Đông Nam á là khu vực lí tưởng để Trung Quốc thực hiện việc gây ảnh hưởng về văn hóa. Là khu vực láng giềng gần gũi, hai bên đã bắt đầu giao lưu từ rất lâu. Cùng với việc người Trung Quốc tiến về hướng Nam, văn hóa Trung Quốc đã được truyền tới Đông Nam á. Lịch sử truyền văn hóa xuống phía Nam phát triển theo hình sóng, lúc lên lúc xuống theo sự thịnh suy của đất nước. Thời đầu cường thịnh, nhà Minh đã pháI Trịnh Hòa 7 làn đI xuống vùng biển phía Nam, văn hóa Trung Quốc được truyền tới Đông Nam á, ảnh hưởng của nó đã đạt tới đỉnh cao trong lịch sử. Sau đó, Trung Quốc đóng cửa và lạc hậu, tới thời cận đại những kẻ thực dân Phương Tây ở Đông Nam á đã dồn ép văn hóa Trung Quốc vào không gian nhỏ hẹp nhất. Sau khi nước Trung Hoa mới được thành lập, tình hình đã bắt đầu có sự thay đổi, ảnh hưởng của văn háo Trung Quốc lại nổi lên.
Cho tới nay, sức mạnh của đất nước ngày càng tăng. Nhiều biện pháp tăng cường sự ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, tư tưởng Nho gia mang một giá trị vô cùng to lớn, ảnh hưởng nhiều tới khu vực Đông Nam á. Đối với người Trung Quốc và thế giới, Đạo Khổng chính là biểu tượng của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Vì vậy, trong quá trình mở rộng quyền lực mềm ra thế giới cũng nhưu ở khu vực Đông Nam á, Trung Quốc đặc biệt chú trọng phát huy ảnh hưởng của “ văn hóa Khổng”. Những năm gần đây, qua việc mở rộng hệ thống các Học viện Khổng Tử, Đông Nam á đã phần nào biết đến những quan niệm cơ bản của học thuyết Nho gia và những giá trị văn hóa Trung Quốc truyền thống.
Với lịch sử 500 năm, nền văn hóa Trung Quốc đã từng bước mở rộng ảnh hưởng ra các nước xung quanh như Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản. Các chuyến thám hiểm của Trịnh Hòa cuối thế kỷ XV qua vùng biển Đông Nam á cũng có mục đích tạo ra kênh liên lạc giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực và truyền bá sự thịnh vượng của nền văn ninh Trung Hoa sang các nước “Nam Dương” 43
Ngày nay, sự thành công của công cuộc cảI cách mở cửa đã tạo điều kiện cho Trung Quốc phát triển các giá trị văn hóa của nền văn minh Trung Hoa. Người Trung Quốc luôn tự coi nền văn hóa của mình là “ nền văn hóa của thế giới”. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nói “nền văn hóa Trung Quốc không phảI chỉ riêng của người
43Bates Gill and Yanzhong Huang, “Sousces and Limits of Chinese soft power”, Survial, Vol 48, No2, Summer 2006, P 18. No2, Summer 2006, P 18.
Trung Quốc mà là của toàn thế giới… Chúng ta sẵn sàng thúc đẩy giao lưu văn hóa với toàn bộ thế giới với nỗ lực thúc đẩy phát triển văn hóa.
Với lý do đó, hàng năm Trung Quốc đã chỉ ra một khoản ngân sách lên tới 200 triệu USD để thúc đẩy việc học. Tiếng Trung trên toàn thế giới và đặt mục tiêu tăng số lượng người nước ngoài học tiếng Trung lên 100 triệu người vào năm 2010 44
Học viện Khổng Giáo, một mô hình truyền bá văn hóa Trung Quốc giống như “ Hội đồng Anh” và trung tâm văn hóa Pháp” đã được thành lập ra. Tính đến cuối năm 2005 đã có 32 Học Viện Khổng Giáo được bộ giáo dục Trung Quốc thành lập ở trên 23 nước trên thế giới với nhiệm vụ truyền bá tiếng Hán và văn hóa Trung Quốc tới các nước sở tại. Phong trào học tiếng Trung Quốc đang rất thịnh hành ở hầu hết các nước trong khu vực. Con số du học sinh du học là người Châu á cũng tăng lên không ngừng và cho đến năm 2004, 80% trong tổng số 78.000 sinh viên nước ngoài đang theo học và cao đẳng đến từ các nước Châu á đặc biệt là ở khu vực Đông Nam á. Cũng theo thống kê của bộ giáo dục Trung Quốc cho thấy 75% số sinh viên nước ngoài đến Trung Quốc để học về các chuyên ngành có liên quan đến văn hóa Trung Quốc như: ngôn ngữ, nghệ thuật, lịch sử, triết học và y thuật 45. Nho giáo, hệ tư tưởng chính thống phong kiến của Trung Quốc đã có ảnh hưởng rất lớn đến các nước Đông Nam á. Bên cạnh đó, gần 60 triệu hoa Kiều và khoảng 4,6 triệu khách du lịch Trung Quốc hàng năm đến khu vực này là những lực lượng đông đảo có thể đóng góp vào việc phát triển văn hóa và quảng bá hình ảnh của Trung Quốc đến các nước trong khu vực.
Theo đánh giá của Joseph .S. Nye, việc hàng chục triệu người đang theo học ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc rõ ràng sẽ giúp Trung Quốc ngày càng mở rộng được ảnh hưởng và quyền lực mềm của mình ra toàn thế giới… và ngày nay, triết lý “Phát triển hòa bình” của Trung Quốc đang ngày càng có sức hấp dẫn rất lớn đối với phần còn lại của thế giới” ( Bành Tân Cương, “ ngoại giao văn hóa và quyền lực mềm của Trung Quốc: từ góc độ toàn cầu hóa”, NXD nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, Bắc Kinh, 2008,Tr 443). Trung Quốc ngày càng tăng cường giao lưu văn hóa Trung Quốc – Asean. Tiếng Hán trở thành ngôn ngữ được ưa chuộng ở Đông Nam á
44 Bates Gill and Yanzhong Huang, TLđd, tr.18.
lưu học ở Trung Quốc trở thành mong muốn của thanh niên, học sinh. Trung Quốc cung cấp giáo viên dạy tiếng Hán cho các nước Đông Nam á. Xây dựng ở
Campuchia và một số nước khác chế độ cho học sinh được học trong các nhà trường Hán ngữ do Trung Quốc viện trở, những học sinh đạt thành tích ưu tú có thể được học bổng sang Trung Quốc tiếp tục học tập.
Khác với Mỹ, thắt chặt việc cấp thị thực cho lưu học sinh. Chính sách cấp thị thực cho lựu học sinh của Trung Quốc tương đối thoảI máI, khuyến khích học sinh tại các nước Đông Nam á tới Trung Quốc lưu học. Theo điều tra của trường đại học Georgetown, đôI số người có Visa tới học ở Mỹ. Chính sách này đã mở rộng ảnh hưởng của các trường đại học Trung Quốc.
Phim truyền hình, một trong những công cụ truyền bá văn hóa hữu hiệu nhất cũng được Trung Quốc sử dụng một cách triệt để. Các bộ phim truyền hình của các nước Đông Nam á, kể cho người dân các nước này không chỉ về cuộc sống hiện tại ở Trung Quốc mà còn về các câu chuyện lịch sử Trung Quốc. Chỉ tích riêng tại Việt Nam, phim Trung Quốc đã được trình chiếu ở tất cả các kênh truyền hình từ thành phố đến các địa phương. Có người đã cho rằng phim Trung Quốc được chiếu nhiều làm tăng sự hiểu biết và cảm thụ về lịch sử và văn hóa Trung Quốc. Ngoài ra, một số kênh truyền hình trong khu vực như “ Metro TV” của Indonexia, “ Chanrel News Asia” của Xingapho đã xây dựng các bản tin phát hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc phổ thông và phủ sóng ra toàn khu vực.
Hàng hóa Trung Quốc cũng tràn ngập trong khu vực Đông Nam á. Các nhãn hiệu hàng hóa của Trung Quốc đại lục như TCL, Haier, Huawei, Levono… ngày càng trở nên phổ biến với người tiêu dùng Đông Nam á. Kinh tế đại lục phát triển cùng làm tăng số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Đông Nam á. Chủ tịch riêng năm 2003, có tới 4,6 triệu khách du lịch Trung Quốc đã đến các nước Đông Nam á
46và con số này vẫn tiếp tục tăng lên, kéo theo sự phát triển của ẩm thực, văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc.
Tóm lại, Trung Quốc đã và đang dùng “ quyền lực mềm” để tạo ấn tượng của mình ở trong khu vực Đông Nam á. Tiềm lực “ quyền lực mềm” của Trung Quốc về
46Trung tâm thông tin thương mại,http// www.vinanet.com.vn/news.datail aspx? new SID 95732# scene-1 ) scene-1 )
văn hóa là rất lớn. Khổng giáo, học thuyết chính trị- xã hội của giới cầm quyền phong kiến Trung Quốc cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với các nước Đông Nam á. Với sự giàu có về kinh tế tạo điều kiện cho Trung Quốc triển khai mạnh mẽ việc truyền bá văn hóa Trung Quốc ra bên ngoài. Nói theo lời của một số học giả, Trung Quốc đang sử dụng cả quá khứ và hiện tại, sử dụng quyền lực cứng để hồ trợ cho việc xây dựng và sử dụng quyền lực mềm trong quan hệ với các nước Đông Nam á và thế giới.
Tiểu kết:
Trong quan hệ quốc tế, Trung Quốc đã có những chính sách và hoạt động thay đổi với khu vực Đông Nam á từ sự kiện khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu á- năm 1997. Thay và những chính sách đe dọa hay “ Thuyết mối đe dọa” bằng các vũ lực để giảI quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biên giới đất liền và tiêu biểu Nam Trung Hoa như trong đầu năm 90 của thế kỷ XX. Trung Quốc đã làm giảm căng thẳng bằng cách đưa từ “ thuyết mối đe dọa” sang “ thuyết hòa bình” với các nước tranh chấp và ngày càng nhấn mạnh đến “ đôI bên cùng có lợi”, gia tăng viện trở, hợp tác chính trị – kinh tế và đầu tư. Nói cách khác Trung Quốc đang gia tăng quyền lực mềm ở khu vực Đông Nam á bằng cách tạo sự hấp dẫn, tin cậy của các quốc gia khu vực này với Trung Quốc nhằm đạt được các mục tiêu của Trung Quốc.
Chiến lược triển khai quyền lực mềm này xuất phát từ 5 nhân tố chính: 1. Vị trí chiến lực của Đông Nam á trong chính sách đối ngoại của
Trung Quốc.
2. Sự hạn chế của việc triển khai quyền lực cứng của Trung Quốc. 3. Tiềm lực của quyền lực mềm của Trung Quốc.
4. Quyền lực mềm của một số quốc gia trên thế giới. 5. Sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này.
Trên thực tế, chiến lược này được Trung Quốc tiến hành mạnh mẽ dưới nhiều hình thức đa dạng như tích cực viện trở và giúp đỡ các nước trong khu vực, giảI quyết khó khăn, thể hiện vai trò của một nước lớn đầy trách nhiệm trong khu vực, giảI quyết khó khăn, thể hiện vai trò của một nước lớn đầy trách nhiệm tỏng khu vực. Ngoài ra, Trung Quốc còn tiến hành các hoạt động chính trị – ngoại giao nhằm
chuyển hóa “ Thuyết về mối đe dọa của Trung Quốc “ thành “ thuyết về cơ hội Trung Quốc”. Các hoạt động tăng cường hợp tác an ninh trong khu vực cả trong các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống cũng như các hoạt động tăng cường ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc tại đậy.
Kết quả là, chiến lược triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc đã đem lại những tác động tích cực và tiêu cực nhất định đối với các nước trong khu vực, từ đó đã dẫn đến phản ứng tốt của các nước, và đến tạo lòng tin của các quốc gia này với Trung Quốc.
Chiến lược này đã giúp Trung Quốc giảm bớt được chi phí trong ngân sách quốc gia mà hiệu qua của nó lại hiệu quả lâu dài, đó là bài học để các nước khác học tập.
Chương III
Tác động của chiến lược triển khai quyền lực mềmcủa trung Quốc ở Đông Nam và kiến nghị ứng xử với