nghĩa xã hội tại Trung Quốc, đặt hy vọng của họ vào những thế hệ sẽ nối tiếp chúng ta”13
Đến giữa năm 1990, khi Trung Quốc từng bươc vươn lên mạnh mẽ các quan chức chính phủ và các học giả về quan hệ quốc tế nước này đã bắt đầu phân tích quyền lực mềm theo hướng khách quan và toàn diện. Thừa hưởng những quan điểm truyền thống từ nền văn hóa cổ xưa, các học giả và các nhà hoạch định chính sách nguồn chính trị trong nước và ngòi nước của một quốc gia. Nói cách khác đó là năng lực sử dụng và điều tiết sức mạnh cứng của một quốc gia đó ở trong và ngoài nước.
Giáo sư Lưu Kiến Phi thuộc viện nghiên cứu chiến lược quốc teé thì hco rằng: khái niệm quyền lực mềm của Nye không thật sự chặt chẽ bởi nó dựa vào tư duy phân chia phần cứng và phần mềm của máy tính. Trong khi đó, trên thực tế, phần cứng và phần mềm lại thống nhất biện chứng với nhau, cần dược kết hợp nhuần nhuyễn. Quan điểm này trùng với lý thuyết về “quyền lực thông minh”- sự kết hợp giữa quyền lực cứng và quyền lực mềm do giáo sư Joseph. S. Nye phát triển năm 2008.
Đối với giới tinh hoa Trung Quốc sự phát triển quyền lực mềm của Trung Quốc ngày càng trở nền cấp thiết như là một công cụ để hiện thực hóa giấc mơ trở thành cường quốc. Đặc biệt, khi quyền lực cứng của Trung Quốc tụt lại xa phía sau những cường quốc chủ yếu khác trên thế giới. Trung Quốc giờ đây đang tận dụng sự “ hấp dẫn” của mình để gây ảnh hưởng lên thế giới đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, các học giả Trung Quốc coi các thành tố “ mềm” là một sự lựa chọn chiến lược phục vụ cho chiến lược “ phát triển hòa bình” của nước này.
Phần lớn các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tin tưởng rằng, trong thế kỷ XXI, thế giới đang chuyển nhanh thành một thế giới đa cực với sự toàn cầu hóa kinh tế nhanh chóng cùng với những tiến bộ trong khoa học công nghệ và sự cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt về “ sức mạnh tổng hợp quốc gia”. Trong con mắt của giới tinh hoa Trung Quốc, chiến lược phát triển lớn nhất của Trung Quốc là tiến bộ xây dựng “ sức mạnh toàn diện quốc gia” trong khi vẫn “ duy trì ổn định nội
13 .Lưu Cường Luân, Uông Đại Lý, Tạ Ngọc Ái, Nguyễn Viết Chi, lí luận Đặng Tiểu Bỡnh, Nxb Lao động, 2007, tr 35. Lao động, 2007, tr 35.
bộ”14 của Trung Quốc coi quyền lực mềm là không thể thiếu trong nỗ lực của Trung Quốc với việc nỗ lực tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia và trở thành cường quốc hàng đầu thế giới. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển quyền lực mềm khi cho rằng nhiệm vụ căn bản của chủ nghĩa xã hội là xây dựng lực lượng sản xuất, nâng cao sức mạnh toàn diện quốc gia xã hội chủ nghĩa của chúng ta và cải thiện mức sống nhân dân nhằm phản ánh ưu điểm vượt trội của chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã từng nói: “ nền văn hóa của Trung Quốc không phải chỉ riêng của người Trung Quốc mà là của toàn thế giới… chúng ta sẵn sàng thúc đẩy giao lưu văn hóa với toàn bộ thế giới với nỗ lực chung thúc đẩy sự phát triển văn hóa”15
Ngày 24/7/2007, chính hiệp Trung Quốc tổ chức hội nghị hiệp thương đề xuất chính sách “ xây dựng quyền lực mềm quốc gia lấy văn hóa làm nội dung chủ yếu”. Vấn đề này được cụ thể hóa trong Báo cáo chính trị do Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào trình bày tại Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 15/10/2007. Báo cáo nêu rõ: văn hóa ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong sức quy tụ và sức sáng tạo của dân tộc, ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong cạnh tranh quốc lực tổng hợp…”16. Như vậy, trên cơ sở coi văn hóa là một nhân tố quan trọng trong sức mạnh tổng hợp quốc gia.
1.2.3. Chiến lược triển khai quyền lực mềm của Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á. Đông Nam Á.
Quyền lực mềm là một nghệ thuật thuyết phục và Trung Quốc sử dụng quyền lực mềm để mở rộng không gian biên giới phía Nam cũng như ảnh hưởng của mình. Kể từ những năm 90 của thế kỷ trước Trung Quốc đã đẩy mạnh quan hệ với các quốc gia ASEAN trong lĩnh vực viện trợ, thương mại tài chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh, lao động, môi trường,phát triển và du lịch.