Cơ sở kiến nghị chính sách.

Một phần của tài liệu Chiến lược triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn hiện nay (Trang 76 - 78)

3. 2.Kiến nghị chính sách đối với Việt Nam.

3.2.1. Cơ sở kiến nghị chính sách.

Là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á và được xem là láng giềng gần gũi nhất về địa lí và văn hũa của Trung Quốc, Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ chiến lược triển khai quyền lực mềm của Tung Quốc tại đây.

Thật vậy, trong vài năm gần đây, quyền lực mềm của Trung Quốc được triển khai ở Việt Nam ngày càng hiện rừ xu hướng phát triển, biểu hiện đặc biệt cụ thể trong các vấn đề giao lưu văn hóa. Bản thân Tham tán văn hóa Đại sứ quan Trung Quốc tại Việt Nam, Trịnh Quốc Tiến cũng phải thừa nhận rằng người Việt Nam rất thích các bộ phim Trung Quốc, và đặc biệt là các bộ phim mà nội dung của nó liên quan tới vấn đề tham nhũng hoặc đời sống tỡnh cảm của Trung Quốc. ụng núi: “ đài truyền hỡnh của Việt Nam về cơ bản mối ngày đều phát songs phim truyền hỡnh hoặc cỏc tỏc phẩm điện ảnh khác của trung Quốc”( Trung Quốc thể hiện thực lực mềm tại Việt Nam”, ttxvn, tin tham khảo đặc biệt, ngày 01/06/2007) .

Đặc biệt trong “ tuần lễ văn hóa Trung Quốc” tổ chức tại Việt Nam than 2/2006, ngoài việc Việt Nam trỡnh chiếu cỏc tỏc phẩm điện ảnh và phim truyền hỡnh, Trung Quốc cũn cử đoàn nghệ thuật lớn sang bieur diễn các tiết mục tỏng hợp tại Việt Nam. Sau này Đài truyền hỡnh Việt nam cũn phỏt lại nhiều lần cỏc tiết mục này

Hơn thế nữa, phong trào học tiếng Trung Quốc ở Việt nam ngày càng trở nên rầm rộ. theo con số thống kê chính thức, số lượng học sinh Việt Nam đang học tiếng Trung học ở Việt Nam vào khoảng 5000 ngườiđứng thứ ba trong số lưu học sinh các

nước tại Trung Quốc, ngoài ra, cũn chưa kể đến số lượng học sinh tham gia các khoa học ngắn hạn liên quan.

Trong lĩnh vực kinh tế, Trung Quốc cũng tăng cường các hoạt động giao lưu khác mang ý nghĩa chính trị sâu sắc. Dưới sự chỉ đạo của cơ quan quản lí điện ảnh hai nước, cơ quan sản xuất điện ảnh hai bên đã hoàn thành bộ phim “ Nguyễn ái Quốc ở Hồng Kông” miêu tả hoạt động cách mạng cách mạng của chủ Tịch Hồ Chí Minh trong những năm trước đây. Bộ phim được xem là tài sản chính trị của Trung Quốc đối với Việt Nam, là sự biểu hiện cụ thể của “ lý tưởng tương đồng và vận mệnh liên quan” mà Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong chuyến thăm Việt Nam hồi trung tuần tháng 11/ 2006 đã nhấn mạnh.

Tóm lại, đối với Trung Quốc, Việt Nam là một trong những quốc gia quan trọng ở Đông Nam Á bởi Việt Nam là nằm sát biên giới phía Nam Trung Quốc, với 84 triệu dân, kết cấu dân số trẻ, trình độ giáo dục cao, tài nguyên thiên nhiên phong phú và có địa chiến lược quan trọng. So với các quốc gia khác trong khu vực, do nhân tố “ thiên thời địa lợi nhân hòa”, lại là quốc gia do Đảng Cộng sản lãnh đạo, Trung Quốc càng có điều kiện thuận lợi để triển khai các hoạt động quyền lực mềm tại đây.

Do đó, Việt Nam cần có một cái nhìn đúng đắn và chính xác về chiến lược trienr khai quyền lực mềm của Trung Quốc để từ đó đưa ra những ứng xử phù hợp mà vẫn bảo vệ được lợi ích xuyên suốt của quốc gia là độc lập tự chủ, giữ gìn toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ, đồng thời không gây ra những ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ hữu nghị láng giềng hữu nghị tốt đẹp giữ hai nước Việt– Trung. Việc hoạch định chính sách này dựa trên những cơ sở sau:

Về khía cạnh an ninh, các hoạt động triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc trong 10 năm trở lại đây, một mặt đem lại những tác dộng tích cực về mặt an ninh như giúp các nước ASEAN nói chung và Việt Nam như cân bằng và kiềm chế quyền lực và nahr hưởng của Mỹ và Nhật Bản tại khu vực, mặt khác gây ra những ảnh hưởng xấu đến an ninh của các nước này.

Cụ thể là, cuối tháng 11 năm 2007, Quốc viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung HOa đã phê chuẩn việc thành lập thành phố Tam Sa, một đô thị cấp huyện thuộc tỉnh Hải Nam, có phạm vi quản lí ba quần đảo trên Biển Đông là Hoàng Sa, Trường

Sa ( mà Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa ) và Trung Sa, với diện tích bằng ¼ diện tích nước Trung Quốc48. tuyên bố này đã gây ra tác động tiêu cực đến quan hệ bang giao hợp tác đang phát triển mạnh mẽ giữa Việt Nam và Trung Quốc đồng thời làm căng thẳng thêm tranh chấp lãnh thổ vùng biển vốn đã gay gắt giữa hai nước tại khu vực biển Đông bởi rõ ràng việc thành lập Tam Sa không chỉ nhằm phục vụ chủ trương bảo vệ biên giưos lãnh thổ vùng biển và chiến lược biển Đông của Trung Quốc mà còn giúp Trung Quốc, một bước nữa, thực hiện âm mưu bành trướng về phía Nam trong đó lấy Việt Nam làm bàn đạp. Do đó, trong khi hoạch định chính sách cho Việt Nam trước chiến lược triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc cần phải tính đến nhứng tác động về mặt an ninh của chiến lược.

Về khía cạnh phát triển, rõ ràng hơn ai hết, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài nhất từ nền văn hóa Trung Quốc. Việt Nam phải đề phòng với chiến dịch quảng bà văn hóa Trung Quốc. Việc các phim dã sử Trung Quốc được trình chiếu quá nhiều trên các kênh truyền hình không phải là điều hay bởi lẽ nó sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức của người dân đồng thời có thể khiến cho người dân thấy “thân thuộc” với lịch sử và văn hóa Trung Quốc hơn là chính lịch sử, văn hóa của dân tộc mình. Đó là một điều nguy hiểm.

Bên cạnh đó, việc hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, chiếm lĩnh và được người dân ưa chuộng nhiều hơn sản phẩm trong nước bởi mẫu mã đa dạng và giá cả cạnh tranh sẽ khiến cho các nhà sản xuất bản địa nản chí mặc dù xét về chất lượng, chưa hẳn hoặc thậm chí là còn kém xa chất lượng hàng hóa sản xuất tại Việt Nam. Đây là còn chưa tính đến chất lượng hàng hóa thấp có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm (nhu các hàng hóa đồ chơi của trẻ em, pháo nổ, các chất độc hại…).

Một phần của tài liệu Chiến lược triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn hiện nay (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w