Những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua 2.1.1/ Thu hút vốn đầu tư

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đóng góp của Khu công nghiệp đối với đất nước (Trang 39 - 41)

I/ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KCN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA

2.1/Những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua 2.1.1/ Thu hút vốn đầu tư

2/ Đánh giá tác động của KCN đến nền kinh tế

2.1/Những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua 2.1.1/ Thu hút vốn đầu tư

2.1.1/ Thu hút vốn đầu tư

Nếu như đến năm 1995, các KCN trên cả nước chỉ thu hút được khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng vốn đăng kí 1550

triệu USD và 190 tỷ đồng thì đến cuối năm 2005 các KCN đã thu hút được trên 4.400 dự án đầu tư bao gồm 2.170 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng kí gần 17,3 tỷ USD và 2418 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng kí là trên 100 ngàn tỷ đồng (chưa tính 1.059 triệu USD và 31,3 nghìn tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tầng các KCN), trong đó khoảng 2.700 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh và trên 700 dự án đang triển khai xây dựng nhà xưởng.

Qua bảng số liệu (Bảng 5), ta thấy trong những năm đầu phát triển các KCN chủ yếu thu hút các dự án đầu tư từ nước ngoài, các dự án đầu tư trong nước là rất ít (năm 1995 số dự án ĐTTN chỉ bằng 1/3 so với dự án ĐTNN). Những năm sau đó, sự gia tăng số dự án ĐTTN rất chậm chạm trong khi số dự án ĐTNN liên tục gia tăng với tốc độ cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây, bắt đầu từ năm 2003 ĐTTN nước tăng lên đáng kể và gần bằng với các dự án đầu tư nước ngoài cho thấy các doanh nghiệp trong nước đang có xu hướng chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh vào các KCN. Nguyên nhân đó là do trong giai đoạn đầu, Nhà nước cho xây dựng các KCN với mục đích chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, nguồn vốn đầu tư trong nước còn rất hạn chế do đó không được chú ý khai thác. Những chính sách ưu đãi của Nhà nước trong các năm sau chủ yếu dành cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do đó ĐTNN tăng mạnh trong khi các doanh nghiệp trong nước vẫn chủ yếu sản xuất kinh doanh ngoài KCN. Đến năm 2003, nhận thức được vai trò của nguồn vốn ĐTTN, Nhà nước đã quan tâm hơn đến nguồn vốn này do đó nguồn vốn ĐTTN vào các KCN tăng mạnh.

Năm Đầu tư nước ngoài Đầu tư trong nước Số Dự án Vốn đăng kí (triệu USD) Số dự án Vốn đăng kí (tỷ đồng) 1995 155 1550 45 190 1996 210 3500 63 250 1997 325 4422 85 440 1998 465 5747 132 553 1999 558 6207 244 12977 2000 743 8763 472 36434 2001 953 10024 671 50611 2002 1244 11314 942 59606 2003 1496 12904 1295 85792 2004 1865 15462 1839 88939 2005 2170 17283 2418 100700

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư

Riêng trong năm 2005, các KCN cả nước thu hút mới được 305 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng kí là 1.821 triệu USD, chiếm khoảng 45% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng kí mới của cả nước. Đặc biệt trong tháng 11 có sự gia tăng mạnh về vốn đầu tư cấp mới nhờ một số dự án có vốn đầu tư lớn được cấp phép như: dự án Thép không gỉ Qian Ding với tổng vốn đăng ký 700 triệu tại KCN Mỹ Xuân A, với dự án này tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã trở thành tỉnh dẫn đầu trong cả nước về số vốn đầu tư nước ngoài trong năm. Cũng trong năm 2005, các KCN thu hút được 350 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng kí trên 10.000 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đóng góp của Khu công nghiệp đối với đất nước (Trang 39 - 41)