II/ Giải pháp tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc phát triển các KCN giai đoạn 2006-
6/ Hoàn thiện công tác kiểm tra,thanh tra
Trong thời gian tới một nhiệm vụ đặt ra đó là cần phải xây dựng một đề án, bản Quy chế về việc kiểm tra, thanh tra. Việc xây dựng Quy chế kiểm tra, thanh tra hoạt động KCN nên lưu ý một số vấn đề sau:
Quy chế này cần xác định đúng yêu cầu khách quan, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan quản lí, của các doanh nghiệp KCN trong công tác kiểm tra, thanh tra; đồng thời cần làm rõ sự khác biệt giữa công tác kiểm tra và thanh tra. Kiểm tra hoạt động kinh tế là một hoạt động thường xuyên của các cấp trong hệ thống quản lí, gắn với mọi bước công việc, các khâu và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, của KCN (kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra sử dụng lao động, kiểm tra tài chính…). Khác với kiểm tra, thanh tra là chức năng chuyên trách của cơ quan Nhà nước. Việc thanh tra không tiến hành thường xuyên với một đối tượng cụ thể nào, việc này chỉ thực hiện khi xuất hiện những sai trái của tổ chức hay cơ quan quản lí, nhằm các định rõ đúng, sai, xác định trách nhiệm của các bên có liên quan.
Với mục đích trên, Quy chế kiểm tra, thanh tra cần làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ thể thanh tra hoạt động KCN. Đó là hệ thống thanh tra Nhà nước, thanh tra chuyên ngành (đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN chịu sự chi phối của cả hai hệ thống trên). Như vậy đối tượng thanh tra ở đây là các vụ việc sai trái phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cả các hoạt động sai trái trong quản lí của Ban quản lí KCN các tỉnh. Ngoài ra, cần phải xác định trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân trực tiếp tham gia công tác thanh tra, quy định rõ các chế tài xử phạt đối với các đối tượng vi phạm quy chế.
Để tránh sự trùng lặp nội dung, chồng chéo trong công tác kiểm tra, thanh tra. Khi xây dựng Quy chế cần xác định rõ các đầu mối thanh tra, sự phối hợp giữa các bên; đồng thời quy định mỗi cuộc thanh tra cần có chương trình thanh tra (phân công công việc, trình tự tiến hành, phương pháp thanh tra, thời gian làm việc…); sự thống nhất chỉ đạo và phối hợp giữa các chủ thể, giữa chủ thể và đối tượng thanh tra; cũng nên quy định việc tham khảo ý kiến doanh nghiệp trước khi đưa ra kết luận.
Chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của toàn bộ công tác thanh tra phụ thuộc rất lớn và các cán bộ, viên chức thực hiện công tác thanh tra. Cần phải xác định và lựa chọn một cách đúng đắn các cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, phẩm chất đạo đức tốt, có nghiệp vụ chuyên môn, nắm vững pháp luật, chính sách thì công tác thanh tra mới đảm bảo được tính trung thực, khách quan, liêm chính, nhanh chóng.
KẾT LUẬN
Căn cứ vào mục đích và nội dung đã hoàn thành, chuyên đề tốt nghiệp đã hoàn thành được một số nhiệm vụ sau:
Hệ thống hoá được một số vấn đề lí luận có liên quan hoạt động phát triển KCN và vai trò của Nhà nước đối với thu hút đầu tư vào KCN.
Đánh giá được thực trạng phát triển KCN ở Việt Nam hiện nay qua đó phân tích những thành tựu và hạn chế đối trong hoạt động phát triển KCN hiện nay. Đánh giá vai trò của Nhà nước đối với việc KCN, tìm ra các nguyên nhân nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại ảnh hưởng đến hoạt động phát triển của các KCN nói chung và đối với thu hút đầu tư vào KCN nói riêng
Trên cơ sơ các vấn đề lí luận và cùng với những triển vọng, thách thức trong thời gian tới, yêu cầu đặt ra phải có những phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc phát triển các KCN.
Tóm lại, mô hình phát triển KCN để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá là một mô hình đúng đắn do đó Nhà nước cần phải có sự quan tâm đối với KCN và từng bước tháo gỡ những khó khăn cản trở đối với vai trò của Nhà nước đối với các KCN.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Vũ Cương và một số thầy cô khác trong trường đã giúp đỡ em hoàn thành được chuyên đề này. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có thể khắc phục được những hạn chế do sự thiếu kinh nghiệm và trình độ mà em đã mắc phải để em có thể hoàn thành đề tài một cách tốt hơn.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Những thành quả hoạt động của các KCN Việt Nam 2005”, Tạp chí KCN Việt Nam tháng2-2006
2. “Một số vấn đề xã hội trong việc xây dựng và phát triển các KCN ở Việt Nam”, Tạp chí KCN tháng 3-2005
3. “Định hướng phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2010”, Tạp chí Thông tin Khu công nghiệp Việt Nam thang5- 2005.
4. Giáo trình quản lí Nhà nước về kinh tế
5. Nghị dịnh 36/CP ngày 24/4/1997 về Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao.
6. “Vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tê”, NXB Khoa học xã hội (1994)
7. “ Giáo trình Chính sách trong quản lí kinh tế-xã hội”, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội
8. “Các nhân tố không bền vững trong phát triển các KCN ở nước ta hiện nay”, Tạp chí kinh tế và phát triển(2006)
9. “Về việc ban hành chính sách ưu đãi đầu tư của địa phương đối với doanh nghiệp KCN”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam tháng 9- 2005.
10. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam: Một số văn bản, Nghị định, quyết định của Chính phủ về KCN.
11. “Chính sách ưu đãi và phát triển Khu công nghiêp”, Lê Tuyển Cử (2004)