7. Kết cấu của luận văn
2.3.1 Nhận thức đúng và đặt đúng vị trí công tác tôn giáo
Tôn giáo thực ra không chỉ là việc đạo mà còn là việc đời: không chỉ liên quan đến thế giới “thiên đường”, “địa ngục” mai sau mà cả cuộc sống hiện tại. Sinh hoạt tôn giáo gắn bó chặt chẽ với đời sống văn hóa tinh thần của mỗi dân tộc. Với tư cách một thực thể xã hội, con người bị chi phối và ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ khác nhau thì đồng thời con người cũng có vô vàn những nhu cầu không giống nhau. Nhu cầu của con người có xu hướng chung là ngày càng phong phú và đa dạng. Song khái quát lại có hai nhu cầu lớn: nhu cầu về vật chất và tinh thần. Đối với những người có đạo, niềm tin tôn giáo, đời sống tâm linh trở thành nhu cầu tinh thần thiết yếu, đôi khi không kém gì nhu cầu vật chất. Phủ nhận hoặc hạn chế nhu cầu này một cách thô bạo là trái với quy luật tự nhiên và trái với lòng dân, khi những nhu cầu là khách quan và chính đáng. Tuỳ theo điều kiện lịch sử mà nhu cầu ấy có thể bộc lộ lặng lẽ, hoặc rộ lên, thậm chí
gay gắt, tạo nên những phản ứng xã hội phức tạp. Chưa ai quên sự đau buồn của cuộc di cư vào Nam năm 1954 của tín đồ Thiên Chúa giáo. Với luận điểm: “Chúa Kitô đã vào Nam, Đức Mẹ đã rời bỏ miền Bắc”, “Cộng sản diệt đạo”... bọn phản động đã lợi dụng nhu cầu tinh thần của giáo dân để lừa mị và cưỡng bức 55 vạn tín đồ bỏ nhà cửa, ruộng vườn rời quê hương,...nơi sinh sống bao đời chỉ vì lý do sợ mất đức tin.
Niềm tin tôn giáo đối với người có đạo còn trở thành lẽ sống, là cứu cánh của cả cuộc đời. Người ta có thể chấp nhận mọi khó khăn trong cuộc sống, thậm chí đổi cả tính mạng để phụng sự cho niềm tin ấy. Dù tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, nhưng tôn giáo vẫn là nơi nhiều người dựa vào đấy để trút vợi nỗi đau buồn. Dù tôn giáo là “thứ hạnh phúc hư ảo”, nhưng quần chúng tín ngưỡng vẫn đón nhận và coi là “hạnh phúc” chừng nào chưa có hạnh phúc thật sự. Trong tôn giáo người ta tìm thấy nguồn an ủi, vỗ về xoa dịu nỗi buồn tràn trề. Hơn nữa, con người tìm đến tôn giáo không chỉ tìm đến sự an ủi, che chở, giúp đỡ và giải thoát mà còn xuất phát từ nhiều nhu cầu tinh thần khác. Mỗi khi đặt chân vào chốn cửa Phật hoặc nơi ngự trị của Chúa, người ta có cảm giác thanh thoát như phần nào rũ bỏ được những bụi bặm của cuộc sống trần tục, gần gũi với một thế giới lạ lùng, huyền ảo nhưng đầy hấp dẫn.
Vấn đề tôn giáo ở An Giang còn vô cùng phức tạp. Ngay sau ngày giải phóng, các thế lực phản động luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo để gây ảnh hưởng xấu đến quần chúng nhân dân. Hiện nay chúng vẫn luôn tìm mọi cách để chống phá chế độ, phá hoại khối đoàn tộc giữa đồng bào có đạo và không có đạo mà ta đã dầy công xây dựng. Trong suốt 30 năm lãnh đạo công tác tôn giáo, Đảng bộ tỉnh An Giang cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới (tốt đời đẹp đạo) không chỉ đối với tín đồ tôn giáo, mà còn đối với các dân tộc anh em đang sống trên vùng đất biên giới đa dân tộc, đa tôn giáo này. Ngày nay, nhìn lại chặng đường đã qua, Đảng bộ tỉnh An Giang nhận thức rõ rằng, tôn giáo là một vấn đề cực kỳ phức tạp và công tác tôn giáo là một nhiệm vụ lớn lao đầy thử thách và lắm chông gai đối
với cán bộ làm công tác tôn giáo ở vùng đất phía Tây Nam Bộ, nơi mà do những điều kiện đặc thù đã phát sinh nhiều tôn giáo và hệ phái tôn giáo.
Phát huy quyền làm chủ của người dân, vận động khuyến khích đồng bào thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước theo phương hướng "tốt đời, đẹp đạo" là mục tiêu mà Đảng bộ tỉnh An Giang luôn hướng tới trong công tác tôn giáo. Quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng là một trong những quyền cơ bản của mọi công dân Việt Nam. Quyền đó đã được Nhà nước bảo hộ. Đảng bộ và chính quyền tỉnh An Giang đảm bảo thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo cho công dân bằng quyền lực của mình. Thực tế cho thấy, sau 30 năm lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh An Giang đã tổ chức thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo. Thực tế cũng đã chứng minh, nhân dân An Giang hoàn toàn được tôn trọng quyền tự do tôn giáo, nên mặc dù vấn đề tôn giáo, luôn bị kẻ địch lợi dụng, nhưng ở An Giang không xảy ra những vấn đề lớn như một số địa phương khác.
Kinh nghiệm công tác tôn giáo của An Giang cho thấy, muốn triệt tiêu xu hướng lợi dụng tôn giáo trục lợi vì mục đích kinh tế, cần phải giúp các giáo hội giữ gìn phẩm hạnh của đội ngũ chức sắc trên cơ sở thực hiện nghiêm minh giáo luật của tôn giáo. Mặt khác, muốn xóa bỏ xu hướng lợi dụng tôn giáo để hoạt động chính trị phản động, phải tăng cường quản lý chức sắc tôn giáo từ cơ sở trở lên; cương quyết đấu tranh với các phần tử phản động lợi dụng tôn giáo, nhưng chú ý lấy tôn giáo để giải quyết vấn đề tôn giáo; sử dụng lực lượng, sức mạnh của quần chúng là chủ yếu.
Khi xử lý "điểm nóng" tôn giáo, như đối với nhóm phản động Lê Quang Liêm trong việc lợi dụng Phật giáo Hòa Hảo trong thời gian qua cho thấy, cần phải nắm vững các yếu tố sau:
Thứ nhất là, có đối sách phù hợp trên cơ sở chủ động phát hiện kịp thời
Thứ hai là, nhận thức đúng đắn bản chất của mâu thuẫn (địch, ta trong nội
bộ nhân dân) tìm cách giải quyết mâu thuẫn ngay từ khi còn chưa phát triển bằng các phương pháp thích hợp.
Thứ ba là, thu hẹp phạm vi ảnh hưởng để giải quyết (không để lây lan nơi
khác), (vấn đề của Lê Quang Liêm đã không để lây lan sang các tỉnh khác).
Thứ tư là, kiên trì thuyết phục, hoặc cô lập người cầm đầu (gặp riêng kết
hợp với trấn an số đông), có thể giải quyết yêu sách theo đúng địa vị và thẩm quyền pháp lý của hai bên (người khiếu tố và người giải quyết khiếu tố).