Đóng góp của KCN đối với việc nâng cao trình độ công nghệ

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đóng góp của Khu công nghiệp đối với đất nước (Trang 43 - 45)

I/ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KCN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA

2/ Đánh giá tác động của KCN đến nền kinh tế

2.3/ Đóng góp của KCN đối với việc nâng cao trình độ công nghệ

Đối với việc thay đổi trình độ công nghệ, phải kể đến sự đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Hiện nay, có khoảng trên 40 nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN ở Việt Nam. Trong thời gian đầu hoạt động, đây là đối tượng chính để thu hút đầu tư vào KCN nhằm tận dụng thành tựu công nghệ ở những nước này. Tuy nhiên, đến nay có thể nói những kết quả đạt được chưa thực sự như mong muốn. Trong số các nhà đầu

tư nước đầu tư vào Việt Nam, chiếm đa số là đến từ các nước ở trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á (chiếm khoảng trên 80% số dự án và 85% tổng số vốn ĐTNN). Trong khi đó, những nhà đầu tư đến từ các nước Hoa Kì, EU còn rất ít, mà đây là những nước có những thành tựu đáng kể về khoa học công nghệ. Do đó có thể nói hàm lượng công nghệ trong các dự án đầu tư nước ngoài còn khá khiêm tốn. Không những vậy, trong số các dự án đầu tư nước ngoài vào KCN, chủ yếu tập trung ở các ngành, lĩnh vực công nghiệp nhẹ, những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt, may, sản xuất giày dép, lắp ráp gia công hàng điện tử…(chiếm trên 50% tổng số dự án), các ngành sử dụng công nghệ cao còn rất ít.

Đối với các doanh nghiệp trong nước, đến hết năm 2005 số dự án các doanh nghiệp trong nước tạo ra là 2214 dự án với tổng vốn đầu tư là trên 100 tỷ đồng. Nếu xét quy mô vốn đầu tư các doanh nghiệp trong nước có quy mô vốn không kém so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng do trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế nên đóng góp của các doanh nghiệp này đối với đổi mới công nghệ nhìn chung không đáng kể. Thực tế này đã khiến cho việc phát triển các KCN ở Việt Nam giai đoạn vừa qua chỉ mới thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá chứ chưa phải là thúc đẩy công cuộc hiện đại hoá.

Hiện nay, ở một số KCN đã có một số doanh nghiệp đầu tư công nghệ tiên tiến như: Honda, Yamaha, Canon (chủ đầu tư là các doanh nghiệp Nhật Bản tại KCN Thăng Long-Hà Nội) tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp này còn rất khiêm tốn. Để tăng cường khả năng đổi mới công nghệ trong nước, chúng ta đã xây dựng hai khu công nghệ cao ở Hà Nội và TP.HCM nhưng cho đến nay các KCNC này vẫn chưa thực sự đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, ngày 28/2/2006 với sự kiện tập đoàn Intel đầu tư tới 605 triệu USD vào KCNC Thành phố Hồ Chí Minh rất có thể là bước nhấn quan

trọng giúp KCN thu hút thêm nhiều doanh nghiệp mà hạt nhân là các nhà đầu tư Mỹ vào KCN ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đóng góp của Khu công nghiệp đối với đất nước (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w