I/ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KCN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA
1/ Khái quát chung tình hình phát triển KCN 1 Số lượng KCN được thành lập
1.2/ Phân bố KCN ở các vùng, miền
Sự phát triển KCN ở các vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam có sự phân bố không đồng đều. Các KCN tập trung chủ yếu tại 3 vùng: Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (62 KCN); Vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ và vùng KTTĐ miền Trung (27 KCN); Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (23 KCN).
Sự phân bố KCN nếu xét theo các miền Nam tập trung nhiều KCN với 73 KCN, sau đó là miền Trung với 30 KCN, miền Bắc là 27 KCN. Trên cả nước đã có 45 tỉnh có KCN
Bảng 2: Số KCN được thành lập tại các vùng, miền
Miền Vùng Số KCN
Miền Bắc
Đồng Bằng sông Hồng và
Trung du và miền núi Bắc
Bộ 4
Miền Trung và Tây
Nguyên
Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ và vùng KTTĐ miền Trung 27 Tây Nguyên 3 Miền Nam Đông Nam Bộ và KTTĐ phía Nam 62 Đồng bằng SCL 11 Cả nước 130
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Miền Nam: có 73 KCN tập trung chủ yếu ở các tỉnh - Đồng Nai: 17 khu với diện tích đất tự nhiên là 4264 ha - Bình Dương: 15 KCN với diện tích là 3051 ha
- Bà Rịa-Vũng Tàu: 7 KCN với diện tích là 3347 ha
Miền Trung và Tây Nguyên: có 30 KCN tập trung chủ yếu ở các tỉnh - Đà Nẵng: có 4 KCN với diện tích là 1133 ha
- Quảng Ngãi, Quảng Bình: mỗi tỉnh có 2 KCN Miền Bắc: có 27 KCN tập trung chủ yếu ở các tỉnh - Hà Nội: có 6 KCN với diện tích là 974 ha
- Hải Dương: 4 KCN với diện tích là 522 ha - Hải Phòng: 3 KCN với diện tích là 467 ha - Bắc Ninh, Hưng Yên: mỗi tỉnh có 2 KCN.
Sự phân bố không đều các KCN ở các vùng miền trên cả nước như thể hiện trong bảng số liệu (Bảng 2) có thể nói là một hiện tượng khách quan,
bởi những vùng kinh tế trọng điểm là những nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển các KCN.