Những hạn chế trong công tác tôn giáo của Đảng bộ thời kỳ này

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo (1990-2004) (Trang 33 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.4.Những hạn chế trong công tác tôn giáo của Đảng bộ thời kỳ này

Có thể nói, một thời gian dài Đảng ta chưa quan tâm đúng mức vấn đề tôn giáo; nhât là khi Nghị quyết 40 (1981) được ban hành thì những tư tưởng nóng vội, "tả" khuynh bắt đầu xuất hiện trong Đảng bộ An Giang. Nhiều cán bộ làm công tác tôn giáo ở địa phương đã có những định kiến hẹp hòi, ấu trĩ, chỉ nhìn thấy ở tôn giáo là vấn đề phức tạp về an ninh trật, tự mà chưa thấy được sự tồn tại khách quan

của nó, nên xử lý nhiều vụ việc chưa hợp lòng dân. Điển hình là trong giai đoạn này ở An Giang, nhiều chùa, đình, dinh, tháp…bị phá bỏ để xây công viên, trường học, bệnh viện, trụ sở làm việc cho cấp ủy và chính quyền các cấp, đã gây tổn thương lớn không chỉ đối với người dân có đạo mà phá hủy đi những công trình kiến trúc cổ, di sản văn hóa gắn liền với tôn giáo.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong giai đoạn này, tuy nhiên cần chú ý đến một số nguyên nhân sau:

Chưa thực sự quan tâm công tác nghiên cứu lý luận về tôn giáo gắn liền với công tác tổng kết thực tiễn ở các vùng tôn giáo. Vận dụng máy móc, giáo điều Chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa anh em.

Nghị quyết 40 chưa nhận thức đúng về tôn giáo và đánh giá đúng vai trò của công tác tôn giáo. Chính sách đối với từng tôn giáo chưa được đề câp mà chỉ nói chung chung; do đó, Đảng bộ chưa có những chủ trương, quyết sách cụ thể đối với từng tôn giáo.

Thời kỳ này Đảng bộ chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Có chăng chỉ là sự luân chuyển một cách chủ quan, chấp vá… dẫn đến cán bộ trong lĩnh vừc này vừa thiếu lại vừa yếu về năng lực công tác. Thêm vào đó là sự định kiến, bảo thủ, hẹp hòi với những sinh hoạt tôn giáo bình thường của người dân; một số nơi trong tỉnh vẫn có tình trạng chủ quan duy ý chí, nóng vội, thậm chí cửa quyền hóng hách, mất dân chủ trong công tác tôn giáo. Do đó, cách xử lý một số vụ việc còn sơ hở làm cho vấn đề thêm phức tạp.

Chưa quan tâm đến việc xây dựng lực lượng quần chúng cốt cán trong cộng đồng dân cư có đạo. Cán bộ chưa lắng nghe ý kiến của giáo dân nên xa dân, xa chức sắc, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu tín ngưỡng và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, dẫn đến mặc cảm và kỳ thị nhau.

Tình hình kinh tế - xã hội ở các vùng tôn giáo tập trung, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số theo các tôn giáo chậm phát triển, có nhiều khó khăn, đời sống vật chất thấp kém, đời sống văn hóa tinh thần

còn nghèo nàn, trình độ dân trí thấp. Do đó các thế lực thù địch luôn tìm cách lôi cuốn, dụ dỗ tín đồ bằng vật chất và những lời mị dân.

Những thành tựu và hạn chế trong công tác tôn giáo ở địa phưong trong thời kỳ này đã cung cấp những luận cứ và kinh nghiệm quan trọng, góp phần vào việc đổi mới công tác này ở An Giang nói riêng, trên phạm vi cả nước nói chung.

CHƯƠNG II. ĐẢNG BỘ TỈNH AN GIANG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG TÁC TÔN GIÁO, TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2004

2.1. ĐẢNG BỘ TỈNH AN GIANG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG TÁC TÔN GIÁO (1990 - 2003)

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo (1990-2004) (Trang 33 - 36)