7. Kết cấu của luận văn
2.2. ĐẢNG BỘ TỈNH AN GIANG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG TÁC TÔN GIÁO (200 3 2004)
2.2.1.Đường lối, chính sách của Đảng và chủ trương, biện pháp thực hiện của Đảng bộ
a. Đường lối, chính sách của Đảng về tôn giáo
Mười hai năm, kể từ sau Nghị quyết 24 của Ban Bí thư (1990), tình hình ttong nước và thế giới phát triển nhanh chóng và hết sức phức tạp. Đây là thời kỳ công cuộc đổi mới đất nước đi vào chiều sâu, bên cạnh đổi mới về kinh tế, cần tiếp tục đổi mới các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên lĩnh vực lý luận, chúng ta đạt được những thành tựu quan trọng, trong đó đã nhận thức sâu hơn về vấn đề tôn giáo. Đây cũng là thời kỳ Việt Nam phải thực hiện cam kết đối với các công ước quốc tế về quyền con người. Thời kỳ này, vấn đề tôn giáo luôn được đặt ra trong sinh hoạt quốc tế, đồng thời cũng là vấn đề các thế lực phản động thường xuyên tạc, chống phá ta…Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng trên lĩnh vực này, nhưng sự nghiệp cách mạng nước ta đang đặt ra những yêu cầu mới cần được giải đáp.
Trong bối cảnh ấy, ngày 12.3.2003 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã thông qua Nghị quyết số 25-NQ/TW. Nghị quyết nêu rõ: "Qua các giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng"[7, tr.1]; đồng thời khẳng định:"…đồng bào tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"[7, tr.1], trong đó các tôn giáo ở nước ta đã xây dựng được đường hướng hành đạo, hoạt động theo pháp luật và đồng thời các tôn giáo đã được Nhà nước công nhận việc hành đạo gắn bó với dân tộc, tập hợp được đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng được cuộc sống tốt đời, đẹp đạo, góp phần vào công cuộc đổi mới của đất nước. Bên cạnh đó, Nghị quyết 25 cũng xác nhận "tình hình công tác tôn giáo còn những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định"[7, tr.2], nguyên nhân chủ yêú là: "công tác tôn giáo chậm đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, trong khi các thế lực thù đich ráo riết tranh thủ, giành giật, lôi kéo quần chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo"[7, tr.2]. Nghị quyết đã đề ra sáu nhiệm vụ cơ bản của công tác tôn giáo.
Ngày 18.6.2004 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh tôn giáo, nhằm thẻ chế hoá đường lối tôn giáo của Đảng được nêu trong Nghị quyết 25.
Quán triệt Nghị quyết 25 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo, ngày 16.6.2003, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang đề ra “Chương trình hành động về công tác tôn giáo trong tình hình mới” (CTr/10.TƯ) với một số nội dung như sau:
Tập trung nâng cao nhận thức, quan điểm, trách nhiệm của hệ thống chính trị về công tác tôn giáo.
Chương trình hành động xác nêu rõ, "tôn giáo là vấn đề tồn tại lâu dài", “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc. Đối với An Giang, đây là nhu cầu của bộ phận nhân dân, làm tốt công tác tôn giáo chính là
làm tốt công tác vận động quần chúng. Đồng thời, đây cũng là lĩnh vực nhạy cảm, do đó “cần phải học tập, thật sự quán triệt các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo cho cán bộ, đảng viên để thông suốt thực hiện và xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng” [94, tr.3]. Việc học tập chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là vấn đề rất cần thiết đối với toàn Đảng bộ nói chung, cán bộ làm công tác tôn giáo nói riêng. Tuy nhiên, việc tổ chức học tập về chính sách tôn giáo của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho chức sắc, chức việc và bà con tín đồ cũng không kém phần quan trọng. Ngoài ra, cần chú trọng giáo dục về chủ nghĩa yêu nước, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, về âm mưu thủ đoạn xảo quyệt, thâm độc của các thế lực thù địch; giáo dục giữ gìn và phát huy truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh anh hùng liệt sĩ, chọn lọc kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá tích cực trong tín ngưỡng dân gian.
Với nhiệm vụ trên, việc quan trọng là các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể phải tôn trọng, lắng nghe và kịp thời giúp đỡ, tạo điều kiện giải quyết những nhu cầu hoạt động tôn giáo chính đáng như “Chủ động tiếp cận, gần gũi, tạo mối quan hệ hiểu biết thân thiện với các tổ chức, chức sắc tôn giáo, tổ chức thăm viếng nhân ngày lễ trọng đại của tôn giáo” [94, tr.3]. Việc tạo mối quan hệ gần gũi, bầu không khí chân tình giữa chức sắc, tín đồ tôn giáo với cán bộ làm công tác tôn giáo thời gian qua ở tỉnh An Giang đã thực hiện khá tốt và tiếp tục phát huy trong giai đoạn mới. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ tạo cơ sở tăng cường sự đồng thuận trong xã hội, đoàn kết đấu tranh chống âm mưu lợi dụng và những hoạt động lệch lạc, trái phép làm phương hại đến lợi ích tổ quốc, dân tộc, cộng đồng, gia đình và nhân phẩm con người.
Tăng cường công tác vận động quần chúng, xây dựng lực lượng chính trị cơ sở.
Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi
công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang đã đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, nâng cao ý thức tự lực, tự cường, ra sức làm giàu chính đáng, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đảng bộ đề ra nhiệm vụ đổi mới nội dung và phương thức vận động tín đồ, “Phát huy dân chủ ở cơ sở phù hợp với đặc điểm sinh hoạt từng tôn giáo, tôn trọng tình cảm và đức tin, phát huy tính hướng thiện của tôn giáo”[94, tr.3]. Chủ trương này tạo điều kiện để tín đồ tiến bộ về mọi mặt, bài trừ mê tín dị đoan. Phát huy tinh thần yêu nước của bà con tín đồ, thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của công dân đối với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. “Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các cấp, các ngành, các địa bàn. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo”, do đó cần phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận, Ban tôn giáo, các đoàn thể vận động chức sắc, giáo dục và tập hợp tín đồ vào các tổ chức thích hợp, làm cho các tôn giáo gắn bó với dân tộc, với đất nước và chủ nghĩa xã hội, hăng hái thi đua thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xây dựng lực lượng chính trị cốt cán trong tôn giáo để hiểu biết, gần gũi hơn với tín đồ và nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
Tăng cường đầu tư và thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất văn hóa cho nhân dân các vùng khó khăn, đặc biệt quan tâm các vùng đông tín đồ tôn giáo và vùng dân tộc miền núi còn nhiều khó khăn. Chương trình hành động số 10 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cũng đề ra việc tăng cường đầu tư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững, nâng cao mọi mặt đời sống của đồng bào có đạo và không có đạo. Đồng thời, Ủy ban nhân dân
tỉnh cũng ban hành các văn bản quản lý hành chính nhà nước, hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh về tôn giáo phù hợp với tình hình thực tế địa phương, tôn trọng và bảo đảm hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bình thường, giải quyết kịp thời nhu cầu chính đáng của tín đồ và tín ngưỡng của nhân dân. Uỷ ban nhân dân, Ban Tôn giáo tỉnh và chính quyền các cấp quản lý và giải quyết tốt việc vận động các tổ chức và cá nhân trong tôn giáo tích cực tham gia thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa ở địa phương. Chủ động kiểm tra, giải quyết vấn đề “nhà, đất” có liên quan đến tôn giáo, vấn đề “truyền đạo” và “hội đoàn” đúng chính sách, pháp luật. Giải quyết hợp lý nhu cầu chính đáng về xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự của các tôn giáo. Kiên quyết ngăn chặn không để xảy ra việc xây dựng cơ sở thờ tự và truyền đạo trái phép. Do vậy từng bước điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện quy chế về sinh hoạt tín ngưỡng dân gian; tôn trọng, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc. Ngăn ngừa và xử lý kịp thời, kiên quyết đối với những hoạt động cố tình lợi dụng vấn đề tôn giáo gây mất ổn định chính trị - xã hội, bài trừ mê tín dị đoan.
Tăng cường công tác tổ chức cán bộ làm công tác tôn giáo
Để nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo Nghị quyết 25 nêu rõ “Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức làm công tác tôn giáo của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mô hình tổ chức quản lý nhà nước về tôn giáo ở các cấp; xây dựng quy chế phối hợp phát huy sức mạnh và hiệu quả công tác”. Ban chỉ đạo công tác tôn giáo cấp tỉnh, huyện luôn được quan tâm để nâng cao trình độ của cán bộ và hiệu quả công việc. Đã xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng ở địa phương, có sự phân công, phân cấp quản lý rõ ràng, đáp ứng yêu cầu cơ bản, cấp bách về công tác tôn giáo trong tình hình mới. Đã bổ sung cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, kiện toàn, ổn định tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo của cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể. Tỉnh uỷ có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác tôn giáo có kiến thức về lý luận chính trị, chuyên môn
nghiệp vụ và am hiểu đặc điểm từng tôn giáo, phù hợp với yêu cầu chính trị của địa phương (xem phụ lục5).
b. Quá trình tổ chức thực hiện của Đảng bộ tỉnh An Giang
Thực hiện chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh uỷ, toàn Đảng bộ đã tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết 25 của Ban chấp hành Trung ương và Chương trình hành động số 10 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh.
Theo sự phân công, Mặt trận các cấp và các đoàn thể có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động đến đoàn viên, hội viên và nhân dân. Các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo; kịp thời biểu dương khen thưởng những gương người tốt, việc tốt trong tín đồ, chức sắc tôn giáo; phê phán, đấu tranh với các hành vi lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo, mê tín dị đoan.
Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với các cơ quan có liên quan giúp Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện tốt chính sách tôn giáo, có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện. Ủy ban Nhân dân tỉnh cụ thể hoá Chương trình hành động bằng việc đề ra kế hoạch cụ thể, giúp các ngành, các cấp thực hiện…
Thực hiện Chương trình hành động, ngày 25-8-2003, Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra Kế hoạch gồm 8 nội dung cụ thể là:
Thứ nhất, tiếp tục tổ chức triển khai quán triệt và phổ biến Chương trình hành động về công tác tôn giáo. Trong đó, Ban Tôn giáo tỉnh có trách nhiệm chủ
động phối hợp với Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh cùng hướng dẫn các Sở, Ban ngành có liên quan và Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức nghiên cứu, quán triệt, nâng cao nhận thức tư tưởng thống nhất quan điểm, xác định trách nhiệm thực hiện chương trình hành động của Tỉnh ủy về công tác tôn giáo cho cán bộ, đảng viên làm công tác quản lý nhà nước, cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp, chức sắc, nhân sĩ, trí thức và trong đồng bào có đạo. Trong quá trình tổ chức thực hiện, cần sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân đạt thành
tích xuất sắc trong việc thực hiện chương trình hành động của Tỉnh ủy về công tác tôn giáo.
Thứ hai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào các tôn giáo. Các cấp chính quyền tỉnh cần
đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình, đề án để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào các tôn giáo, vùng dân tộc miền núi; bảo đảm không có sự phân biệt quyền lợi chính trị, kinh tế, đời sống giữa đồng bào lương giáo. Chú trọng việc nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo, động viên tín đồ các tôn giáo phát huy ý chí tự lực tự cường, chí thú làm ăn, vượt khó thoát nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Kịp thời phát hiện những mô hình làm kinh tế có hiệu quả trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo để tổng kết và nhân rộng mô hình tiêu biểu.
Thứ ba, tăng cường công tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc, chức việc tôn giáo ở cơ sở. Cùng với toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp chính quyền
tiếp tục thực hiện tốt công tác dân vận, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân nói chung, tín đồ nói riêng phát huy quyền dân chủ cơ sở; tôn trọng tình cảm, đức tin, phát huy tính hướng thiện của tôn giáo; tạo điều kiện để tín đồ tiến bộ về mọi mặt, xoá bỏ mặc cảm, bài trừ mê tín dị đoan. Từ đó, vận động tín đồ các tôn giáo tích cực hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”. Bên cạnh cũng tạo điều kiện để tín đồ phát huy tinh thần yêu nước, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đề cao cảnh giác và tự giác đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại đoàn kết lương giáo, đoàn kết dân tộc, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Cán bộ làm công tác tôn giáo cần quan tâm hơn nữa trong việc tạo lập mối quan hệ chặt chẽ với chức sắc, tín đồ, để qua đó lắng nghe ý kiến, nguyện vọng và có biện pháp giải quyết kịp thời nhu cầu chính đáng của các tổ chức tôn
giáo, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo có liên quan đến tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ tư, tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động