7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Cách giải quyết những vấn đề nảy sinh và kết quả ban đầu
a. Những vấn đề nảy sinh và chủ trương, biện pháp xử lý của Đảng bộ
Giám mục Giáo phận Long Xuyên có văn bản gửi các linh mục, tu sĩ cùng toàn thể giáo dân trong Giáo phận và một số linh mục, tu sĩ tín đồ ở ngoài nước, kêu gọi sự đóng góp xây dựng trụ sở Tòa Giám mục nhưng không xin phép chính quyền. Ban Tôn giáo tỉnh đã mời đại diện Tòa Giám mục đến làm việc về nội dung trên. Tòa Giám mục đã nhận thiếu sót và có làm đơn xin phép theo đúng quy định của Nghị định 26 của Chính phủ và được Uỷ ban Nhân dân tỉnh chấp thuận. Tuy nhiên, đáng chú ý là một số linh mục, tín đồ trong và ngoài nước luôn đặt vấn đề nhiều năm nay là “tại sao Tòa Giám mục không đòi lại trụ sở Tòa Giám mục cũ (hiện do Nhà nước quản lý làm Trung tâm Giáo dục thường xuyên), mà xây dựng trụ sở mới gây tốn kém".
Một số chức sắc, chức việc tôn giáo lợi dụng sự sơ hở trong quản lý nhà nước, mua đất để mở rộng cơ sở thờ tự, xin phép mua đất để sản xuất nhưng thực chất là từng bước xây dựng cơ sở tôn giáo, hoặc giáo dân đứng tên mua đất
rồi hiến lại nhà thờ. Việc xây dựng sửa chữa cơ sở thờ tự thời gian qua có chiều hướng gia tăng.
Tình hình tiếp nhận người nhập tu không xin phép (tu chui) của một số tôn giáo, nhất là Công giáo, Phật giáo vẫn tiếp tục xảy ra. Đáng chú ý hơn hết là ở dòng Thánh gia, Chúa Quan phòng, Đa minh Công giáo.
Tình hình tranh chấp cơ sở thờ tự giữa các tôn giáo đang diễn ra ngày càng phức tạp. Chủ yếu là tranh chấp giữa Phật giáo Hòa Hảo với Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo với Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Việc khiếu kiện đòi lại cơ sở vật chất hiện do Nhà nước đang quản lý cũng diễn ra phức tạp (Trung ương viện Thánh Gia xin lại một phần cơ sở hiện là trường phổ thông cơ sở Trần Hưng Đạo và Trung tâm Khuyến nông tỉnh; Hội thánh Tin Lành Long Xuyên xin lại trường mẫu giáo Hoa Phượng), cần quan tâm nghiên cứu.
Gần đây Tin Lành Cơ đốc Phục Lâm và Tin lành Tư Gia, đẩy mạnh hoạt động truyền đạo trái phép nhằm phát triển tín đồ. Ở huyện Chợ Mới, nhóm Tin Lành Tư gia do Nguyễn Thị Tuyết Nhung và Lâm Thị Mai Hoa cầm đầu, ở Châu Phú Tin Lành Cơ Đốc Phục Lâm do Nguyễn Nha Tạo cầm đầu mở nhiều lớp đào tạo ở nhiều nơi trong nước “truyền đạo tình nguyện”, “nhóm cầu nguyện liên gia” của Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) cũng hoạt động trái quy định của pháp luật. Việc đổi mới, nâng chất lượng giảng kinh thánh, tăng cường củng cố đức tin đang diễn ra.
Hoạt động mê tín dị đoan không giảm. Xu hướng thương mại hóa các hoạt động tôn giáo ở một bộ phận chức sắc tôn giáo có biểu hiện gia tăng. Có nơi đã phát sinh mâu thuẫn giữa tín đồ với chức sắc tôn giáo, giữa chức sắc với chức sắc.
Những ngày đầu năm 2004, đoàn Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ đến An Giang để tìm hiểu về tình hình đạo Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo và Phật giáo Nam tông Khmer. Chúng lén lút tài trợ kinh sách, tiền bạc mệnh danh của “Qũi Hồi giáo Đông Dương” tán phát kinh sách, lôi kéo một số tín đồ đi hành hương, đi du học qua đường Campuchia. Cao Đài hải ngoại (trung tâm tại thánh thất
Kim Biên - Nam Vang), sang kích động một số phần tử “ly khai” Hội thánh, tán phát tài liệu chống đối. Các nhóm cực đoan trong Phật giáo Hòa Hảo thay đổi phương thức chống phá, từ đối đầu khiêu khích sang “thân thiện” để lợi dụng sơ hở của ta.
Những vấn đề nảy sinh trong thời gian này tuy có một số sự việc vẫn chưa được giải quyết triệt để, tuy nhiên hầu hết các vấn đề đều mang tính cục bộ, nhỏ lẽ đã được giải quyết kịp thời và thoả đáng, mang lại hiệu quả tích cực trong công tác tôn giáo ở địa phương.
Nhìn chung, các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân hoạt động bình thường, tương đối ổn định và tuân thủ pháp luật. Thái độ của các chức sắc, chức việc, nhà tu hành tín đồ các tôn giáo nhìn chung có ý thức gắn bó với dân tộc và tuân thủ pháp luật, tích cực hưởng ứng công cuộc đổi mới của đất nước, nhiều người tham gia vào mặt trận, đoàn thể và cơ quan dân cử các cấp, tham gia các hoạt động từ thiện xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ đội lốt chức sắc, tu sĩ lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống đối chính quyền, gây chia rẽ tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; một số chức việc Cao Đài Tây Ninh “ly khai Hội thánh”, hoạt động trái quy định của pháp luật; việc truyền đạo trái phép, vi phạm trong xây dựng cơ sở thờ tự, tranh chấp đất đai, tranh chấp cơ sở thờ tự vẫn còn tiếp diễn.
Hoạt động của các tổ chức giáo hội: Các tổ chức đại diện tôn giáo trong
tỉnh thời gian này đã tập trung kiện toàn tổ chức, củng cố thần quyền và nâng cao chất lượng hoạt động, nhằm từng bước nâng cao vai trò, vị trí, củng cố đức tin và tăng cường phát triển đạo. Cụ thể:
- Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tập trung kiện toàn các Ban đại diện, giải quyết những mâu thuẫn, vướng mắc, tăng cường giáo dục trong tăng ni; tích cực vận động các cơ sở thờ tự có nguồc gốc Phật giáo gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam; đẩy mạnh việc xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự.
- Thực hiện chủ trương của Hội đồng Giám mục Việt Nam lấy năm 2004 làm năm Thánh truyền giáo, Tòa Giám mục Giáo phận Long Xuyên có một số
chủ trương đáng chú ý như: lấy nhà thờ Chánh tòa Long Xuyên và nhà thờ Cù Lao Giêng ở xã Tấn Mỹ - huyện Chợ Mới là hai điểm lễ cho tín đồ hành hương cầu nguyện để lãnh ơn toàn xá; yêu cầu các linh mục và tu sĩ phải “soi rọi” chính mình để làm tấm gương cho tín đồ noi theo; tổ chức luân chuyển linh mục, tu sĩ và trẻ hóa, nâng cao trình độ của linh mục, tu sĩ nhằm tạo ra sự mới mẻ, phong phú về nội dung và cách giảng đạo, từng bước trẻ hóa đội ngũ truyền giáo mang tính kế thừa. Tích cực xây dựng, sửa chữa lại nhà thờ, vừa để phục vụ tốt hơn cho tín đồ vừa khẳng định sự vững mạnh của tôn giáo mình; xin nâng nhà nguyện thành nhà thờ, tiến tới tách thành giáo xứ cho đạo mới; về kinh thánh, chỉ dạy những nội dung phù hợp với sự phát triển của xã hội, phù hợp phong tục tập quán địa phương nhằm củng cố niềm tin tôn giáo đối với tín đồ. Về quan hệ, tránh đối đầu với chính quyền, tích cực cộng tác, tạo quan hệ thân mật, gần gũi nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương; vừa chủ trương truyền giáo theo hành nghề, giới tính, độ tuổi, vừa thực hiện đoàn kết liên gia giữa gia đình có đạo và không có đạo trong khu dân cư, đặc biệt Tòa Giám mục đã điều động, phát triển nhiều tu sĩ dòng, phân công tu sĩ dòng đến phục vụ các giáo xứ (không xin phép chính quyền), mở rộng các hoạt động xã hội và tập hợp thanh thiếu niên.
- Tin Lành: Đẩy mạnh việc phong chức quản nhiệm cho các truyền đạo, mở rộng giao lưu với các chi hội trong khu vực. Về quan hệ với chính quyền, tỏ ra ít gắn bó, không tích cực hợp tác với chính quyền trong giải quyết các vấn đề có liên quan như: Công nhận đại diện Tin Lành tỉnh, truyền đạo trái phép, truyền đạo tình nguyện, mời mục sư, tín đồ ngoài tỉnh đến giảng kinh thánh và giao lưu...
- Đại hội 02 cấp Phật giáo Hòa Hảo đã đạt các yêu cầu đề ra về tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức và nhân sự, tạo tiền đề quan trọng tiếp tục ổn định sinh hoạt tôn giáo bình thường, thuần tuý cho tuyệt đại đa số tín đồ. Tình hình sau Đại hội, đã đặt ra nhiều yêu cầu, nội dung mới cần được cụ thể hóa đồng bộ về cơ sở pháp lý phục vụ công tác quản lý nhà nước ở cấp
huyện và cơ sở, về văn bản hóa các hình thức và nội dung sinh hoạt của Phật giáo Hòa Hảo. Nhóm Phật giáo Hòa Hảo hải ngoại chủ trương không đối đầu với Nhà nước ta, hòa hoãn, từng bước đưa người vào tổ chức để phục vụ âm mưu lâu dài.
b. Những kết quả đạt được
Thứ nhất là, giải quyết tốt quan hệ giữa tự do tôn giáo, tín ngưỡng với đẩy mạnh sản xuất, chăm lo đời sống hàng ngày cho nhân dân và duy trì được sự
ổn định xã hội trong tỉnh.
Khi chính trị được ổn định thì đó là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Thật vậy, ngay từ khi thực hiện chính sách đổi mới về tôn giáo tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội ngày càng được củng cố. Nhân dân trong vùng yên tâm phát triển sản xuất. Cùng với chính sách mở của Đảng ta, đời sống nhân dân vùng có đạo ở An Giang ngày thêm khởi sắc. Quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của người dân được tôn trọng. Thực hiện được nguyên tắc này cũng tạo cho người dân cảm thấy được tôn trọng, đồng thời quyền và nghĩa vụ công dân cũng được phát huy. Người dân dù có đạo hay không có đạo cũng thấy mình thật sự là chủ nhân của chính quê hương xứ sở, nơi mà cha ông họ đã có công khai phá. Sự tin tưởng của Đảng bộ và chính quyền địa phương qua công tác tôn giáo không những tạo cho họ niềm tin mà còn tạo động lực tốt cho nhân dân ngày càng hoàn thiện bản thân mình, hòa đồng cùng cả nước thực hiện cuộc sống văn hóa lành mạnh, xã hội ổn định.
Thứ hai là, phát huy được sức mạnh đoàn kết dân tộc.
Công tác tôn giáo được các cấp uỷ đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện đúng chủ trương, chính sách, pháp luật và đáp ứng yêu cầu chính đáng của đại đa số chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo, kịp thời phát hiện, đấu tranh xử lý các hoạt động lợi dụng tôn giáo. Công tác tuyên truyền, thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo có hiệu quả. Đảm bảo cho sinh hoạt tôn giáo ổn định, hoạt động đúng pháp luật. Chức sắc và tín đồ các tôn giáo ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước, có ý thức gắn bó với dân tộc, tích cực tham gia các phong trào do địa phương tổ chức, nhất là tham gia các cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa ở khu dân cư; tham gia vào Mặt trận, đoàn thể và cơ quan dân cử các cấp. Công tác tranh thủ chức sắc, tín đồ đã phát huy hiệu quả tốt, có ý nghĩa quan trọng đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương về công tác tôn giáo.
Để hướng tới việc phát huy hơn nữa khối đoàn kết dân tộc trong đồng bào tôn giáo, Đảng bộ tỉnh An Giang đã chú trọng làm tốt công tác vận động hàng ngũ chức sắc, tranh thủ, lôi kéo họ để củng cố tinh thần đoàn kết cộng đồng, thực hiện chủ trương tôn giáo đồng hành cùng dân tộc.
Đảng bộ tỉnh đã có những phương thức đồng bộ nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, hỗ trợ các hoạt động tôn giáo theo hướng giữ gìn, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa sống tốt đời đẹp đạo.
Từ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã tổng kết thành bài học:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại thành công”
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, Đảng ta đã xác định: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân” [67, tr.123]. “Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội” [67, tr.123]. Ở An Giang, việc giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng bộ là nội dung quan trọng trong chủ trương đoàn kết giữa người có đạo và không có đạo, cũng như đoàn kết giữa những người có tôn giáo khác nhau, không chỉ vì địa phương ổn định phát triển mà còn vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Thứ ba là, xây dựng được niềm tin của giáo dân đối với Đảng, đối với Nhà nước.
Việc đánh giá đúng vị trí và vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội là cách nhìn nhận đúng đắn của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo. Nhờ vậy trong những năm qua ở An Giang xu hướng tôn giáo đồng hành với dân tộc trong các hoạt động thể hiện ngày càng rõ nét. Các hội đoàn kết tôn giáo ở tỉnh An Giang đã hướng các hoạt động vào việc tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật đồng thời vận động các thành viên của tổ chức tôn giáo thực hiện các quy định của chính quyền địa phương. Rất nhiều cơ sở tôn giáo (như chùa, thánh đường, nhà thờ...) bên cạnh việc chăm lo đời sống tinh thần, tâm linh cho bà con, còn tham gia vào việc hướng dẫn tài liệu sách báo kỹ thuật trồng lúa cao sản, trồng rau quả, tham gia vào việc giáo dục, dạy chữ dạy nghề cho con trẻ trong vùng. Thực tế cho thấy, chính sách tôn giáo đúng, cách lãnh đạo thực hiện sáng tạo phù hợp với điều kiện của địa phương sẽ góp phần gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của người dân, góp phần củng cố tâm lý, niềm tin cho người có đạo, góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần để người có đạo yên tâm đồng lòng cùng cộng đồng các tôn giáo khác trên quê hương An Giang thực hiện các mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội - an ninh quốc phòng vì một địa phương ổn định, phát triển, dân chủ và văn minh.
Thứ năm là, tránh được âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Thời gian qua tỉnh An Giang đã đạp tan mọi âm mưu lợi
dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, mang đến cho người dân địa phương cuộc sống bình yên. Thành công này là nổ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp trong tỉnh.