Chuang.M “A Weak or strong China: Which is betteer for the Asia pasific region?

Một phần của tài liệu Chiến lược triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn hiện nay (Trang 60 - 65)

phương: từ chỗ nghi ngại, thù địch cho đến tích cực, chủ động tham gia. Trong 20 năm đầu thực hiện cửa khẩu mở cửa, ngoài những diễn đàn tương đối với … thiếu những quy định mang tính thể chế hóa, Trung Quốc chưa bao giờ tham gia với tư cách là nước khởi xướng chủ yếu và tích cực thúc đẩy xây dựng một tổ chức đa phương nào đó. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua Trung Quốc đã thúc đẩy ngoại giao đa phương với việc đưa ra các kháI nhiệm an ninh mới như an ninh chung, an ninh hợp tác, an ninh toàn diện và nhấn mạnh đây là khung chủ đạo và nền tảng cho kháI niệm an ninh trong tương lai. Nước này đưa ra quan điểm thời đại toàn cầu hóa là thời đại an ninh của các quốc gia cùng tồn tại, hai bên và nhiều bên cùng giành thắng lợi; chứ không còn là kẻ thắng người thua nữa. Trong quan hệ với các nước láng giềng, Trung Quốc đề xuất chủ trương “ hòa thuận với láng giềng”. Trong an ninh và hợp tác khu vực Trung Quốc đề xướng mô thức hiệp thương bình đẳng, hợp tác cùng hiểu tin tưởng nhau, cùng có lợi, bình đẳng hợp tác, tôn trọng văn minh đa dạng, nhu cầu phất triển chung.

Trước đây, Trung Quốc không hề ủng hộ diễn đàn an ninh khu vực Asean (ARF) do lo ngại các nước nhỏ hơn sẽ dùng hành động tập thể để “ quốc tế hóa” các vấn đề như biển Nam Trung Hoa. Đối với các vấn đề kiểu này, Trung Quốc muốn giảI quyết song phương hơn. Nhưng từ năm 1995, Trung Quốc đã đồng ý đưa tranh chấp biển Nam Trung Hoa vào chương trình nghị sự ARF. Hiện nay, Trung Quốc còn là một trong những nước ủng hộ mạnh mẽ nhất việc chuyển ARF từ giai đoạn xây dựng lòng tin lên ngoại giao phòng ngừa. Xuất phát từ mục tiêu nhằm giảm bớt vai trò của Mỹ tại khu vực và tăng thêm vị thế.. bản thân thành lập Tổ chức Hợp tác Thượng HảI( 15/6/01), cùng Asean ký tuyên ngôn về hành vi của các bên ở biển Đông (DOC) tháng 11/2002. Gia nhập “ Hiệp ước hợp tác hữu nghị Đông Nam á - TAC” (10/2003), tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Asean lần thứ 1, Asean lần thứ 2,Asean lần thứ 3… chỉnh thái độ tích cực hơn của Trung Quốc đối với chủ nghĩa đa phương đã góp phần khuyến khích xu thế đối thoại, xây dựng lòng tin, giảm nghi kỵ trong khu vực.

Tại hội nghị lãnh đạo Asean – Trung Quốc lần thứ VI năm 2002, hai bên đá ký “ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông”, nhằm tránh các cuộc xung đột do

tranh chấp ở vùng biển này, đảm bảo hòa bình và ổn định biển Đông. Trong thời gian diễn ra hội nghị lãnh đạo Asean – Trung Quốc lần thứ VII tháng 10/2003. Trung Quốc đã đi đầu trong việc ký “ hiệp ước hợp tác hữu nghị Đông Nam á” với tư cách là nước không thuộc thành viên Asean. Hiệp ước này là cơ sở pháp luật để các nước Đông Nam á duy trì hòa bình ổn định và phát triển. Trung Quốc là nước ngoài Asean đầu tiên Trung Quốc ký để tham gia một tổ chức kinh tế mang tính khu vực.

Sự tham gia của Trung Quốc chứng tỏ Trung Quốc là một nước lớn khu vực trách nhiệm, đồng thời cũng giúp nâng cao vị trí và ảnh hưởng của Asean trên

trường quốc tế, hành động này là một đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định cho khu vực Đông Nam á và Châu á- TháI Bình Dương. Đến tháng 10/2003, hai bên đã ký Tuyên bố chung giữa các nhà lãnh đạo Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa và các nước Asean. Tuyên bố hòa bình phồn vinh nhằm tăng cường hơn nữa sự tin cậy lẫn nhau, thực hiện “quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông”. Thảo luận và quy hoạch phương thức, lĩnh vực và chương trình cụ thể cho các hành động kế tiếp, tiếp tục hiệp thương về việc Trung Quốc tham gia nghị định của “ Hiệp ước khu phi hạt nhân Đông Nam á”.

Hợp tác Trung Quốc- Asean trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống cũng ngày một sâu hơn “Tuyên bố chung hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống”. Được hai bên ký năm 2002 đã quy định trọng điểm của hợp tác giữa 2 bên trong giai đoạn hiện nay là tiến công buôn bán ma túy, chở lậu dân di cư bất hợp pháp, buôn bán phụ nữ trẻ em, cướp biển, khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm có tổ chức...v.v. Tuyên bố chung giữa các lãnh đạo Asean và Trung Quốc lần thứ VII tháng 10 năm 2003 quyết định hai bên sẽ đẩy nhanh thực hiện các chương trình hợp tác quy định trong “Tuyên bố chung về hợp tác tỏng lĩnh vực an ninh phi truyền thống” đồng thời tích cực triển khai và nâng cao các chương trình hợp tác liên quan, tổ chức đúng lúc cuộc đối thoại an ninh giữa hai bên, tăng cường hơn nữa trong các công việc quốc tế và khu vực thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.

Tháng 6 năm 2003 Tại hội nghị Ngoại giao diễn đàn khu vực Asean ở Pnompenh, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc còn đưa ra kiến nghị tổ chức “ Hội nghị chính sách an ninh” trong diễn đàn. Tháng 10 năm 2003, Trung Quốc chính thức gia nhập “ điều ước hợp tác hữu nghị Đông Nam á”. Đồng thời cùng Asean tuyên bố thiết lập “ Quân hệ đối tác chiến lược hướng tới hòa bình và phồn vinh”.

Cùng vào tháng 6 năm 2003, tại Hội nghị hợp tác đối thoại Ngoại trưởng các nước Châu á lần thứ 2 tổ chức tại Chiềng Mai. Các nước tham dự đã nhất trí hợp tác 17 lĩnh vực nông nghiệp và khoa học kỹ thuật, khởi động quỹ công tác Châu á. Tự do thúc đẩy hợp tác Châu á, khởi động cơ chế hợp tác khắp Châu á. Thực tiễn chứng minh vận dụng quan điểm an ninh mới có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và cho cả thế giới.

ở đây cần đặc biệt nói tới hợp tác giữa Trung Quốc và các nước Asean trong lĩnh vực an ninh y tế vệ sinh công cộng. Từ năm 2003 đến nay SARS và dịch cúm gia cầm lan rộng ở Trung Quốc và một số nước Đông Nam á, gây tổn thất rất lớn. Ngoài ra còn liên tục xảy ra những sự kiện lớn như bệnh bò điên, lở mồm, long móng.. Liên quan đến an ninh lương thực thực phẩm. Trận sóng thần ở Đông Nam á, cuối năm 2004 gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Do nhiều khu vực thiên tai rộng, số người bị hại nhiều đã gây những tai họa chưa từng có các loại dịch bệnh có khả năng ập xuống các khu vực gặp tai họa.

Vấn đề y tế vệ sinh công cộng không những đe dọa nhiều trong sinh mệnh con người, mà còn gây tổn thất kinh tế nặng nề cho các khu vực thiệt hại, ảnh hưởng không nhỏ đến hợp tác và phát triển khu vực. Trung Quốc và Asean đã có những hợp tác rộng rãi trên mặt này và có hiệu quả ban đầu rõ rệt. Hai bên đều phản ứng nhanh, có những biện pháp đắc lực hợp tác thành công trong việc chống lại “SARS” và “ dịch cúm gia cầm” , H1N1, H5N1. Trung Quốc còn dốc sức tham gia vào chống thiên tai ở bất cứ quốc gia Đông Nam á nào. Trung Quốc luôn có phản ứng sớm viện trở với những nỗ lực lớn nhất, giảm bớt tổn thát do tại họa gây ra, giảm nhẹ nỗi khổ cho nhân dân các khu vực bị nạn, minh chứng là hoạt động cứu viện trong đợt sóng thần, động đất xảy ra ở Indonexia năm 2004.

Sự phát triển của Trung Quốc không thể tách rời hòa bình và ổn định của khu vực Đông Nam á và cũng là bộ phận trở thành hữu cơ của sự phồn vinh và tiến bộ của khu vực Đông Nam á. Vì thế, Trung Quốc cần phải kiện trì phương châm ngoại giao với các nước láng giềng “thân thiện với các nước láng giềng”, “làm bạn với các nước láng giềng” cùng với các nước Đông Nam á bắt tay xây dựng môI trường an ninh lành mạnh và ổn định, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình và phát triển của Đông Nam á, Trung Quốc và Châu á - TháI Bình Dương.

Tóm lại, Trung Quốc cần phảI kiên trì áp dụng quan điểm an ninh mới là tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi, bình đẳng, hợp tác để chỉ đạo ngoại giao, chiến lược Đông Nam á của Trung Quốc, nỗ lực thực hiện an ninh tổng hợp, an ninh hơp tác và an ninh chúng. Đồng thời, nỗ lực cố gắng thăm dò con đường thực hiện quan điểm an ninh mới, dùng quan điểm an ninh mới thay thế tư duy chiến tranh lạnh. Chỉ có như vậy mới có thể đảm bảo cho sự trỗi dậy hào bình của Trung Quốc, thực hiện thành công chiến lược triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam á. Thực hiện thành công chiến lược triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam á, thực hiện tốt hơn “ Nỗ lực tạo ra môi trường hòa bình quốc tế ổn định lâu dài và an ninh đáng tin cậy”.

Mục tiêu an ninh của Trung Quốc ở Đông Nam á là bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực, thúc đẩy đối thoại và hợp tác an ninh khu vực. Hiện nay nhận thức của Trung Quốc đối với an ninh khu vực đang ngày càng sâu sắc hơn, quan điểm an ninh của Trung Quốc thông thoáng hơn chính sách an ninh rõ ràng hơn, tham gia hợp tác an ninh rộng rãI hơn. Trung Quốc cho rằng, an ninh tổng hợp là đặc trưng cơ bản của vấn đề an ninh hôm nay, an ninh hợp tác là con đường hữu hiệu để bảo vệ an ninh quốc tế, an ninh chung là mục tiêu cuối cùng của việc bảo vệ an ninh Đông á thúc đẩy quan hệ giao lưu với Đông Nam á và các nước láng giềng.

2. 4. 3. Tăng cường ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam á Nam á

Ngày nay, văn hóa đóng vai trò ngày càng quan trọng trong tiến trình, phát triển của mỗi quốc gia. Văn hóa phát triển hài hòa với kinh tế, chính trị, kết hợp

ngày 1 khăng khít với khoa học kỹ thuật được xem là “tài nguyên quyền lực mềm” then chốt trong sức mạnh tổng hợp của một đất nước. Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008 đã đem đến cho Trung Quốc cơ hội biểu dương những thành tích phát triển kinh tế và hiện đại hóa nhanh chóng của đất nước mình sau 30 năm tiến hành cải cách mở cửa, cũng là dịp tôn vinh bản sắc Trung Hoa. Tạo dựng hình ảnh đẹp đẽ của đất nước có nền văn hóa lâu đời và xán lạn, từng bước nâng cao tài nguyên quyền lực mềm văn hóa trên trường quốc tế và tăng tính hấp dẫn với khu vực Đông Nam á.

Có thể thấy, chủ trương phát triển quyền lực mềm đã được thể hiện rõ trong các chương trình nghị sự của chính phủ và những bài phát biểu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Tại đại hội văn hóa lần thứ 8, ngày 10/1/2006, trong bài phát biểu của mình. Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào cho rằng: “ngày nay vị trí của văn hóa trong cạnh tranh quốc lực tổng hợp ngày càng quan trọng. Quốc gia nào nắm được lợi thế trong phát triển văn hóa, sẽ nắm quyền chủ động tốt hơn trong quá trình cạnh tranh quốc tế khốc liệt 41 Ngày 24/7/2007, chính hiệp Trung Quốc tổ chức hội nghị hiệp thương đề xuất chính sách “ Xây dựng quyền lực mềm quốc gia lấy văn hóa làm nội dung chủ yếu”. Vấn đề này đã được cụ thể hóa tỏng báo cáo chính trị do Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào trình bày tại đại hội XVII Đảng Cộng Sản Trung Quốc diễn ra vào ngày

15/10/2007. Báo cáo nêu rõ: “Văn hóa ngày càng trở thành nguồn lực quan trọng trong sức quy tụ và sức sáng tạo của dân tộc, ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong cạnh tranh quốc lực tổng hợp… phảI ra sức nâng cao thực lực mềm văn háo đất nước, khiến cho đời sống văn hóa xã hội thêm phần phong phú, đa dạng làm cho đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng phát triển”42

Như vậy, trên cơ sở coi văn hóa là một nhân tố quan trọng trong cạnh tranh sức mạnh tổng hợp quốc gia, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã đặt vấn đề nâng cao tài nguyền quyền lực văn hóa như là mục tiêu chiến lược của sự nghiệp phát triển văn hóa hiện nay.

Một phần của tài liệu Chiến lược triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn hiện nay (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w