Các chương trình tuyển dụng tiêu biểu trong và ngoài tập đoàn

Một phần của tài liệu Thực trạng hệ thống và quy trình tuyển dụng Tập đoàn FPT, bài học cho các tập đoàn đa lĩnh vực của Việt Nam (Trang 62 - 66)

II. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG VÀ QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG TẠI TẬP ĐOÀN

2.3Các chương trình tuyển dụng tiêu biểu trong và ngoài tập đoàn

2. Thực trạng hệ thống tuyển dụng

2.3Các chương trình tuyển dụng tiêu biểu trong và ngoài tập đoàn

Chương trình tuyển dụng “Sinh viên tài năng”và “Thủ lĩnh trẻ”

Đây là hai chương trình thu hút nhân tài của tập đoàn FPT, được tổ chức hàng năm, nhằm tạo ra môi trường cho các sinh viên Việt Nam có cơ hội rèn luyện tinh thần, phát huy trí sáng tạo vào công việc sau này.

- Chương trình “Sinh viên tài năng FYT”(FPT Young Talent) với nguồn đầu vào là những sinh viên trẻ có thành tích cao, được các giáo viên cấp 3, giảng viên đại học uy tín giới thiệu. Những sinh viên này sẽ tham gia một loạt các bài thi kiểm tra phức tạp để trở thành thành viên của nhóm.

Trong suốt quá trình hoạt động tại nhóm FYT, các sinh viên này sẽ có cơ hội được gặp gỡ, nói chuyện với các cán bộ lãnh đạo tập đoàn, được trao đổi về các vấn đề từ việc làm, cuộc sống, các kỹ năng công việc,…. cũng như được tham gia nghiên cứu kiến thức, tham gia các chương trình rèn luyện cho nhóm. Hoạt động chính của nhóm là trao đổi, thảo luận về các vấn đề có liên quan tới tương lai của FPT và tương lai sự nghiệp của các thành viên, ngoài ra, nhóm FYT cũng tham gia một số hoạt

động cùng với các phòng ban tại FPT, được các anh chị nhân viên, các lãnh đạo phòng ban hướng dẫn thực hiện một số hoạt động thường nhật của công ty.

Trách nhiệm của phòng tuyển dụng là tìm kiếm những ứng viên phù hợp nhất, tổ chức các vòng thi có tính chọn lọc nhất, để có được đội ngũ thành viên FYT giỏi về năng lực, giàu về cá tính và có tiềm năng phát triển cao, có thể trở thành ngùôn bổ sung quan trọng cho hệ thống nhân lực FPT sau này.

Thông thường, nhờ mối quan hệ với các trường học và thông tin từ ban tổ chức các kỳ thi quốc gia, quốc tế,…. Bộ phận phụ trách sinh viên sẽ liên lạc và gửi đề nghị tham gia chương trình “Sinh viên tài năng FYT”. Giai đoạn tuyển mộ sẽ kết thúc sau khi số hồ sơ nhận về lớn gấp 4 - 5 lần số bạn được lựa chọn sau này.

Đối với những bài trắc nghiệm tuyển dụng, các sinh viên tham gia sẽ trải qua 3 vòng thi thông thường:

Vòng thi kỹ năng cơ bản IQ + EQ + GMAT + TOEIC, được áp dụng mức đề thi đầu vào của cán bộ công nhân viên FPT

Vòng tham gia các trò chơi tập thể: thông qua hệ thống các trò chơi, với sự tham gia đánh giá của những giáo viên, các cán bộ lãnh đạo có kinh nghiệm, những ứng viên tốt nhất sẽ được lựa chọn

Vòng thi phỏng vấn: phong phú với nhiều hình thức (từ phỏng vấn nhóm, phỏng vấn hội đồng, đến phỏng vấn cá nhân,…)

Ngoài ra, phòng tuyển dụng có nhiệm vụ tìm kiếm những giáo viên giỏi, những cán bộ lãnh đạo FPT cốt cán, tham gia vào hoạt động cùng FYT.

- Chương trình “Thủ lĩnh trẻ FPT” (FYL – FPT Young Leader) với mục đích tuyển chọn những ứng viên có năng lực, tố chất để đào tạo trở thành cán bộ nguồn cho FPT, chương trình đã được xây dựng vào năm 2007 là năm thứ 3. Đối tượng tham gia bao gồm Sinh viên các trường Đại học, những cán bộ trẻ FPT có mong muốn và những cán bộ trẻ từ các đơn vị khác.

Các ứng viên “Thủ lĩnh trẻ” sẽ trải qua những vòng thi phức tạp, bao gồm cả thi viết luận, tham gia các hoạt động mô phỏng, bảo vệ quan điểm,…. để lựa chọn ra 10 ứng viên mỗi năm. Đề thi được lựa chọn là mức đề khó nhất, được kiểm tra và đánh

Các ứng viên này sẽ tham gia giai đoạn đào tạo “Sư phụ - Đệ tử” tại FPT, cùng với những chương trình đào tạo khác dành riêng cho “Thủ lĩnh trẻ”; sau cùng sẽ trở thành cán bộ nguồn Cấp 3 và Cấp 4 cho FPT.

Phòng tuyển dụng tham gia dự án này với trọng tâm ở giai đoạn quảng bá hình ảnh và tuyển chọn ứng viên. Giai đoạn quảng bá và tuyển chọn ứng viên từ các trường đại học kéo dài khoảng 4 tháng, với sự tham gia của nhiều bộ phận, đơn vị, và sự hỗ trợ của toàn nhân viên, cán bộ lãnh đạo tập đoàn FPT. Kết thúc giai đoạn lựa chọn ứng viên, phòng tuyển dụng sẽ dựa vào sự đánh giá từ các cán bộ phụ trách trực tiếp, xem xét lại hiệu quả quá trình tuyển dụng, và đề ra những phương án mới cho những năm tiếp theo, đồng thời đưa ra các mô hình đi tới chuẩn hoá chương trình “Thủ lĩnh trẻ”. Thông thường, việc thuê tư vấn bên ngoài (OCD, C&T consulting, ….) có vai trò khá qua trọng, vì nguồn tư vấn này có thể mang lại nhiều thông tin và kinh nghiệm cho Phòng tuyển dụng trong việc thực hiện công việc, đặc biệt là giai đoạn đầu khi mới xây dựng dự án.

Chương trình tuyển dụng “các câu lạc bộ FPT”

Hoạt động văn hoá, sinh hoạt của FPT được biết đến qua hệ thống các Câu lạc bộ, bao gồm Câu lạc bộ Bơi lội, Câu lạc bộ văn nghệ, guitar,…. dưới sự quản lý và hỗ trợ từ Tổng hội FPT – đơn vị hành chính đóng vai trò quản lý hoạt động sinh hoạt ngoại khoá và văn – thể - mỹ cho cán bộ nhân viên FPT. Đối với cán bộ FPT, đây là môi trường để mọi người chia sẻ căng thẳng, giải toả sức ép, tìm đến những sự gắn bó ngoài công việc, cũng như có cơ hội gặp gỡ, trao đổi thường xuyên với nhau giữa nhân viên các đơn vị - thậm chí là những đơn vị có rất ít mối quan hệ trong công việc.

Việc tham gia các hoạt động ngoại khoá này không mang tính bắt buộc tại FPT. Tuy nhiên, với mục tiêu thống nhất toàn nhân viên FPT, mọi người được tham gia hoạt động, được nói chuyện, được biết nhau; Hệ thống các Câu lạc bộ FPT được xây dựng hết sức chuyên nghiệp và quy mô. Số lượng hội viên mỗi Câu lạc bộ vào khoảng 50 – 70 người, bao gồm cả chủ tịch và các thành viên ban chuyên môn của từng Câu lạc bộ.

Các câu lạc bộ đều có những quy định hoạt động, những chương trình quảng bá, thu hút cán bộ nhân viên riêng. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, Ban nhân sự FPT và văn phòng Tổng hội vẫn tham gia điều tiết và hỗ trợ, trong đó Phòng tuyển dụng FPT được giao nhiệm vụ hỗ trợ công tác tuyên truyền và tuyển người cho Câu lạc bộ.

Thông qua các kênh truyền thông nội bộ (các tờ báo nội bộ, hệ thống mail nội bộ, các Forum, diễn đàn….) Phòng tuyển dụng đưa đến những hình ảnh thú vị và hấp dẫn nhất về các hoạt động ngoại khoá, sự đầu tư và quan tâm của Ban lãnh đạo tập đoàn dành cho các hoạt động,… nhằm khuyến khích cán bộ nhân viên dành thời gian tham gia. Cùng với đó, Phòng tuyển dụng tư vấn và liên kết các cán bộ nhân viên có nhu cầu tham gia hoạt động ngoại khoá tới những người phụ trách Câu lạc bộ, hướng càng nhiều nhân viên tham gia hoạt động ngoại khoá càng tốt. Tính đến số liệu tháng 3 năm 2008, toàn FPT đã có 13 Câu lạc bộ, với tổng cộng trên dưới 1200 cán bộ nhân viên tham gia hoạt động thường xuyên.

Các chương trình tuyển dụng khác (Hội chợ việc làm, Hội thảo tuyển dụng, …)

Đối với các chương trình hoạt động quảng bá và tuyển dụng bên ngoài doanh nghiệp như Hội chợ việc làm, các hội thảo giới thiệu và tuyển dụng,….phòng tuyển dụng FPT đều tham gia. Các đơn vị liên quan được khuyến khích tham gia, dưới sự hỗ trợ và điều hành từ Phòng tuyển dụng FPT tổng. Trung bình mỗi năm, tập đoàn FPT tham gia trên dưới 30 Hội chợ việc làm (trên phạm vi cả nước), thuộc về nhiều lĩnh vực: từ tài chính, ngân hàng cho đến kỹ thuật, tin học,…Chi phí đầu tư trung bình cho mỗi Hội chợ việc làm vào khoảng 15 – 20 triệu, số tiền vừa đủ để Phòng tuyển dụng tài trợ cho các trường Đại học, cũng như chuẩn bị đồ dùng phục vụ Hội chợ (in ấn tài liệu, chuẩn bị quà tặng,….) và để đạt được mục tiêu đặt ra dành cho mỗi chương trình Hội chợ - thông thường có hai mục tiêu cơ bản: quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và tuyển dụng ứng viên.

Ngoại trừ khung chương trình chính, cùng các tài liệu chung (tài liệu giới thiệu tập đoàn, tài liệu giới thiệu sơ lược về các đơn vị có liên quan cũng như các vị trí tuyển dụng đơn vị, cơ chế đãi ngộ,…) các đơn vị thành viên FPT đều được chuẩn bị những tài liệu riêng, đặc thù phục vụ trực tiếp cho công tác tuyển mộ của mình.

Kết thúc các chương trình, Phòng tuyển dụng FPT tổng, đại diện phòng tuyển dụng toàn tập đoàn viết báo cáo về chương trình tham gia, bảo vệ báo cáo trước Trưởng ban nhân sự cùng toàn thể các cán bộ tuyển dụng trong cuộc họp hàng tháng của phòng tuyển dụng FRT (FPT Recruitment Team – đội tuyển dụng toàn tập đoàn FPT). Các báo cáo này cũng được gửi tới các đơn vị trong miền Trung và miền Nam của FPT để theo dõi và rút kinh nghiệm.

Đối với các chương trình trong Nam, do đặc thù văn hoá miền Nam, cùng với vị thế của tập đoàn FPT chưa thật sự lớn mạnh tại thị trường này, thông thường các cán bộ nhân sự ngoài Hà Nội vẫn được chuyển vào hỗ trợ các cán bộ trong Nam thực hiện tổ chức các chương trình, tham gia tư vấn quy trình và giúp các đơn vị lên chiến lược cụ thể cho từng sự kiện. Các báo cáo trong Nam cũng thường xuyên được gửi ra ngoài FPT tổng để lãnh đạo tập đoàn tiện theo dõi và chỉnh sửa nếu có phát sinh.

Một phần của tài liệu Thực trạng hệ thống và quy trình tuyển dụng Tập đoàn FPT, bài học cho các tập đoàn đa lĩnh vực của Việt Nam (Trang 62 - 66)