TỪ CÁI NHÌN ĐẾN BÚT PHÁP 3.1 Điểm nhìn trần thuật
3.3.2. Ngôn ngữ tăng cường tính tốc độ, thông tin và triết luận làm ột đặc
điểm nữa của các ngòi bút nữ. Tính tốc độ thể hiện ở lối kể liệt kê như Phạm Thị
Hoài, ở sự đậm đặc các chi tiết như Thuận, ở các đoạn đối thoại dồn dập như Lý Lan,
ở câu văn xô lệch ngữ pháp như Nguyễn Thị Thu Huệ và cả ở lối văn tung phá rất trẻ
trung của Phan Thị Vàng Anh… Lượng thông tin đạt đến mức tối đa nằm ở một thứ
ngôn ngữ phức điệu, đa thanh, mang tinh thần tiểu thuyết: “Tôi chẳng biết bây giờ Vũ đã đội chiếc mũ phớt thứ bao nhiêu trong đời, Lâm đã lầm bầm nguyền rủa bao nhiêu lưỡi dao cạo. Một hôm nào đó gần đây tôi chợt trông thấy Vũ dắt chiếc một- linh-ba mặt mũi đầy tự trọng kiểu trí thức thuộc địa, và theo sau một quãng nghi binh là một nàng đeo kính cố tách khỏi môi trường. Tóc nàng để rất dụng ý. Khoé miệng
thì chán chường căng thẳng. Những phụ nữ hạng siêu việt này chỉ có một mục đích trong cuộc đời là săn tìm một người đàn ông có thể hiểu được mình. Họ quả là không
đơn giản chút nào. Tôi mừng cho Vũ từ đằng sau. Thế là nó đã tìm được ai đó đáng cho nó nói chuyện, thế là nó đã trưởng thành, đã có một đời sống xã hội thật rồi, cứ
nhìn cách nó chọn xe pháo thì biết. Còn Lâm đôi ba lần lướt qua sát mũi tôi nhưng tôi chẳng kịp đánh hơi xem nó bây giờ là ai. Mà tôi chắc cũng không bốc mùi V.I.P. khiến nó phải miễn cưỡng ngoảnh lại. Nó đã quệt vỡ đèn xi nhan bên trái của tôi để
lách lên chui qua chiếc chắn tàu ở đầu đường Khâm Thiên. Nó tỏ ra biết quý thời
gian ở tình huống chắn tàu như phần lớn người Hà Nội hiện đại và cũng như họ, nó không xin lỗi. Thế cũng là một trưởng thành”. (Man nương – Phạm Thị Hoài) Khả
năng thông tin thể hiện ở việc nhà văn biết dung nạp những thành phần ngôn ngữ
mới, biết sử dụng các “điển cố” văn học mới, mở rộng khả năng diễn đạt của ngôn từ. Cái cách nhà văn làm cho các từ “mũ phớt”, “lưỡi dao cạo”, “V.I.P.” trở nên đa nghĩa; cái cách miêu tả xen lẫn bình luận: “…mặt mũi đầy tự trọng kiểu trí thức thuộc
địa, và theo sau một quãng nghi binh là một nàng đeo kính cố tách khỏi môi trường. Tóc nàng để rất dụng ý. Khoé miệng thì chán chường căng thẳng” làm cho ngôn ngữ
trở nên đa thanh, hàm chứa nhiều ẩn ý.
Hứng thú triết luận không chỉ là hứng thú của những nhà văn nam giới như
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà… Những nhà văn nữ của chúng ta cũng rất ưa triết luận. Tính triết luận thể hiện qua những thành phần ngôn ngữ có tính khái quát, trừu tượng. Ngôn ngữ cũng bớt đi phần kể, phần tả để xen vào một vài đoạn triết luận ngắn, nhưng có ý nghĩa khái quát cao.“Thiên đường. Hình như ai trong đời cũng đã từng
đặt chân tới đó. Chỉ khác nhau là thiên đường của họ là cái gì, và đem lại hạnh phúc cho họ ra sao. Có người thì chạy hết từ thiên đường này tới thiên đường khác, có khi vừa lao vào rồi lại chạy tọt ra ngay vì kinh hãi”. (Hậu thiên đường – Nguyễn Thị
Thu Huệ) “Tôi nhìn ảnh Ma-ra-đô-na. Không hiểu sao tôi thấy lo lắng khi nhìn thấy
con người này đang đứng trên đỉnh cao chót vót, trong khi cả hành tinh nhìn vào anh
phải đứng như thế theo ý họ. Nếu là tôi, tôi sẽ biến mất, sẽ trốn đi, hoặc sẽ ngừng to tiếng khi đã lên đến đỉnh. Không một người nào lên mãi mãi, vĩ đại mãi mãi được.
(Cơn mưa cuối mùa – Lê Minh Khuê)
3.3.3. Ở nhiều tác giả, ngôn ngữ thật sự là một cuộc trình diễn của cá tính nghệ sĩ. Trong số các nhà văn nữ Việt Nam hiện nay, người có ý thức trong việc sử