Sự cần thiết phải đầu tư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty TSQ Việt Nam (Trang 26 - 27)

Sau quá trình tìm kiếm ý tưởng đầu tư và quyết định đầu tư vào một dự án nào đó, ban lãnh đạo sẽ lập ra ban soạn thảo dự án đó. Và điều đầu tiên mà ban soạn thảo sẽ phải chỉ ra là sự cần thiết phải đầu tư. Nội dung của phần này phải nghiên cứu sự cần thiết phải tiến hành hoạt động đầu tư ; những lợi ích mà dự án mang lại cho nhà đầu tư. Nếu là dự án đầu tư có công trình xây dựng mới thì phần này phải chỉ ra được những lợi ích và thiệt hại mà dự án đem lại cho vùng, địa phương nơi công trình xây dưng.

Nhóm soạn thảo dự án sẽ nghiên cứu các nội dung để các định sự cần thiết để đầu tư như sau :

- Các căn cứ pháp lý :

+ Các văn kiện, đường lối kinh tế của Đảng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

+ Chủ trương, chính sách luật pháp liên quan như: Luật đầu tư, Luật xây dựng, Luật đất đai, Luật doanh nghiệp …và các nghị định của chính phủ, thông tư hướng dẫn của Bộ.

+ Định hướng phát triển kinh tế xã hội, các quy hoạch của thành phố Hà Nội về xây dựng, phát triển đô thị, phát triển sản xuất.

+ Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng được ban hành

- Hầu hết các dự án mà công ty đang thực hiện nay nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội nên ban soạn thảo dự án nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội là chính bên cạnh việc nghiên cứu tình hình của cả nước; tình hình lãi suất, lạm phát, tình hình ngoại thương và các định chế tài chính có liên quan nhu chính sách

thuế, chính sách tỷ giá hối đoái, chi tiêu chính phủ, các chính sách về tín dụng… Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa quan trọng đối với các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, nó cho thấy sự khuyến khích hay thắt chặt tín dụng của nhà nước đối với các dự án, gây khó khăn về vốn cho chủ đầu tư khi thực hiện dự án và chi tiêu của người dân vào đầu tư nhà ở. Ví dụ như tại thời điểm từ giữa đến cuối năm 2008, nhà nước đang ban hành chính sách thắt chặt tín dụng nên việc huy động vốn trong nước để đầu tư cho các dự án là rất khó đồng thời nếu huy động được vốn trong nước thì phải vay với lãi suất cao. Mặt khác, lúc này giá cả nguyên vật liệu cũng tăng dẫn đến vịêc nghiên cứu tính khả thi của dự án không cao và gây khó khăn trong việc phê duyệt dự án đầu tư. Hay ví dụ ở các dự án được lập năm 2008, khi thành phố Hà Đông sát nhập vào Hà Nội nên ở phần nghiên cứu nội dung tài chính, khi phân tích chi phí giải phóng mặt bằng thì phải tính theo đơn giá của Hà Nội mới đã gây khó khăn hơn cho công ty khi thực hiện dự án.

- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội và vùng dự án như dân số, lao động, vị trí địa lý, kinh tế, điều kiện khí hậu…

- Các cơ chế được áp dụng đối với dự án (chính sách về sử dụng đất, tài chính, thuế và các cơ chế khác).

- Các dự án có liên quan đến vùng dự án.

Đối với các dự án của công ty thường là những dự án thuộc nhóm B và C dù là trong lĩnh vực kinh doanh Bất động sản hay sản xuất kinh doanh thì các dự án này cũng thực hiện theo quy hoạnh. Ban soạn thảơ dự án cho đến thời gian này là những người có kinh nghiệm và sự tham khảo quy hoạch chi tiết 1/2000 của UBND, tham khảo các dự án được phê duyệt, nên phần nghiên cứu sự cần thiết được đầu tư đã được ban soạn thảo đưa ra rất chính xác, khoa học đạt yêu cầu khi phê duyệt dự án.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty TSQ Việt Nam (Trang 26 - 27)