cơ hội Trung Quốc”
Nằm kế cận Trung Quốc về mặt địa lý, các nước Đông Nam á rất nhạy cảm trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhất là khi giữa Trung Quốc và một số nước đang có những tranh chấp về lãnh thổ. Philipin đã từng coi những hành động của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa là điển hình của “ Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc ở Đông Nam á”.
Bóng đen của “Thuyết mối đe dọa từ Trung Quốc” bao trùm khu vực Đông Nam á bao năm qua, do vậy mọi hành động của Trung Quốc đều bị coi là “ mối đe dọa”. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, “Thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc bắt đầu nhạt dần” và “Thuyết cơ hội về Trung Quốc” đang dần nổi lên. Trung Quốc có được sự thay đổi này không phảI bằng các biện pháp đe dọa như trừng phạt, cưỡng bức, mà được đổi bằng việc khởi xướng và tích cực thúc đẩy xây dựng khu mậu dịch tự do Trung Quốc – Asean và đã đạt được hiệu quả ban đầu.
Tại Hội nghị lãnh đạo Trung Quốc – Asean lần thứ 1 tháng 12 năm 1997, hai bên đã ra “ Tuyên bố chung Hội nghị cấp cao giữa nước Chủ Nghĩa Nhân Dân Trung Hoa và các nước Asean”, khiến quan hệ hợp tác hữu nghị giữa 2 bên bước vào khuôn khổ hợp tác chính thức. Trong Hội nghị Trung Quốc – Asean lần thứ 4 tháng 11 năm 2002, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã đưa ra ý tưởng thành lập khu mậu dịch tự do Trung Quốc –Asean và kiến nghị thành lập nhóm chuyên gia nghiên cứu tính khả thi của ý tưởng này. Sáng kiến này đã được các nước Asesan hưởng ứng tích cực.
Một năm sau, tại Hội nghị cấp cao Trung Quốc – Asean lần thứ 5 ngày 6 tháng 11 năm 2001, hai bên chính thức xác định mục tiêu xây dựng xong khu mậu dịch tự do Trung Quốc – Asean trong 10 năm tức là năm 2010. Ngày 4 tháng 11 năm 2002, tại hội nghị Trung Quốc – Asean lần thứ 6 diễn ra ở Phnômpênh, hai bên đã chính thức ký “ Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc- Asean” trong đó quy hoạch phương án “Thu hoạch sớm” quyết định giảm thuế hơn 600 mặt hàng trước thời hạn từ ngày 1 tháng 1 năm 2004 cho đến khi thuế suất bằng 0. Đồng thời, Trung Quốc còn cho các nước Asean không phảI thành viên WTO hưởng quy chế tối huệ quốc đa phương trong đó bao gồm cả Việt Nam, Lào, Campuchia.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn đề nghị xây dựng chế độ hội địa lý giữa Bộ Trưởng ngành tin học hai bên, khẩn trương kí bản ghi nhớ hợp tác lâu dài giữa Trung Quốc- Asean.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn đề nghị xây dựng chế độ hội nghị định lý giữa Bộ trưởng ngành tin học hai bên, khẩn trương kí bản ghi nhớ hợp tác lâu dài giữa Trung Quốc – Asean trong ngành tin học.
Ngoài ra, Trung Quốc còn đI đầu thực hiện “ Hiệp định khung giữa Trung Quốc và TháI Lan”, đồng ý từ 1/10/2003 không đánh thuế các mặt hàng nông sản như sau . Từ 1/1/2004 một số mặt hàng Việt Nam, Campuchia, Lào và Mianma xuất sang Trung Quốc được miễn thuế.
Trung Quốc cũng tích cực thúc đẩy khu vực thương mại tự do với Asean và với từng nước thành viên đơn lẻ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của Trung Quốc vào Đông Nam á cũng bắt đầu được được chú ý. Trong giai đoạn 2002-2006, tổng số FDI của Trung Quốc vào khu vực này đạt 2,3 tỷ USD, chiếm 1,3% tổng số vốn FDI vào Đông Nam á trong giai đoan này. Tuy đây không phảI con số lớn nhưng việc các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Đông Nam á đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng hiểu của Trung Quốc trong khu vực.
Trung Quốc và Asean dự định thành lập khu mậu dịch tự do trong vòng 10 năm, hiện tại việc xây dựng này đã có những tiến triển thuận lợi. Theo tính toán ban đầu, khu mậu dịch tự do Trung Quốc – Asean sẽ là khu mậu dịch tiềm năng thị trường cực lớn với 2 tỷ dân, GDP đạt trên 2000 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất khẩu cũng sẽ đạt tới 1.300 tỷ USD. Sau khi khu mậu dịch được thành lập xuất khẩu của Trung Quốc sang Asean sẽ tăng 55% xuất khẩu của các nước Asean sang Trung Quốc sẽ tăng 48% nhờ đó GDP của Trung Quốc sẽ tăng 0,3 %, Asean sẽ tăng 0,9%
39
Viễn cảnh hai bên cùng có lợi đã thay đổi dần quan điểm của Asean đối với Trung Quốc, hình tượng của Trung Quốc cùng được cảI thiện nhiều. Phát biểu tại “ Diễn đàn cấp cao Trung Quốc – Asean”. Tổ chức ở Quế Lâm tháng 2/03, các quan chức cấp cao (Xingapho, Malaysia, Việt Nam và Cam PuChia đều bày tỏ những quan điểm tích cực đối với “ Thuyết về cơ hội Trung Quốc”.
Trưởng đại diện đàm phán phía Asean, quan chức cấp cao Bộ thương mại TháI Lan Kanissorn nói: Trung Quốc đã thu được những thành tựu lớn lao trong tiến trình phát triển kinh tế, hình thành thị trường lớn, sau khi xây dựng khu mậu dịch tự do, kim ngạch thương mại 2 chiều sẽ tăng từ 2 đến 4 lần. Trung Quốc và Asean đã
có thị trưởng và mạng lưới thương mại thống nhất, có lợi cho việc thực hiện liên kết kinh tế khu vực, tăng cường sức cạnh tranh trên toàn cầu.
Các nước thành viên mới của Asean như Việt Nam, Campuchia, Lào cũng bày tỏ những quan điểm tích cực hơn khi tham gia “chương trình thu hoạch sớm”. Trên thực tế, quan hệ thương mại Trung- Việt đã tăng hơn 90 lần trong gần 10 năm qua đã đem lại không ít lợi ích cho Việt Nam. Các nước khác trong Asean cũng hy vọng được từ sự phát triển của Trung Quốc và quan hệ hợp tác với nước này.
Việc Bắc Kinh tìm cách tạo ấn tượng chỉ chuyên tâm vào việc phát triển kinh tế và duy trì hòa bình, ổn định phục vụ cho công cuộc phát triển này đã phần nào trấn an các nước trong khu vực. Cùng với việc thực thi dân số đối ngoại thực dụng. Trung Quốc không còn ủng hộ các nhóm Maorist đối lập tại các nước Đông Nam á như trong thập niên 60 của thế kỷ XX ( Banlaoi R.Supmen 2003 Southeast Asian Perspectives on the Rise of China Regional Security afler 9/11” Parameters, Us Auny War college, stategic studies Instituse). Trung Quốc khẳng định: “ Việc đồn đại rằng một nước Trung Quốc lớn mạnh lên sẽ là mối đe dọa với các nước khác là không có cơ sở”. Trung Quốc không bao giờ tham gia vào các cuộc khởi nghĩa vũ trang, không bành trướng và không thay đổi bá quyền “ 40. Từ đó, những tiếng nói quanh “ Thuyết về cơ hội Trung Quốc” liên tục mạnh mẽ, trở thành ý kiến chính của người dân Đông Nam á.
2. 4. 2. Tăng cường hợp tác an ninh khu vực.
Trung Quốc và Asean không những đã hình thành nhiều cơ chế hợp tác tỏng lĩnh vực kinh tế như ngoại thương viện trợ mà còn có khá nhiều cơ chế hợp tác trong lĩnh vực an ninh vận hành tốt. Cơ chế hợp tác giữa Trung Quốc và Asean trong lĩnh vực an ninh khá hoàn thiện, đã hình thành hệ thống an ninh hoàn chỉnh. An ninh ở đay không chỉ được hiểu với nghĩa an ninh quân sự truyền thống mà còn theo nghĩa toàn diện bao gồm an ninh kinh tế, an ninh năng lượng, an ninh con người…
Nhiều nước cho rằng Trung Quốc đang phát huy vai trò của một nước lớn, có trách nhiệm trong một loạt các vấn đề an ninh khu vực. Người ta đã phải ghi nhận một sự thay đổi đáng kể trong thái độ của Trung Quốc đối với các cơ chế hợp tác đa