nảy sinh, đó là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động sau khi họ bị thu hồi đất nông nghiệp sử dụng vào việc phát triển các KCN. Theo quy định của Luật đất đai,các hộ dân có đất bị thu hồi xây dựng KCN được Nhà nước bố trí tái định canh, định cư, được hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đối ngành nghề và bố trí việc làm mới. Theo chủ trương chung, các
địa phương khi xây dựng KCN khuyến khích các nhà đầu tư là sử dụng lao động địa phương, tuy nhiên trên thực tế không thể thu hút hết số lao động thất nghiệp này do trình độ của những người nông dân còn thấp, lại chưa được qua đào tạo. Mặc khác, vẫn còn tồn tại việc một số hộ dân không dùng tiền đền bù để đầu tư vào các ngành nghề mới mà lại đem đi để mua sắm xe máy, các đồ dùng điện tử, xây nhà… dẫn đến sau khi hết tiền trở thành những người “nghèo” gây ra vấn đề xã hội bức xúc tại các địa phương.
- Trong thời gian qua, chúng ta rất chậm đồng bộ hoá giữa phát triển KCN với phát triển các công trình xã hội (nhà ở, các công trình giáo dục, y tế…) phục vụ đời sống người lao động và gia đình họ làm việc trong các KCN. Cụ thể là nhu cầu về nhà ở cho người lao động làm việc trong các KCN đến những địa phương khác. Đây đang là một vấn đề búc xúc đặt ra một bài toán khó cho các địa phương có KCN, đặc biệt là các tỉnh Đông Nam Bộ. Ở những địa phương này số lượng các KCN được thành lập rất nhiều, thu hút một số lượng lớn lao động làm việc tại đây trong đó chủ yếu lại lao động từ các địa phương khác đến. Chẳng hạn như tỉnh Bình Dương, có trên 10 vạn lao động làm việc tại các KCN nhưng lao động của tỉnh Binh Dương chỉ khoảng 9.326 người (tính đến đầu tháng 8 năm 2005), chiếm 9,2% trên tổng số lao động. Hiện nay, ở các tỉnh này, việc đảm bảo nhu cầu nhà ở cho lao động có nhu cầu nhà ở còn rất hạn chế. Bình Dương mới chỉ đảm bảo nhà cho 15% số lao động, Đồng Nai là 6,5%, T.p Hồ Chí Minh đạt kết quả thấp hơn nhiều với 4%. Do đó, phần lớn số lao động phải thuê nhà ở trong các khu nhà trọ của các hộ dân xung quanh, điều kiện sống không đảm bảo, ẩm thấp nóng bức, thiếu ánh sáng… ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động đồng thời là môi trường cho các tệ nạn nảy sinh và phát triển.
- Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề bức xúc tồn tại ở xung quanh KCN. Đến thời điểm đầu năm 2005, trong số 114 KCN được cấp phép hoạt động thì chỉ có 19 KCN có hệ thống xử lí nước thải tập trung chiếm 16,7%, một số khác đang xây dựng còn lại không có.
- Ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hầu hết các KCN đều được quy hoạch và xây dựng gần các sông, kênh, rạch dẫn tới nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề. Ở Đồng Nai, lượng nước xả ở các KCN ước khoảng trên 50000 m3 trong một ngày đêm, nhưng chỉ có 3 KCN có hệ thống xử lí chất thải tập trung (Amata, Loteco, Biên hoà 2), Bình Dương có 4/11 KCN có hệ thống xử lí nước thải tập trung, Bà Rịa-Vũng Tàu thậm chí không có KCN nào có hệ thống xử lí nước thải.
- Ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, lượng rác thải công nghiệp do các KCN ở vùng này tạo ra chiếm khoảng 15% trong tổng lượng rác thải công nghiệp của cả nước. Trong đó các KCN ở Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc có số lượng rác thải nhiều nhất, đây là nơi tập trung các nhà máy sản xuất bao bì, hoá chất, nhựa…lượng chất thải chủ yếu là nhựa, hoá chất rắn, chất dẻo, cao su… là những chất khó phân huỷ, gây độc hại cho môi trường nước mặt, nước ngầm và đất.
Ô nhiễm nước thải công nghiệp trong các KCN ngày càng trở nên nghiêm trọng, với quy mô mỗi KCN ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc từ dưới 100 đến gần 400 ha, lượng nước thải công nghiệp của các KCN thải ra từ 3.000-10.000 m3/ngày đêm, ước tính tổng lượng nước thải của các KCN ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bình quân khoảng 100.000-130.000 m3/ngày đêm. Trong số các KCN đã được vận hành, có rất ít KCN xây dựng hệ thống nước thải tập trung. Theo số liệu thống kê, trong số 23 KCN thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, chỉ có 4 KCN đã xây dựng công trình xử lí nước thải tập trung, 5 KCN đang xây dựng, số còn lại chưa có.
Ngoài ra, trong các KCN ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc còn có một loại ô nhiễm khó kiểm soát, đó là ô nhiễm không khí, bụi và tiếng ồn. Kết quả quan trắc nồng độ chất SO2, CO, NO2 trong KCN và các đô thị lân cận đều đã vượt tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ bụi tại ven các trục giao thông chính đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2-6 lần. Nhiều nhà máy cơ khí, luyện kim, công nghiệp hoá chất, công nghiệp vật liệu xây dựng… trong KCN nồng độ bụi và khí độc hại (điển hình là khí SO2) trong không khí xung quanh đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2-5 lần.
- Các KCN tỉnh miền Trung: Có 18 KCN nhưng chỉ có 2 khu là có trạm xử lí nước thải (KCN Suối Dầu và Hoà hiệp).