Ban Bí thư (1999), Thông báo số 34 ý kiến của Ban Bí Thư về chủ trương

công tác đối với đạo Cao Đài, Phòng tư liệu Viện Lịch sử Đảng.

6. Ban Bí thư (1999), Thụng bỏo 47 ý kiến thường trực của Bộ Chính trị - Ban

Bí thư về một số tình hình Phật giáo gần đây, Phòng tư liệu Viện Lịch sử Đảng.

7. Ban Chấp hành Trung ương (2003), Nghị quyết 25 Hội nghị lần thứ bảy

(khóa IX) về công tác tôn giáo, Phòng tư liệu Viện Lịch sử Đảng.

8. Ban Chỉ đạo (1998), Báo cáo số 1 về Tổng kết việc thực hiện NQ 24 của Bộ

Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới phương hướng công tác tôn giáo thời kỳ tới, Phòng tư liệu Viện Lịch sử Đảng.

9. Ban Dân vận tỉnh An Giang (1984), Bỏo cỏo số 15 về Công tác khảo

sát tình hình quần chúng trong tỉnh, Phòng lưu trữ Mặt trận Tổ quốc tỉnh An

Giang.

10. Ban Dân vận tỉnh An Giang (1992), Báo cáo số 23 hai năm thực hiện Nghị

quyết 24 Bộ Chính trị về công tác tôn giáo (10.1990 - 10.1992), Phòng lưu trữ

11. Ban Dân vận tỉnh An Giang (1993), Bỏo cỏo số 220 về Công tác khảo sát

tình hình quần chúng hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên, Phòng lưu trữ

Mặt trận Tổ quốc tỉnh An Giang.

12. Ban Dân vận tỉnh An Giang (1993), Báo cáo số 16 về Tình hình tôn giáo -

công tác tôn giáo 6 tháng đầu năm 1993, Phòng lưu trữ Mặt trận Tổ quốc tỉnh

An Giang.

13. Ban Dân vận tỉnh An Giang (1994), Báo cáo số 197 về tình hình tôn giáo và

công tác tôn giáo từ tháng giêng đến tháng 9/1994, Phòng lưu trữ Mặt trận Tổ

quốc tỉnh An Giang.

14. Ban Dân vận tỉnh An Giang (18.10.1994), Bỏo cỏo số 20 về tình hình tôn

giáo và công tác tôn giáo từ tháng 9/1994 đến nay, Phòng lưu trữ Mặt trận Tổ

quốc tỉnh An Giang.

15. Ban Dân vận tỉnh An Giang (1994), Báo cáo số 28 về công tác quần chúng

năm 1994 và phương hướng nhiệm vụ năm 1995, Phòng lưu trữ Mặt trận Tổ quốc

tỉnh An Giang.

16. Ban Dân vận tỉnh An Giang (1994), Bỏo cỏo số 23 về tình hình tôn giáo và

công tác tôn giáo năm 1994, Phòng lưu trữ Mặt trận Tổ quốc tỉnh An Giang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Ban Dân vận tỉnh An Giang (1996), Bỏo cỏo số 14 về đợt khảo sát cơ sở

vùng tôn giáo, Phòng lưu trữ Mặt trận Tổ quốc tỉnh An Giang.

18. Ban Dân vận tỉnh An Giang (1997), Bỏo cỏo số 143 về tình hình số liệu về

tôn giáo, Phòng lưu trữ Mặt trận Tổ quốc tỉnh An Giang.

19. Ban Dân vận tỉnh An Giang (1998), Bỏo cỏo số 42 tình hình đạo Cao Đài

phái Tây Ninh của huyện Tân Châu, An Phú, Phòng lưu trữ Mặt trận Tổ quốc

tỉnh An Giang.

20. Ban Dân vận tỉnh An Giang (1998), Báo cáo số 52 sơ kết việc thực hiện

thông báo 34 của Ban Bí Thư, Phòng lưu trữ Mặt trận Tổ quốc tỉnh An Giang.

21. Ban Dân vận tỉnh An Giang (1998), Báo cáo số 61 tình hình hoạt động của

số người trong đạo Phật giáo Hoà Hảo, Phòng lưu trữ Mặt trận Tổ quốc tỉnh An

22. Ban Dân vận tỉnh An Giang (1998), Lịch sử số 64 quá trình hình thành,

phát triển, tồn tại của “Thiên khai Huỳnh đạo, Phòng lưu trữ Mặt trận Tổ quốc

tỉnh An Giang.

23. Ban Dân vận tỉnh An Giang (1998), Báo cáo số 78 về tình hình công tác tôn

giáo và dân tộc quý I/1998 và phương hướng tới, Phòng lưu trữ Mặt trận Tổ quốc

tỉnh An Giang.

24. Ban Dân vận tỉnh An Giang (1999), Báo cáo số 169 kết qủa Đại hội Đại

biểu tín đồ Phật giáo Hoà Hảo, Phòng lưu trữ Mặt trận Tổ quốc tỉnh An Giang.

25. Ban Dân vận tỉnh An Giang (1999), Báo cáo số 187 tình hình công tác tôn

giáo và dân tộc 6 tháng đầu năm và phương hướng 6 tháng cuối năm 1999,

Phòng lưu trữ Mặt trận Tổ quốc tỉnh An Giang.

26. Ban Dân vận tỉnh An Giang (1999), Báo cáo số 86 tình hình công tác tôn

giáo và dân tộc và phương hướng năm 2000, Phòng lưu trữ Mặt trận Tổ quốc

tỉnh An Giang.

27. Ban Dân vận tỉnh An Giang (06.01.2000), Báo cáo số 07 về ngày lễ Đản

sinh giáo chủ Phật giáo Hoà Hảo ngày 25/11 âm lịch, Phòng lưu trữ Mặt trận Tổ

quốc tỉnh An Giang.

28. Ban Dân vận tỉnh An Giang (2000), Báo cáo số 13 về Tuần lễ tĩnh tâm của giáo

phận Long Xuyên, Phòng lưu trữ Mặt trận Tổ quốc tỉnh An Giang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29. Ban Dân vận tỉnh An Giang (2001), Báo cáo khái quát tình hình tôn giáo 10

năm và hiện nay, Phòng lưu trữ Mặt trận Tổ quốc tỉnh An Giang.

30. Ban Dân vận tỉnh An Giang (2002), Báo cáo số 37 sơ kết tình hình và kết

quả thực hiện hướng dẫn số 42/HD.TU của BTV Tỉnh ủy về khối dân vận cơ sở,

Phòng lưu trữ Mặt trận Tổ quốc tỉnh An Giang.

31. Ban Dõn vận Trung ương (1990), Đề cương giới thiệu Nghị quyết 24 của BCT về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, Phòng lưu trữ Mặt trận

Tổ quốc tỉnh An Giang.

32. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ (2003), Báo cáo số liệu đảng viên kết nạp trong các tôn

33. Ban Tôn giáo Chớnh phủ (1992), Thông tư số 02 hướng dẫn thực hiện Nghị

Định 69/HĐBT, Kho lưu trữ Tỉnh ủy An Giang.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo (1990-2004) (Trang 94 - 111)