Quá trình thực hiện và những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo (1990-2004) (Trang 53 - 66)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Quá trình thực hiện và những kết quả đạt được

a. Xây dựng bộ máy và đội ngũ cán bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tôn giáo trong tỉnh và huyện

Về tổ chức cán bộ qủan lý: trước năm 1993, nhiệm vụ tham mưu và thực hiện các mặt công tác tôn giáo trong tỉnh, trong đó có công tác quản lý về tôn giáo, chủ yếu do Ban Dân vận và Uỷ ban Mặt trận các cấp đảm nhiệm. Từ năm

1993 trở đi, Tỉnh có Ban Tôn giáo, 8/11 huyện, thị xã của tỉnh có cán bộ chuyên trách giúp Uỷ ban Nhân dân làm công tác quản lý về tôn giáo. Ban Tôn giáo tỉnh thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh, có tư cách pháp nhân, có nơi làm việc, có tài khoản và phương tiện kỹ thuật do Văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh đảm trách. Thời gian này Ban Tôn giáo có 1 Trưởng ban và 1 Phó ban.

Về cơ chế phối hợp trong hệ thống chính trị: trên cơ sở nhận thức về tầm quan trọng của công tác tôn giáo và công tác tôn giáo là của hệ thống chính trị, nên những năm qua sự phối hợp giữa Ban Dân vận, Mặt trận, Ban Tôn giáo, Công an và các ngành có liên quan từng lĩnh vực, từng cấp và các cấp trong triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, tham mưu và xử lý các vấn đề tôn giáo diễn ra đều đảm bảo tính thống nhất, đúng pháp luật. Ban Tôn giáo tỉnh ngày càng thể hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tập hợp ý kiến và đề xuất với Uỷ ban Nhân dân tỉnh giải quyết kịp thời và đúng đắn nhiều vấn đề của tôn giáo đặt ra.

Về quản lý sinh hoạt, hoạt động tôn giáo, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng có đạo: Tỉnh ủy rất quan tâm chỉ đạo và trực tiếp giải quyết đúng chính sách theo các điều quy định tại Nghị định 69 Hội đồng Bộ trưởng, vừa thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo chính đáng của quần chúng, vừa bảo đảm an ninh trật tự, không để kẻ xấu lợi dụng, làm ảnh hưởng đến lao động sản xuất và sinh hoạt bình thường của nhân dân. Uỷ ban Nhân dân xã phường thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn và kiểm tra việc đăng ký với tổ chức sinh hoạt bình thường hằng năm với những nơi thờ tự của tôn giáo thuộc phạm vi mình phụ trách, kể cả những nơi thờ tự của số tôn giáo chưa được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân. Tuỳ theo tính chất, mức độ quy mô của Uỷ ban Nhân dân tỉnh cho phép hoặc ủy quyền cho Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị, xã cho phép các tổ chức tôn giáo, chức sắc và tín đồ các cơ sở tổ chức các cuộc sinh hoạt tôn giáo bất thường, kể cả tĩnh tâm, lễ kim khánh, ngân khánh (Thiên Chúa giáo), an cư kiết hạ, đại giới đàn, mở lớp bồi dưỡng trụ trì (Phật giáo), bồi linh hiệp

nguyện (Tin Lành), khánh thành nơi thờ tự, cúng giỗ các tôn giáo... được chu đáo.

Đối việc đào tạo chức sắc, phong chức, thuyên chuyển, bổ nhiệm chức sắc của các tôn giáo: Hầu hết các trường hợp xin phục hồi chức năng linh mục, tấn phong linh mục, cử người đi học, đào tạo linh mục, thuyên chuyển, bổ nhiệm nơi mục vụ của Thiên Chúa giáo, xin tấn phong giáo phẩm, thành lập ban đại diện huyện, thị xã, thuyên chuyển, bổ nhiệm trụ trì, cử người đi đào tạo trung cấp, cao cấp Phật giáo...trong những năm qua đều được Uỷ ban Nhân dân tỉnh chấp thuận hoặc uỷ quyền cho Uỷ ban Nhân dân huyện, thị xã thực hiện văn bản cho phép. Một số trường hợp tu sĩ xin đi tu học nước ngoài, cũng đã thực hiện tốt quy trình thủ tục do Ban Tôn giáo Chính phủ quy định và cho phép thỏa đáng (xem phụ lục 2).

Về quản lý xây dựng, sửa chữa các cơ sở tôn giáo: Căn cứ Nghị định 69, trong giai đoạn này, tỉnh An Giang đã giải quyết hầu hết các yêu cầu hợp lý về xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự (kể cả yêu cầu thay đổi vị trí và xây dựng tượng ngoài trời) của các tôn giáo. Chưa có trường hợp cho xây mới với tính chất là phát triển thêm cơ sở tôn giáo. Việc cho phép xây sửa nơi thờ tự của tôn giáo, được vận dụng vào tình hình cụ thể của địa phương như sau:

- Đối với trường hợp đến hạn kỳ phải sửa chữa như: Lợp mái, vách, thay cột, kèo...mà không thay đổi mặt bằng - diện tích, không cơi nới, không thay đổi kiến trúc, không thay đổi vật liệu thì được Uỷ ban Nhân dân xã phường cho phép.

- Trường hợp không thay đổi mặt bằng - diện tích, không cơi nới, không thay đổi cấu trúc, mà thay đổi vật liệu thì Uỷ ban Nhân dân huyện, thị xã cho phép.

- Nếu xây, sửa nơi thờ tự mà thay đổi vị trí - mặt bằng, cơi nới diện tích, độ cao, thay đổi kiến trúc và vật liệu, hoặc xây mới với tính chất là phát triển thêm cơ sở, thì Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét và cho phép.

Về quản lý xuất bản và xuất nhập khẩu ấn phẩm tôn giáo: Tỉnh đã thực hiện đúng theo chủ trương của Chính phủ và quy định của Bộ Văn hóa - Thông

tin về xuất bản. Mọi yêu cầu xuất bản về tôn giáo, khi đến Ban Tôn giáo tỉnh đều được hướng dẫn liên hệ với Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh xem xét giải quyết. Việc xuất nhập khẩu kinh, sách, văn hoá phẩm về tôn giáo trong những năm qua do Sở Văn hóa - Thông tin, với sự phối hợp của cơ quan công an xét duyệt, trong một số trường hợp, Sở Văn hóa - Thông tin tham khảo ý kiến của Ban Tôn giáo. Thực tế cho thấy, đây là lĩnh vực cần phải hết sức chú trọng. Kinh, sách, văn hóa phẩm tôn giáo, tài liệu tuyên truyền phản động, chống phá Đảng, Nhà nước ta từ bên ngoài nhập vào bằng nhiều con đường hợp pháp và bất hợp pháp, cần phải được nghiên cứu kỹ để cảnh giác và đấu tranh, không nên dừng lại ở mức độ xử lý với tính chất là văn hóa phẩm nhập khẩu trái phép thông thường. Phải quản lý chặt chẽ với các cơ sở in ấn, photocoppy trong tỉnh, vì một số cơ sở này đã in sao trái phép ấn phẩm tôn giáo có nội dung xấu.

Về quản lý các hoạt động từ thiện tôn giáo: Hoạt động này trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng. Nguồn tiền và vật chất huy động cũng rất đa dạng như từ tín đồ trong nước và từ các cá nhân và tổ chức tôn giáo, tổ chức từ thiện bên ngoài. Những hoạt động này đã có đóng góp một phần trong giải quyết khó khăn của quần chúng, phù hợp với đạo đức tôn giáo, tuy nhiên đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.

Về quản lý các hoạt động quốc tế của tôn giáo: Với chính sách đổi mới về tôn giáo của Đảng, hoạt động trao đổi giữa các chức sắc, giáo hội trong nước và quốc tế ngày càng nhiều. Trong giai đoạn này tỉnh An Giang có 25 đoàn khách và 5 cá nhân thuộc các thành phần các tôn giáo đến tỉnh (có 2 đoàn Thiên Chúa giáo, 23 đoàn Hồi giáo), có 23 cá nhân chức sắc và tín đồ ở các tỉnh đi nước ngoài vì việc đạo và việc riêng (trong đó có 9 tín đồ Hồi giáo hành hương về thánh địa Mecca và 3 tín đồ Hồi giáo đi đọc kinh Coran tại Thái Lan). Việc đi lại của các cá nhân và đoàn các tôn giáo đều được thực hiện đúng thủ tục qui định của Nhà nước. Một số cá nhân chức sắc được đi nước ngoài về có quan hệ trao đổi tình hình với chính quyền và Mặt trận cấp tỉnh quản lý (xem phụ lục 7).

Trên lĩnh vực hoạt động này, bên cạnh mặt thuận lợi (là làm cho người ở nước ngoài thấy rõ được chính sách tự do tín ngưỡng của chế độ ta, vạch trần âm mưu xuyên tạc của các thế lực thù địch quốc tế…), cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp.

b. Những nét sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện của Đảng bộ tỉnh An Giang

Là tỉnh có nhiều tôn giáo, tình hình từng nơi từng lúc diễn biến khá phức tạp, Đảng bộ luôn xác định, tín đồ các tôn giáo tuyệt đại bộ phận là quần chúng lao động, luôn gắn liền với mảnh đất quê hương, đã đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng cả nước. Vận dụng Nghị quyết 24 của Bộ chính trị và Nghị định 69 của Hội đồng Bộ trưởng vào đặc điểm cụ thể tại địa phương, Ban Thư- ờng vụ Tỉnh uỷ ra Chỉ thị số 15 về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, tập trung chăm lo phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân nói chung, người có đạo nói riêng, xây dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tôn trọng tự do tín ngưỡng, quan tâm giải quyết những nhu cầu về sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của quần chúng tín đồ. Biểu hiện cụ thể với các tôn giáo như sau:

- Đạo Phật giáo Hoà Hảo có tính đặc thù và lịch sử để lại, sau khi nước nhà thống nhất, bọn phản động đội lốt tôn giáo vẫn nuôi dưỡng ý đồ chống phá cách mạng. Vì vậy, Đảng bộ tỉnh rất quan tâm lĩnh vực này, thường xuyên nắm chắc tình hình, đề ra những chủ trương, giải pháp và những đối sách cụ thể, nhằm tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục làm cho quần chúng tín đồ hiểu rõ bản chất của bọn xấu, âm mưu thủ đoạn của chúng và tự tách khỏi bọn phản động không nghe những lời tuyên truyền xuyên tạc, kích động, gợi lại hận thù, đòi yêu sách, đòi phục hồi hệ thống hành chính đạo.

- Đạo Công giáo, thường xuyên quan hệ gắn bó và chịu sự chi phối của Tòa thánh Vaticăng, có hệ thống quốc tế và viện trợ vật chất từ bên ngoài, có đội ngũ linh mục, giáo sĩ qua đào tạo cơ bản, tổ chức chặt chẽ, có thánh kinh đầy đủ, sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo thuần túy đều đặn và cơ sở thờ tự ổn định và vẫn

theo ý định lâu dài. Hiện nay Thiên Chúa giáo trong tỉnh vẫn giữ chủ trương hoạt động theo hướng “thích nghi”. Chủ trương của ta là tập trung giáo dục, xây dựng tinh thần yêu nước, gắn bó với dân tộc. Tuyên truyền, học tập cho chức sắc giáo dân nắm vững, chấp hành và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tham gia các phong trào hành động cách mạng. Tôn trọng tự do tín ngưỡng, giải quyết kịp thời các nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo thuần tuý. Đấu tranh với số linh mục, chức sắc lợi dụng, vi phạm chính sách.

- Đối với đạo Tin Lành, mặc dù mới được Nhà nước công nhận về mặt giáo hội năm 2001, nhưng từ sớm Đảng bộ tỉnh cũng quan tâm giải quyết các yêu cầu vì hoạt động tôn giáo chính đáng của đạo như: tổ chức bồi linh, thuyên chuyển chức sắc, trao trả và cho phép xây, sửa cơ sở thờ tự... Đồng thời thông qua Mặt trận, đoàn thể ta đã kiên quyết đấu tranh với những đòi hỏi, yêu sách không chính đáng.

- Đối với đạo Cao Đài vẫn được hoạt động tu hành theo truyền thống của từng hệ phái. Các phái đạo đã được Nhà nước công nhận thì phấn khởi an tâm hoạt động tôn giáo. Tuy nhiên, nhóm xấu trong các hệ phái, trong đó có Cao Đài Tây Ninh đã cấu kết với bọn phản động Cao Đài hải ngoại lén lút tán phát những tài liệu chống đối cách mạng; ta vẫn còn tiếp tục đấu tranh ngăn chặn.

- Đối với đạo Hồi, Chính quyền cho phép tu sửa, xây cất cơ sở thờ tự và các sinh hoạt tôn giáo quan trọng. Chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể tạo điều kiện giúp đỡ để bà con tổ chức lễ long trọng đúng tập tục, đồng thời gần đây Nhà nước ta cũng đã cho phép một số người đi hành hương tại thánh địa Mecca. Nhìn chung, đa số quần chúng tín đồ rất phấn khởi, tin tưởng chính sách của Đảng và Nhà nước. Song trong hoạt động đối ngoại của tôn giáo rất rộng và có nhiều mặt rất khó theo dõi, quản lý.

- Sinh hoạt tôn giáo của bà con tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa được tôn trọng và duy trì theo tập tục. Tuy nhiên, do sinh hoạt tập thể của gánh, nên có khi xảy

ra mâu thuẫn giữa các gánh, mất đoàn kết, chính quyền đã kịp thời giúp đỡ giải quyết.

Ngoài ra, Đảng bộ tỉnh vẫn quan tâm để các đạo khác vẫn được duy trì hoạt động tôn giáo bình thường theo thủ tục. Đồng thời chú trọng giáo dục, xây dựng bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan, tập tục lạc hậu.

Để thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo, tỉnh đã tổ chức mở hội nghị triển khai quán triệt đến trưởng, phó ban ngành cấp tỉnh và cán bộ chủ chốt của huyện, thị. Mặt trận, đoàn thể các cấp đã học tập theo hệ thống ngành dọc đến tận đoàn viên và các tổ chức xác định rõ tầm quan trọng của công tác tôn giáo và trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo.

Qua đó, sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, quản lý của Nhà nước cũng như công tác giáo dục, vận động của mặt trận, các đoàn thể đã có sự chuyển biến mới về nhận thức; đã đi sâu vận động đến từng đối tượng mình phụ trách, xóa dần được tư tưởng định kiến hẹp hòi. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục và học tập cho hàng trăm lượt đảng viên, đoàn viên, hội viên, quần chúng tín đồ, chức sắc, chức việc các tôn giáo, tranh thủ các chức sắc tôn giáo tiến bộ, đấu tranh với các mặt tiêu cực, có dụng ý xấu, coi trọng và giải quyết những vụ việc về các nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo bình thường, theo tôn chỉ, đúng với chủ trương, chính sách của Đảng. Việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho quần chúng nói chung đã mang lại hiệu quả thiết thực: Tín đồ tin tưởng chăm lo phát triển kinh tế, xây dựng đất nước; yên tâm sinh hoạt tôn giáo và xóa dần sự mặc cảm, tạo sự gần gũi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Đối với chức sắc Phật giáo Hoà Hảo trước đây, phần đông chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực hưởng ứng công cuộc đổi mới của Đảng. Hầu hết quần chúng tín đồ nhận rõ âm mưu của kẻ thù, cảnh giác và tố cáo bọn xấu; ta kịp thời đấu tranh ngăn chặn, răn đe, làm vô hiệu hoá các hoạt động chống đối, không để bọn xấu khống chế, đầu độc tín đồ như trước đây.

Khi có các vấn đề phát sinh, cấp uỷ, chính quyền và các ngành có liên quan đã phối hợp đề ra đối sách, giải pháp cụ thể sát hợp cùng với công tác

tuyên truyền, vận động và xây dựng lực lượng nòng cốt của Mặt trận và các đoàn thể đi vào chiều sâu, được quần chúng đồng tình nên nhiều vụ việc tuy rất phức tạp nhưng vẫn giải quyết nhanh gọn, đúng chính sách. Đồng thời qua đó quần chúng càng tin vào Đảng, vào đường lối đổi mới, đề cao cảnh giác, phát hiện và góp phần đấu tranh, ngăn chặn và trấn áp bọn đầu sỏ đạt kết quả cao (đấu tranh có hiệu quả 72 vụ lớn nhỏ), giữ vững an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội ở từng địa phương.

Các cấp uỷ đảng thường xuyên quan tâm xây dựng lực lượng trung kiên, cơ sở chính trị của Đảng và đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đảng viên xuất thân từ tín đồ các tôn giáo. Đảng bộ hiện có 1.243 đảng viên có gốc đạo (thống kê năm 2002, xem phụ lục 1); nhiều người tham gia trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, trong đó Phật giáo Việt Nam có 878 người, Phật giáo Hoà Hảo: 279, Cao Đài: 46, Thiên chúa: 18, Tứ Ân Hiếu Nghĩa: 4, Hồi giáo: 5, các tôn giáo khác: 13. Phần lớn đảng viên trưởng thành qua các phong trào ở cơ sở, hoạt động gắn

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo (1990-2004) (Trang 53 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w