7. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Giải quyết đúng đắn các mối quan hệ trong công tác tôn giáo
Về công tác chức sắc tôn giáo thì kinh nghiệm ở An Giang cho thấy, việc nắm chức sắc có vai trò rất quan trọng. Với họ cần gần gũi để hiểu và cảm hóa bằng nhiều hình thức, khuyến khích họ tăng cường hoạt động theo xu hướng thuần tuý tôn giáo, kết hợp với việc chuyển hóa và cuốn hút họ tham gia đời sống chính trị, xã hội phù hợp (trên cơ sở gần - hiểu - đối thoại - cảm hóa - bồi dưỡng - sử dụng từng người).
Nếu chỉ làm tốt vận động tín đồ mà coi nhẹ công tác vận động các vị chức sắc, nhà tu hành là một thiếu sót rất lớn, bởi vì chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo là những người có vai trò, uy tín và ảnh hưởng lớn trong quần chúng ở các khu dân cư có đạo. Tiếng nói của họ có trọng lượng lớn, có lúc, có nơi giữ vai trò quan trọng đến lập trường, tư tưởng và thái độ của tín đồ, khi tín đồ còn băn khoăn về một điều gì đó; nếu có sự tác động của các chức sắc nhà tu hành thì tín đồ dễ dàng nhận thức được vấn đề để thực hiện. Vì vậy, công tác vận động các chức sắc, nhà tu hành có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác tôn giáo nói chung. Tuy nhiên công tác vận động các chức sắc, nhà tu hành lại gắn liền và có mối quan hệ hữu cơ với công tác vận động quần chúng tín đồ các tôn giáo. Làm tốt công tác vận động các chức sắc, nhà tu hành sẽ góp phần tích cực trong việc vận động tín đồ, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngược lại, làm tốt công tác vận động tín đồ sẽ góp phần tạo ra môi trường
xã hội thuận lợi trong việc tiến hành công tác vận động các chức sắc, nhà tu hành đạt hiệu quả.
Thực tế cho thấy, làm tốt công tác vận động tín đồ sẽ tạo ra một môi trư - ờng và dư luận có tác dụng không nhỏ đến các chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo. Phong trào thi đua yêu nước lên cao ở một vùng đông tín đồ tôn giáo không thể không tác động và tạo sự chuyển biến đối với một chức sắc, nhà tu hành một tôn giáo nào đó, nếu vị chức sắc đó còn mặc cảm, chưa tiến bộ. Có thể nói rằng, vận động các chức sắc, nhà tu hành và tuyên truyền vận động tín đồ là hai mặt của một vấn đề có quan hệ khăng khít với nhau.
Để thực hiện có hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ các tôn giáo, các vị chức sắc, nhà tu hành cần phải có nội dung, phương thức vận động phù hợp từng đối tượng.
Về tổ chức tôn giáo, kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện chính sách tôn giáo ở
An Giang cho thấy, cần phân loại để kiên quyết giải thể các tổ chức tôn giáo phi pháp từ cấp trung ương đến tỉnh và cơ sở. Những hoạt động thuần tuý tôn giáo của các tổ chức tôn giáo đã đăng ký chỉ diễn ra ở cơ sở gắn với giáo hội cơ sở, những hoạt động văn hóa xã hội của tổ chức tôn giáo phải được sự cho phép của chính quyền cơ sở.
Khi đề nghị xin Trung ương công nhận tư cách pháp nhân tôn giáo cần lưu ý đến nhân sự và xu hướng hoạt động của tôn giáo ấy. Kinh nghiệm ở An Giang cho thấy, khi tôn giáo nào được thừa nhận tư cách pháp nhân thì chính quyền địa phương có điều kiện quản lý tôn giáo đó thường xuyên hơn và tốt hơn.
Về quan hệ quốc tế của tôn giáo. Có hoạt động đó phải phục vụ đường lối
đối ngoại của Đảng và chính sách ngoại giao (trong đó có ngoại giao nhân dân) của Nhà nước ta. Song đối với từng tôn giáo cụ thể, trên cơ sở nắm vững nguyên tắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, cần xử lý mềm dẻo không để bên ngoài can thiệp vào nội bộ của ta.
Mối quan hệ giữa cán bộ với chức sắc, những người có đạo. Theo kinh
của công tác tôn giáo. Thực tế đã chứng minh, trước đổi mới, khi quan niệm về tôn giáo còn nhiều lệch lạc, nhất là đối với cán bộ làm công tác tôn giáo ở địa phương thì mối quan hệ này bị "đóng băng", cũng có nghĩa là những phần tử xấu lợi dụng tôn giáo vì mục đích kinh tế và chính trị có điều kiện thuận lợi để thực hiện âm mưu của chúng. Từ sau đổi mới, khi công tác tôn giáo được nhìn nhận và quan tâm đúng mức, mối quan hệ gữa cán bộ làm công tác tôn giáo với chức sắc, những người có đạo cũng được cải thiện đáng kể thì kết quả công tác tôn giáo cũng ngày càng tốt hơn. Đây cũng là một trong những nét đặc trưng cơ bản của công tác tôn giáo ở An Giang. Có thể khẳng định rằng, hiếm thấy địa phương nào người làm công tác tôn giáo lại có mối quan hệ mật thiết với chức sắc và tín đồ tôn giáo như ở An Giang. Họ có quan hệ như những người bạn, cùng nhau thảo luận một vấn đề và thậm chí mời nhau khi gia đình hoặc họ đạo có tổ chức lễ tiệc. Cũng từ mối quan hệ gắn bó này, ở An Giang ngày càng có đông tín đồ tôn giáo xin được vào Đảng.
Hằng năm, đại diện các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể các cấp đến dự chúc mừng nhân các ngày lễ lớn của các tôn giáo, nhân ngày tết cổ truyền dân tộc, thăm hỏi tặng quà các chức sắc tôn giáo lúc đau yếu, bệnh tật, tạo bầu không khí vui vẻ thân mật. Hằng năm, thay mặt Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân các cấp đến tham dự, chúc mừng những ngày lễ trong đại của tôn giáo, Tết cổ truyền dân tộc. Khi chức sắc, tín đồ tôn giáo gặp khó khăn, ốm đau, hoặc vướng mắc trong chính sách thì bao giờ họ cũng được giúp đỡ tận tình và giải đáp thoả đáng. Mối quan hệ gần gũi chân tình giữa cán bộ làm công tác tôn giáo với quần chúng nhân dân có đạo ở tỉnh An Giang là một trong những nét rất đặc thù.
Mối quan hệ giữa người có đạo và không có đạo và giữa những người theo các tôn giáo khác nhau. Đoàn kết tôn giáo là nội dung quan trọng trong
chính sách đại đoàn kết dân tộc, từ lâu đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta quan tâm. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục khẳng định chủ trương bình đẳng tôn giáo. Vì vậy, Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện đoàn kết
giữa đồng bào có đạo và đồng bào không có đạo, cũng như đoàn kết đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau ngày càng thêm bền chặt. Ở An Giang, khoảng cách giữa người theo đạo và không theo đạo đươc thu hẹp dần trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội, trong quan hệ xóm làng cũng như trong nhà máy, công sở. Thực tế cho thấy, ở khu vực nầy quan hệ làng xóm, quan hệ dòng tộc và quan hệ láng giềng thân thuộc trội hơn và chi phối quan hệ tôn giáo, vì đây là mối quan hệ tương thân tương ái của những người cùng quê hương xứ sở.
Lịch sử khai hoang vùng đất mới An Giang đã cho thấy, ngay từ buổi đầu di dân lập ấp, những chủ nhân của vùng đất chịu nhiều thiên tai này đã biết đoàn kết nhau lại để chống chọi với thiên nhiên, thú dữ và giặc ngoại xâm. Họ đã đùm bọc nhau cùng vượt qua những khó khăn gian khổ dù không cùng chung sắc tộc, tôn giáo. Kế thừa truyền thống quý báu của cha ông, ngày nay trong điều kiện đất nước hoà bình, tuy vấn ở nơi này hay nơi khác đôi khi vẫn còn xảy ra tranh chấp cơ sở thờ tự giữa các tôn giáo với nhau, nhưng nhìn chung người dân An Giang luôn sống chan hòa, đoàn kết và đầy nghĩa khí. Chính điều này tạo nên chất keo gắn bó các dân tộc với nhau, và chưa bao giờ có xung đột sắc tộc hay tôn giáo ở khu vực tưởng chừng như rất phức tạp này.
Nhìn chung, sự đoàn kết lương giáo và đoàn kết dân tộc ngày càng được mở rộng, tăng cường và có thêm chất lượng mới. Sự đoàn kết thống nhất nầy rất cần được phát huy và nâng lên tầm cao mới. Điều này cũng đòi hỏi Đảng bộ tỉnh An Giang cũng ngày càng nâng cao chất lượng công tác tôn giáo cho ngang tầm với yêu cầu mới mà Đảng và Nhà nước giao cho, đồng thời cũng đáp ứng yêu cầu của địa phương.
Mối quan hệ giữa quản lý nhà nước với đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của nhân dân. Công tác tôn giáo là một trong những nhiệm vụ phức tạp
và là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị ở địa phương An Giang. Điều đó cho thấy, Đảng bộ đã đề ra Chỉ thị và Chương trình hành động rất sát sao, cụ thể trong điều kiện của địa phương. Do điều kiện đặc thù của An Giang nên ngày càng nhiều những người có đạo được kết nạp vào Đảng. Mặc dù Hướng
dẫn số 03 của Ban Tổ chức Trung ương ngày 14.4.1995 còn nhiều điểm chung chung, nhưng Đảng bộ cũng đã có điểm sáng tạo khi thực hiện ở địa phương. Đó là đảng viên có tôn giáo ngày càng được khuyến khích tham gia sinh hoạt tôn giáo và cũng đã có tác dụng vận động quần chúng có đạo thực hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Chỉ có như thế, mối quan hệ giữa cán bộ làm công tác tôn giáo với chức sắc tín đồ tôn giáo mới ngày càng thêm gắn bó. Đảng viên có đạo là nhân tố quan trọng trong việc thành công của công tác tôn giáo.
Ban Tôn giáo tỉnh cũng giữ vai trò quan trọng trong việc theo dõi nắm tình hình hoạt động của tôn giáo; nghiên cứu tham mưu cho cấp ủy xử lý kịp thời, đúng pháp luật các sự vụ về tôn giáo tại cơ sở cũng như trong việc tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nước và các quyết định của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh đối với các hoạt động tôn giáo tại địa phương; giúp Ủy ban Nhân dân huyện kiểm tra các hoạt động của tổ chức tôn giáo, giúp các tổ chức chính trị xã hội, chức sắc tín đồ và nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo và hoạt động tôn giáo, tổng hợp tình hình tôn giáo và hoạt động của tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn để báo cáo thường xuyên, kịp thời về Ủy ban Nhân dân tỉnh.