Những giải pháp nâng cao thương hiệu tập đoàn trên thị trường lao động

Một phần của tài liệu Thực trạng hệ thống và quy trình tuyển dụng Tập đoàn FPT, bài học cho các tập đoàn đa lĩnh vực của Việt Nam (Trang 86 - 91)

I. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THỆN HỆ THỐNG TUYỂN DỤNG TẬP ĐOÀN FPT

3.Những giải pháp nâng cao thương hiệu tập đoàn trên thị trường lao động

3.1 Đầu tư phù hợp cho các hoạt động hỗ trợ tuyển dụng mang tính chiều sâu

FPT tham gia rất nhiều các hoạt động, các chương trình có liên quan tới thị trường lao động. Tuy nhiên, hàng năm, FPT tham gia trung bình 15 hội chợ việc làm và khoảng 30 hội thảo tuyển dụng; đây là con số khá lớn so với sự tham gia của các tập đoàn khác vào những chương trình như vậy. Tuy nhiên, các tập đoàn, các doanh nghiệp khác lại có thể sẵn sàng bỏ ra những khoản chi phí không nhỏ để tham gia vào thị trường tuyển dụng. Các chương trình của họ được đầu tư số tiền lớn gấp nhiều lần so với những chương trình nhỏ của FPT, nhưng hiệu quả mang lại thì cao hơn rất nhiều lần. Đơn cử như chương trình “Hội chợ việc làm ACB”, họ có thể bỏ ra khoản tiền lên tới hơn 800 triệu VNĐ để tổ chức 1 ngày hội việc làm cho sinh viên các trường Đại học toàn miền Bắc Hà Nội, và thực tế tổng số sinh viên tham gia chương trình của họ đến những phút cuối cùng đạt trên 3000 sinh viên. Đó có thể coi là sự đầu tư lớn, nhưng cũng là sự đầu tư mang lại hiệu quả cao. Điều đáng nói ở đây chính là việc sinh viên biết đến ACB, sinh viên có mong muốn được tìm hiểu và thử

sức trong môi trường làm việc của ACB, và đó chính là mục đích mà ACB hướng tới và ít nhiều họ cũng đã thành công.

Tiềm lực FPT không hề nhỏ hơn ACB, nhưng sự đầu tư dàn trải vào hàng loạt các sự kiện nhỏ, trong thời gian đầu có thể sẽ gây thu hút với những sinh viên mới biết tới FPT, nhưng khi họ đã tương đối có năng lực, và tương đối hiểu về thị trường lao động, thì sự đầu tư của FPT lại không để lại ấn tượng cho họ, và do vậy, FPT có thể đối mặt với rủi ro mất những lao động chất lượng cao từ các trường Đại học.

Tập đoàn FPT hoàn toàn có thể tham gia tổ chức các chương trình lớn như vậy, với sự tham gia của các công ty thành viên, với mục đích chung là tuyển cán bộ chất lượng cao cho tất cả các công ty thành viên. Các đơn vị có thể cùng tham gia, đóng góp các ý tưởng, dưới sự điều tiết của FPT tổng; hoạt động này vừa mang lại sự gắn kết giữa phòng tuyển dụng các đơn vị thành viên, vừa cho thị trường lao động thấy được một tập đoàn có sự đoàn kết trong hoạt động, chuyên nghiệp trong tổ chức và luôn đem lại những môi trường tốt nhất cho người lao động. Có một thực tế là: sinh viên Việt Nam đều rất có năng lực, rất chăm chỉ và luôn có tinh thần học hỏi, tuy nhiên đa phần họ đều thiếu định hướng tương lai, cũng như thiếu những sự chuẩn bị cần thiết cho các đòi hỏi công việc. Khi tham gia các hội chợ việc làm, họ cần những cán bộ nhân sự đánh giá, và tư vấn cho họ; cũng như tạo cho họ những môi trường để họ trải nghiệm. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể khai thác đặc điểm này để có thể đem về những nguồn lợi về nhân lực có trình độ. Trong các hội thảo này, cán bộ nhân sự có thể chia sẻ với sinh viên rất nhiều thông tin về tập đoàn, tư vấn cho họ về cơ hội việc làm tại thị trường Việt Nam và tại FPT, định hướng cho sinh viên theo những lĩnh vực phù hợp, để có thể phát huy tốt nhất năng lực của sinh viên Việt Nam; qua đó góp phần khẳng định thêm hình ảnh của doanh nghiệp đối với sinh viên các trường học (lực lượng lao động quan trọng đối với các doanh nghiệp tại thị trường lao động Việt Nam hiện nay).

Để tổ chức những chương trình như vậy, đòi hỏi những sự đầu tư không nhỏ của tập đoàn. Tập đoàn FPT thật sự khác biệt với các doanh nghiệp khác thông qua đội ngũ lãnh đạo với tầm nhìn chiến lược, thông qua văn hóa gắn bó giữa những con

mình. Đây cũng chính là những điểm mà người lao động Việt Nam quan tâm khi họ lựa chọn những cơ hội việc làm cho mình. Các chương trình tổ chức, có thể rất linh động và phong phú về mặt hình thức – thông qua các trò chơi, các tiết mục giao lưu… - nhưng đều nhằm hướng tới việc người lao động tham gia sẽ luôn ghi nhớ tới hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí. Thực hiện được điều này, bộ phận nhân sự cũng đã góp phần nào đó trong việc xây dựng thương hiệu chung của toàn tập đoàn.

3.2 Mở rộng nghiên cứu những thị trường lao động mới

Việc gia nhập nền kinh tế thế giới, giúp cho thị trường lao động không chỉ bó hẹp tại Việt Nam. Doanh nghiệp có thể tìm đến những nguồn lao động chất lượng cao từ các du học sinh Việt Nam đang sinh sống và học tập tại nước ngoài, cũng như một số người nước ngoài có điều kiện sống và làm việc tại Việt Nam.

Hai nguồn lao động này có đặc điểm chung là khá dồi dào về số lượng, đa phần có trình độ chuyên môn cao (do được tiếp thu kiến thức tại những môi trường giáo dục tốt nhất bên ngoài lãnh thổ), họ có khả năng hòa nhập với môi trường mới, cũng như tham gia đóng góp được nhiều cho những môi trường này. Tuy nhiên, nguồn lao động này không dễ dàng để tiếp cận, cũng như họ luôn lựa chọn khá cẩn thận những cơ hội việc làm của mình.

Tập đoàn có thể tiếp cận thông qua việc thường xuyên trao đổi với đại diện Hội sinh viên Việt Nam tại các nước sở tại, luôn nắm thông tin về du học sinh và thông qua Hội sinh viên để đưa hình ảnh doanh nghiệp ra nước ngoài. Những Hội sinh viên này chính là đại diện của đại bộ phận sinh viên Việt nam tại các quốc gia đó, họ luôn quan tâm tới đời sống sinh viên, hiểu sinh viên và sẵn sàng tư vấn cho sinh viên những thông tin sinh viên cần. Việc xây dựng mạng lưới các Hội sinh viên có thể giúp doanh nghiệp chiếm được những lợi thế nhất định trong việc tiếp cận với những du học sinh này. Thông qua các chương trình tài trợ hoạt động, các chương trình hỗ trợ nghiên cứu, hỗ trợ học bổng cho những sinh viên có năng lực tại nước ngoài, Tập đoàn có thể đặt được những mối quan hệ nhất định tới Hội, và quan trọng nhất, luôn để du học sinh biết đến một doanh nghiệp quan tâm đến họ và luôn tạo điều kiện về môi trường làm việc và thực tập khi họ trở về Việt Nam.

Không chỉ thường xuyên trao đổi với Hội sinh viên để tiếp cận các nguồn du học sinh này, Tập đoàn còn có thể chủ động tạo nguồn du học sinh cho mình thông qua việc cấp học bổng cho một số những học sinh, sinh viên khá, giỏi, có nhiều thành tích tốt trong học tập và công tác,… những khoản hỗ trợ này thường đi kèm với những điều kiện ràng buộc nhất định, sẽ giúp Tập đoàn vẫn nhận được sự đóng góp của những sinh viên khá giỏi này, sau khi họ đi ra nước ngoài học tập và trở về cống hiến tại đất nước. Hình thức này hiện đang rất phổ biển đối với nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam.

Hiện tại, FPT cũng đang tự xây dựng một hệ thống trao học bổng như vậy. Câu lạc bộ “Sinh viên tài năng FPT” được thành lập, là nơi mọi người trao đổi và thử nghiệm môi trường làm việc của FPT, họ có điều kiện để gắn bó hơn với tập đoàn. Những cá nhân có năng lực, được tập đoàn cấp học bổng tới các trường đại học có chất lượng ở nước ngoài, để được đào tạo và sau một thời gian quay lại đóng góp cho tập đoàn. Tất nhiên, hình thức này đòi hỏi những khoản chi phí không nhỏ, và việc xây dựng hướng đi này cũng cần rất nhiều sự cân nhắc từ các cán bộ có liên quan.

Đối với lực lượng lao động là người nước ngoài có điều kiện làm việc tại Việt Nam thông qua những điều khoản từ một số hợp đồng hợp tác với nước ngoài, doanh nghiệp cũng có thể tận dụng được nguồn lao động này. Thông qua các đại lý, cơ sở, hoặc những đại diện của mình ở các nước sở tại, Tập đoàn không ngừng quảng bá hình ảnh của mình, để thu hút được nhân lực có kỹ thuật; họ sẽ muốn thử sức mình tại thị trường Việt Nam, và thông qua những điều kiện nhất định, họ sẽ tham gia vào là một phần của doanh nghiệp. Việc thường xuyên trao đổi, nói chuyện, và tạo sự thân thiện đối với họ khi họ đang công tác tại Việt Nam, cũng là một cách để doanh nghiệp duy trì hình ảnh của mình tốt hơn trong quan niệm của người lao động nước ngoài.

Do đặc thù của những nguồn lao động này khá phức tạp và khó tiếp cận, nên thông thường, các tập đoàn lớn thường có hẳn một bộ phận chuyên trách về nguồn này. Bộ phận này sẽ thường xuyên giữ liên lạc với những đầu mối chính, chủ động trong các chiến lược quảng bá tại nước ngoài. Bộ phận này cũng đảm đương công tác

hết, việc thường xuyên đảm bảo hình ảnh một môi trường làm việc chuyên nghiệp và gần gũi là điều mà bộ phận phụ trách khối du học sinh và lao động nước ngoài cần đạt tới. Nguồn cán bộ do bộ phận tìm kiếm được, sẽ đóng vai trò quan trọng, trong việc mở rộng doanh nghiệp ra các thị trường khác nhau tại Việt Nam cũng như chiến lược mở rộng ra nước ngoài của mình.

Tất nhiên, những đề xuất trên chỉ đóng một phần vai trò của mình. Nếu Tập đoàn không tiến hành duy trì đào tạo và nghiên cứu, tìm hiểu những mô hình tuyển dụng từ các doanh nghiệp khác, thì hiệu quả tuyển dụng sẽ không thể tối ưu được. Một số doanh nghiệp, không cần tuyển dụng quá nhiều; chi phí dành cho tuyển dụng chỉ đóng một phần nhỏ trong tổng chi hàng năm cho lĩnh vực nhân sự, nhưng nhờ những sự đầu tư lớn về đào tạo, họ vẫn duy trì đủ nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của mình, thậm chí một số cán bộ của họ là những cán bộ có giá trị cao trên thị trường lao động về sau này. Số khác thì biết kết hợp giữa tuyển dụng và đào tạo một cách phù hợp, thông qua việc phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa từng phòng chuyên môn,… rõ ràng đây là những bài học không thể bỏ qua, nếu tập đoàn FPT muốn trở thành một nơi thu hút cán bộ chất lượng cao, cũng như tạo những điều kiện tốt nhất để họ phát triển khả năng và đóng góp cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng hệ thống và quy trình tuyển dụng Tập đoàn FPT, bài học cho các tập đoàn đa lĩnh vực của Việt Nam (Trang 86 - 91)