Những kết quả đã đạt được trong công tác tôn giáo ở địa phương

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo (1990-2004) (Trang 32 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3.Những kết quả đã đạt được trong công tác tôn giáo ở địa phương

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, đồng bào các dân tộc và bà con lương giáo ở An Giang đã đoàn kết chiến đấu, lập nên nhiều thành tích vẻ vang, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đảng và Nhà nước đã tuyên dương tỉnh An Giang và các huyện trong tỉnh như huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn cùng 23 xã, 16 cá nhân đạt danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang và phong tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam Anh hùng cho 240 người. Trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước, An Giang là tỉnh được Trung ương đánh giá có vai trò đột phá cho toàn vùng và cả nước, làm chuyển biến tốt đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đại bộ phận chức sắc, tín đồ các tôn giáo rất phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, an tâm sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, tích cực tham gia các phong trào cách mạng ở địa phương, góp phần làm thất bại mọi âm mưu lợi dụng tôn giáo để chống phá sự nghiệp cách mạng ở nước ta.

Thực tế này đã góp phần làm rõ hơn nhận thức của Đảng bộ về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo. Đó là việc Đảng bộ và chính quyền các cấp gắn các hoạt động quản lý tôn giáo với chăm lo đời sống của giáo dân, như:

Thực hiện tốt các chính sách kinh tế, phát triển sản xuất, chăn nuôi, đắp đê bao chống lũ, tôn cao nền nhà, giúp đỡ đồng bào nghèo có đạo khắc phục khó khăn và làm cho đời sống của mọi tín đồ ngày càng nâng lên.

Xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, điện, nước, trường học, trạm xá và đào tạo hàng ngàn giáo viên, kỹ sư, bác sĩ và cán bộ chuyên môn khác là con em tín đồ.

Đảm bảo quyền lợi chính trị cho bà con tín đồ tham gia bầu cử, ứng cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban mặt trận các cấp. Xây dựng nhà tình nghĩa, thực hiện các chính sách đối với bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng và tạo điều kiện cho các tín

đồ được sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo theo giáo lý, giáo luật. Sự quan tâm chăm lo đến quyền lợi thiết thân và chính sách tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước đã làm cho người có đạo gắn bó với dân tộc, giác ngộ cách mạng, tin Đảng; nhờ đó nâng cao hơn nữa tinh thần yêu nước, tin tưởng vào chế độ, chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, gắn việc thực hành tôn giáo với việc chăm lo phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội.

Trong giai đoạn đầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ 1975 đến 1990, Đảng bộ An Giang đã lãnh đạo thực hiện chính sách tôn giáo và đã đạt được những thành công bước đầu. Về cơ bản đã có sự phân công, phân cấp trong công tác lãnh đạo thực hiện của các cơ quan ban ngành trong tỉnh.

- Các hoạt động tôn giáo được xem là hoạt động của những người tu hành, tổ chức thờ cúng thường ngày và cả những ngày lễ giỗ ở các gia đình có đạo hay ở cơ sở thờ tự, thánh thất, nhà thờ, chùa, am, miếu... Trong lĩnh vực này Mặt trận Tổ quốc các cấp chịu trách nhiệm quản lý.

- Các hoạt động chủ yếu mang tính chất tín ngưỡng như việc tổ chức các lễ hội của dinh, đình, lăng, tẩm, di tích lịch sử, di tích văn hoá, (đặc biệt là lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ”)...do cơ quan văn hóa - thông tin và Ban tuyên giáo các cấp chịu trách nhiệm giám sát, kiểm soát tổ chức quản lý các hoạt động này, không để tôn giáo chen vào lợi dụng.

- Các hoạt động có tính chất mê tín dị đoan thường gắn liền với tôn giáo, tín ngưỡng và lan truyền khá rộng trong nhân dân. Do đó, trách nhiệm đấu tranh ngăn chặn thuộc về cả hệ thống chính trị, trong đó nòng cốt là các đoàn thể quần chúng, các cơ quan văn hóa- thông tin và công an các cấp.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo (1990-2004) (Trang 32 - 33)