Triển vọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào KCN

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đóng góp của Khu công nghiệp đối với đất nước (Trang 66 - 69)

Trong thời kì 1998-2000, tình hình đầu tư ra nước ngoài của các nước trên thế giới tăng trưởng mạnh với tổng vốn đầu tư tăng từ mức 687 tỷ USD năm 1998 tăng lên gần 1.187 tỷ USD năm 2000. Tuy nhiên, kể từ năm 2001 dấu hiệu giảm sút đầu tư xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và tụt xuống mức thấp nhất vào năm 2002. Xu hướng giảm đầu tư ra nước ngoài trong thời gian qua cũng có tác động đáng kể đến 12 nước và vùng lãnh thổ đứng đầu về nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2003, tình hình đầu tư ra nước ngoài của các nước trên thế giới bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng trở lại song vẫn còn thấp hơn so với năm 1998. Đặc biệt trong năm 2004, tình hình kinh tế thế giới có nhiều triển vọng và đạt mức tăng trưởng khoảng 5% với nhiều nền kinh tế lớn phục hồi và đạt tốc độ tăng trưởng cao là dấu hiệu thuận lợi cho việc tiếp tục tăng vốn đầu tư ra nước ngoài của nhiều quốc qia.

Theo đánh giá của các chuyên gia trong khu vực và các tổ chức xúc tiến đầu tư, triển vọng thu hút FDI vào Châu Á trong thời kì ngắn hạn và trung hạn (2005-2007) là tương đối sáng sủa và đều có những đánh giá lạc quan về nguồn vốn FDI đầu tư vào Châu Á. Đồng thời theo đánh giá của các công ty

đa quốc gia, 60% cho rằng FDI vào Châu Á thời gian tới sẽ tiếp tục tăng do Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Hàn Quốc là các quốc gia có tiềm năng thu hút đầu tư FDI.

Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện lộ trình giảm thuế quan theo chương trình ưu đãi thuế quan do các nước trong khối khối AFTA đưa ra (CEPT). Điều này sẽ giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn đối với thị trường đầu tư Việt Nam, cùng với những cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam đang hứa hẹn sẽ là một điểm thu hút đầu tư trong khu vực trong thời gian tới.

- Triển vọng thu hút vốn đầu tư trong nước vào KCN

Ở nước ta, kể từ khi có Luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành, với cơ chế thông thoáng hơn đã có 120.328 doanh nghiệp được thành lập với tổng số vốn đầu tư đăng kí 214 ngàn tỷ đồng. Tổng số doanh nghiệp và tổng số vốn đầu tư đăng kí đã tăng lên đáng kể từ mức 14.457 doanh nghiệp và 13,9 ngàn tỷ đồng năm 2000 lên 36.804 doanh nghiệp và 77,8 ngàn tỷ đồng năm 2004. Việc triển khai và hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp đã đăng kí trong thời gian qua là nguồn tiềm năng quan trọng trong thu hút đầu tư trong nước nói riêng và vào các KCN nói riêng trong thời gian tới.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2003 đạt 1.709 nghìn tỷ đồng, gấp 8,3 lần so với năm 1995 và gấp 1,54 lần so với năm 2000 (trong đó các doanh nghiệp Nhà nước chiếm 58,7%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,7%,còn lại là các doanh nghiệp FDI). Vốn bình quân một doanh nghiệp Nhà nước đạt 207 tỷ đồng, một doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 5,2 tỷ đồng.

Đây là một nguồn vốn đầu tư trong nước khá lớn mà chúng ta cần phải khai thác. Hiện nay, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu hoạt động bên ngoài các KCN, do đó yêu cầu đặt ra trong giai đoạn

tới là cần phải thu hút nguồn vốn này vào trong các KCN để phát huy tốt hơn hiệu quả sử dụng các nguồn vốn này.

Nguồn kiều hối: theo thống kê của Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2004 lượng kiều hối gửi về nước qua con đường chính thức (qua Ngân hàng và các công ty kiều hối) là 3,2 tỷ USD, tăng bình quân 22% trong thời kì 2001-2004. Tính từ năm 2000 đến nay, Việt Kiều đã gửi về nước tổng số trên 9,7 tỷ USD. Ngoài ra, lượng kiều hối còn được gửi về nước qua con đường phi chính thức với quy mô xấp xỉ lượng kiều hối qua con đường chính thức hàng năm.Với chính sách thông thoáng hơn của Việt Nam, dự báo đến năm 2010, lượng kiều hối gửi qua con đường chính thức sẽ đạt gần 5 tỷ USD.

1.2/ Những thách thức đặt ra

Mặc dù theo nhận định của các chuyên gia và các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao môi trường đầu tư ở nước ta. Trong thời gian qua Nhà nước ta đã có những cố gắng trong việc tạo ra một môi trường đầu tư đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và vào các KCN nói riêng. Tuy nhiên, vẫn còn những trở ngại khiến cho các nhà đầu tư còn e ngại: Việc Nam chưa hoàn toàn xây dựng được khung pháp lí vững chắc, chất lượng cơ sở hạ tầng còn khá khiêm tốn và phụ thuộc khá nhiều vào các thành phần kinh tế khác, thiếu lao động có trình độ, việc cung cấp các thông tin chưa thực sự tốt…

Trong tình hình các nước đang phát triển trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực đang cũng có những cải cách nhằm tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài khiến Việt Nam đối mặt với một môi trường cạnh tranh gay gắt về thu hút đầu tư. Nhất là đối với Trung Quốc, mô hình KCN được áp dụng ở các nước này được đánh giá rất cao, là một cản trở lớn đối với Việt Nam để thu hút vốn đầu tư từ các nước phát triển.

Hiện nay, phát triển KCN của Việt Nam đang gặp phải nhiều vấn đề cần phải khắc phục. Sự phát triển các KCN có dấu hiệu của sự không bền vững: ô nhiễm môi trường trong KCN và các khu vực ở xung quanh, một số địa phương nhu cầu thuê đất trong các KCN khá lớn nhưng diện tích đất ngày càng thu hẹp, trong khi một số địa phương khác hiệu quả hoạt động của các KCN không cao, tỷ lệ đất cho thuê thấp…

2/ Phương hướng và mục tiêu phát triển KCN giai đoạn 2006-20102.1/ Phương hướng phát triển KCN trong thời gian tới 2.1/ Phương hướng phát triển KCN trong thời gian tới

Trên cơ sở thực trạng phát triển KCn trong giai đoạn vừa qua và căn cứ vào các chủ trương phát triển KCN của Đảng và Nhà nước đặt ra, trong thời gian tới phát triển KCN cần phải theo các hướng sau:

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đóng góp của Khu công nghiệp đối với đất nước (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w