Việt Nam.
Chiến lược triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc ở Đông Nam Á đã tạo ra những tác động tích cực và tiêu cực nhất định cho các nước trong khu vực Đông Nam á nói chung và Việt Nam nói riêng. Nói cách khác, bên cạnh những cơ hội có thể tận dụng từ chiến lược triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc, Việt Nam va các nước Đông Nam Á cũng phải đối mặt va giải quyết những thách thức to lớn mà chiến lược này mang lại.
3.1. Tác động của chiến lược triển khai quyền lực mềm của Trung Quốcở Đông Nam Á ở Đông Nam Á
3.1.1.Tích cực.
Trước hết, việc triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc tại Đông Nam Á dẫn tới sự phát triển ngày càng tăng trong quan hệ hợp tác hữu nghị và ổn định với các quốc gia trong khu vực này đã tác động tích cực đến việc bảo đảm hòa bình, an ninh tại Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương.
Khu vực Châu Á- Thái bình dương đến nay vẫn là khu vực chứa đựng nhiều bất ổn tiềm tàng về mặt an ninh. Ở đây có rất nhiều điểm nóng dẫn đến nguy cơ xung đột vũ trang, đe dọa hòa bình, ổn định của khu vực. Bên cạnh những điểm nóng có thể tạo thành xung đột, Châu Á- Thái Bình Dương cũng chứa đựng quá nhiều mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa các cường quốc và giữa các cường quốc với các quốc gia nhỏ. Vì vậy, nhìn bề ngoài, Châu Á- thái Bình Dương dường như là khu vực ổn định và xu thế hòa bình là khó có thể đảo
ngược, nhưng bên trong lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột. Sự thiếu niềm tin và sự nghi kỵ lẫn nhau là một nguyên nhân dẫn đến xung đột vũ trang và làm cho quan hệ quốc tế trong khu vực phức tạp, khó dự báo.
Hơn nữa, ở Châu Á – thái Bình Dương lại không có một cấu trúc an ninh tập thể nào mang tính ổn định như tổ chức NATO hay CSCE. Do vậy, không có một cơ chế nào để kiểm soát tình hình khu vực. Diễn đàn an ninh khu vực Đông Nam Á (ARF) tuy có vai trò nhất định trong việc giữ gìn an ninh khu vực , nhưng nó chỉ là một cơ chế tham khảo ý kiến, một diễn đàn lỏng lẻo, không có hiệu lực kiểm soạt an ninh khu vực. Tất cả những yếu tố đó làm an ninh khu vực luôn chứa đựng những nhân tố phức tạp, bất ổn, khó đoán định.
Trong mối quan hệ giữa các nước ở khu vực, các nước nhỏ yếu, nhất là các nước Đông Nam Á, thường tỏ ra hoài nghi ý đồ của các nước lớn. Trung Quốc với tư cách là tiêu điểm của rất nhiều vấn đề an ninh khu vực, lại là một nước lớn đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành mối quan ngại cho nhiều quốc gia trong khu vực. Chính vì vậy, sự phát triển quan hệ Trung Quốc – Asean xuất phát từ việc triển khai một cách có hệ thống và hiệu quả quyền lực mềm của Trung Quốc ở khu vực có ý
nghĩa lớn về mặt an ninh, chính trị. Cơ chế đa phương này đã tạo thêm một kênh đối thoại mới để xây dựng lòng tin giữa Trung Quốc và ASEAN, góp phần giải quyết một số vấn đề an ninh chung giữa hai bên. Mối quan hệ hợp tác hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa Trung Quốc và ASEAN là mộtnhaan tố rất có ý nghĩa cho việc củng cố hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, việc triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc ở Đông Nam Á còn đem lại lợi ích và sự phát triển tích cực về mặt kinh tế cho các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước ASEAN. Sự ra đời của Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN ( CAFTA) xuất phát từ đề xuất của Trung Quốc đã thúc đẩy sự gia tăng thương mại, nội vùng và thu hút đầu tư vào khu vực. Theo tính toán của ban Thư kí ASEAN, khu vực mạu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN ra đời sẽ làm kinm ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN tăng lên 55,1 % và xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc cũng tăng lên tới 48%. Điều dó sẽ làm GDP của Trung Quốc tăng 0,3% và của ASEAN tăng 0,9%. Đến năm 2010, tổng kim ngạch mậu dịch của CAFTA sẽ tăng trên 30%., cao gần bằng tổng kim ngạch mậu dịch nội bộ của EU47. Ngoài ra sự ra đời của CAFTA sẽ tác động tới tiến trình lien kết và hội nhập trong ASEAN cũng như thúc đẩy tiến trình nhất thể hóa Đông Á mà bước đầu đang được thúc đẩy thong qua tiến trình hợp tác ASEAN+ 1 và ASEAN+3.
Ngoài ra, sự gia tăng quyền lực mềm của Trung Quốc đa đem lại cho những tác động tích cực về mặt văn hóa- giáo dực. Tiếp cận với nền văn hóa Trung Quốc đang phát huy ảnh hưởng ngày càng lớn, các nước trong khu vực có them cơ hội mở rộng hệ quy chiếu về văn hóa, làm giàu thêm văn hoá bản địa cũng như không bị lệ thuộc vào văn hóa Mỹ vốn được hỗ trợ bởi qua trỡnh toàn cầu húa. Đồng thời, cơ hội được học tập và nghiên cứu tại các trường đại học lâu đời và nổi tiếng của Trung Quốc đói với du học sinh các nước Đông Nam Á cũng được mở rộng hơn.
Hơn thế nữa, về mặt xó hội, việc Trung Quốc gia tăng quyền lực mềm cũng làm củng cố xó hội cỏc nước Đông Nam Á theo các giá trị truyền thống Châu Á mà Khổng giáo là một thành tố tích cực, từ đó tăng cường sự liên hệ của cộng đồng người Hoa tại các nước trong khu vực với Trung Quốc đại lúc đồng thời giúp