Ngôn ngữ văn xuô

Một phần của tài liệu Người phụ nữ hiện đại qua cái nhìn của một số nhà văn nữ (Trang 100 - 101)

TỪ CÁI NHÌN ĐẾN BÚT PHÁP 3.1 Điểm nhìn trần thuật

3.3.Ngôn ngữ văn xuô

Nhà nghiên cứu văn học Huỳnh Như Phương đã từng chỉ ra tầm quan trong của ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Theo ông, “Cấu trúc ngôn từ của tác phẩm văn học là hệ thống những phương thức tạo hình và biểu cảm của ngôn ngữ

hoạt động trong văn bản và được tạo ra trong quá trình xây dựng tác phẩm. Chính nhời những phương thức ngôn ngữ này mà hệ thống hình tượng và nội dung tư tưởng

được bộc lộ”. [58]

Tiếp đó, trong một bài viết về ngôn ngữ văn xuôi sau 1975, tác giả Nguyễn Thị

Bình cũng nêu nhận xét:“Một nhà văn đích thực phải ý thức về mình như một nhà ngôn ngữ vì ngôn ngữ là “yếu tố đầu tiên quy định cung cách ứng xử” của anh ta, là phương tiện bắt buộc để anh ta giao tiếp với bạn đọc. Đối với văn chương, ngôn ngữ

không chỉ là “cái vỏ của tư duy” mà còn là tài năng, cá tính và quan điểm nghệ

thuật…” [6]

Ngôn ngữ ngày càng có một vị trí quan trọng trong nghiên cứu văn học. Đến với văn chương, trước hết là đến với trò chơi ngôn ngữ của nhà văn. Ngôn ngữ văn xuôi tiết lộ nhiều điều về nhà văn, về thời đại. Lịch sử đã để lại cho chúng ta một số

quan niệm khá cơ bản về ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là yêu cầu và tiêu chuẩn bắt buộc không thể thiếu được, dù là trên hình thức. Khác với lời ăn tiếng nói hàng ngày, đã là

chữ nghĩa văn chương thì nhất thiết phải hay, phải đẹp, phải “văn hoa”, tao nhã. Lời văn nghệ thuật có thể ví với lời “nhả ngọc phun châu”. Cùng với thời gian, quan niệm

ấy dần dần thay đổi. Văn xuôi thời kì 1930-1945 còn mang dáng dấp của văn biền ngẫu, nhưng đã có cách sử dụng ngôn từ, hình ảnh trau chuốt, mẫu mực, tạo ra được một khoảng cách giữa văn viết với lời nói hàng ngày. Nếu như với cái nhìn đậm tính sử thi, văn xuôi thời kì 1945-1975 giàu chất thơ, có xu hướng được mĩ lệ hóa thì với khát vọng diễn đạt chân thật cái đời sống phồn tạp, đa chiều, văn xuôi thời kì đổi mới lại chọn thứ ngôn ngữ thô nhám, xù xì. Không còn bị buộc chặt vào những đối tượng cao cả, thánh thiện để nhà văn thành kính chiêm ngưỡng, ngôn ngữ văn xuôi ngày nay bắt đầu bớt đi vẻ trang trọng, ít du dương, ít rào đón mà gần gũi với đời thường, thẳng thắn trong cách định danh, định tính, suồng sã trong giọng điệu, thành phần khẩu ngữ gia tăng, cú pháp linh hoạt, mềm mại hơn.

3.3.1. Các nhà văn nữ của chúng ta cũng có những nỗ lực đáng kể để đổi mới ngôn ngữ văn xuôi. Ngôn ngữ của các chị có những đặc điểm chung của ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Người phụ nữ hiện đại qua cái nhìn của một số nhà văn nữ (Trang 100 - 101)