Tin Bộ ngoại giao ngày 2/5/

Một phần của tài liệu Chiến lược triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn hiện nay (Trang 54 - 57)

tuyên truyền văn hóa Trung Quốc, bảo vệ người Hoa và Hoa Kiều… đều là những kênh quan trọng và thiết thực đồng thời là sân chơi để Trung Quốc nâng cao và thể hiện quyền lực mềm của mình. Do đó, trong phần phân tích dưới đây, người viết sẽ tập trung phân tích và làm rõ biểu hiện cụ thể về quyền lực mềm của Trung Quốc ở Đông Nam á trên 4 phương diện cụ thể sau:

• Thứ 1: Hoạt động viện trở và giúp đỡ các nước trong khu vực giải quyết khó khăn.

• Thứ 2: Hoạt động chuyển hóa “ Thuyết về mối đe dọa của Trung Quốc thành thuyết về cơ hội Trung Quốc”.

• Thứ 3: Hoạt động tăng cường hợp tác an ninh khu vực.

• Thứ 4: Hoạt động tăng cường ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.

2. 4. 1 Viện trở và giúp đỡ các nước trong khu vực giải quyết khó khăn.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu á 1997,bắt nguồn từ Thái Lan tới khu vực Đông Nam á. Một số nước đã tỏ thái độ chờ xem, nhưng nước láng giềng Trung Quốc khi đó đã đứng lên giơ tay giúp đỡ, cùng các nước láng giếng phía Nam trảI qua giai đoạn khó khăn nhà mình tổn thất, cũng phải ủng hộ và giúp đỡ các nước láng giềng hữu nghị, quyết định không phá giá đồng nhân dân tệ. Hơn thế nữa, trước cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ trầm trọng, Trung Quốc còn thông qua quỹ tiền tệ quốc tế cho TháI Lan vay 1 tỉ USD. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc cho nước ngoài vay khoản lớn như vậy kể từ khi nước Trung Hoa được thành lập. Khi đó, theo yêu cầu của chính phủ Thái Lan, Trung Quốc còn tăng nhập khẩu ở mức thích hợp hàng hóa của nước này. Những biện pháp đó đã giúp Thái Lan vượt qua thời kỳ khó khăn. Những hành động đó của Trung Quốc xây dựng được lòng tin với người dân Đông Nam á.

Các công cụ khác cũng được Trugn Quốc tích cực sử dụng để tăng cường hình ảnh ở Đông Nam á. Dù còn có tranh cãi thương mại và viện trợ được coi là thành tố quyền lực mềm của Trung Quốc. Các nghiên cứu mới đây cho thấy các khoản viện trợ của Trung Quốc dành cho Đông Nam á tăng lên không ngừng và nhanh chóng vượt qua Mỹ.

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã phá hoại và gây tổn thất nghiêm trọng cho Indonexia, nền kinh tế nước này trượt dốc, ngân hàng phá sản, các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn, doanh nghiệp phá sản, nhà máy đóng cửa, số người thất nghiệp tăng vọt, mức tăng trưởng kinh tế từ 7,8% năm 1996 tụt xuống 13,6% năm 1998, tổng sản phẩm quốc nội(GDP) từ đỉnh cao 225 tỷ USD năm 1996 giảm xuống còn 115 tỷ USD năm 199837 Khi Indonexia rơ vào hoàn cảnh khó khăn trầm trọng, Mỹ và các nước phương Tây đã tỏ thái độ lạnh nhạt khiến Indonexia, rất thất vọng. Ngay cả Nhật Bản lâu nay vẫn viện trợ cho Indonexia do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam á, kinh tế suy thoái, khó lo nổi cho chính mình đã giảm mạnh viện trở và đầu tư cho Indonexia. Ngược lại, Trung Quốc đã giúp đỡ cho nước này vay khoản tiền lớn và viện trợ không hoàn lại, làm dịu bớt hoàn cảnh khó khăn của đất nước. Năm 2002, tổng số viện trở Trung Quốc dành cho Indonexia lớn gấp 2 lần số viện trợ Mỹ dành cho nước này. Cuối năm 2004, Trung Quốc cũng đã nhanh chóng gửi viện trợ và đồ cứu trợ trị giá 60 triệu USD cho các nước trong khu vực bị thiệt hại do trận sóng thần cuối 12/04 gây ra. Ngoài TháI Lan, Indonexia các nước Đông Nam á như Philipin, Malaixa, Xinhgapo, Brunay… đều được Trung Quốc sẵn sàng giúp đỡ. Năm 2003, tổng số viện trợ mà Trung Quốc dành cho Philipin lớn gấp 4 lần số viện trợ của Mỹ, dành cho Lào gấp 3 lần của Mỹ và các khoản viện trợ mà Trung Quốc dành cho các nước Đông Nam á cùng ngày càn đa dạng hơn, không chỉ ở những dự án lớn, mà còn được chuyển thành các học bổng ngắn hạn cho các quan chức Chính Phủ.

Điều đáng nói là các khoản viện trợ của Trung Quốc đặc biệt đựơc hoan nghênh do: Trung Quốc không đặt điều kiện đi kèm như phải cải cách dân chủ, mở cửa thị trưởng hay bảo vệ môi trường. Thay vào đó là chính sách “ không can thiệp vào công việc nội bộ” khiến các nước hài lòng vì cảm thấy chủ quyền của họ được tôn trọng, đòng thời, Trung Quốc sẵn sàng nhận dữ án xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng là những lĩnh vực mà các nhà đầu tư khác ít hứng thú.

Cảm kích trước hành động giúp đỡ tích cực của Trung Quốc, lãnh đạo các nước ASEAN đã phát biểu ca ngợi Trung Quốc. Tổng thống Indonexia: Meganati

37Quyền lực mềm của Trung Quốc ở Đông Nam á, tư tưởng xã hội văn hóa .Tìm tham khảo chủ

từng nói: “ Trung Quốc với 1,2 tỷ dân nay đã trở thành nước lớn được thế giwois ngưỡng mộ, 200 triệu dân Indonexia cần noi theo, học tập kinh nghiệm của Trung Quốc”. 38). Trong thời gian cầm quyền, Thủ tướng Maylayxia, Mahathir từng đến Trung Quốc 7 lần, là điều hiếm thấy trong số các nhà lãnh đạo của Đông Nam á. Ông Mahathir từng nhiều lần nói: “ Maylayxia và Trung Quốc là những người bạn tốt nhất của nhau”. Ông cũng là nhà lãnh đạo đầu tiên chủ động đứng lên phản bác lại về “ Thuyết về mối đe dạo từ Trung Quốc”.

Tiếp đó nhận chuyến thăm của chủ tịch Giang Thạch Đông tới TháI Lan tháng 9/1999, Quốc Vương Bhumibol Achelyadef và Thủ tướng Thaksin đã có những bài phát biểu đầy nhiệt tình, ca ngợi tình hữu nghị TháI – Trung và sự viện trợ của chính phủ Trung Quốc khi TháI Lan gặp khó khăn, mong muốn quân hệ 2 nước phát triển hơn nữa. Những lời lẽ ca ngợi, Trung Quốc của các nước Đông Nam á khác cũng thường thấy trong bài phát biểu của các nhà lãnh đạo và bản tin của các cơ quân thông tin đại chúng.

Khu vực đông Nam á một thời từng là tiền tuyến chống chủ nghĩa cộng sản, TháI Lan, Indonexia, Malayxia và Philippin đều có lịch sử thân Phương Tây chống Trung Quốc. Đông Nam á cũng là nơI về “ Thuyết về mối đe dạo Trung Quốc” được phổ biến sớm và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây mối quân hệ hai bên được cảI thiện đáng kể. Các nước Đông Nam á có cáI nhìn thiện cảm với Trung Quốc. Đây là kết quả nỗ lực của Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng, tăng tính hấp dẫn của quốc gia, cũng là minh chứng cho quyền lực mềm của Trung Quốc được áp dụng hiệu quả.

Một phần của tài liệu Chiến lược triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn hiện nay (Trang 54 - 57)