Các nhà văn nữ của chúng ta cũng có những nỗ lực đáng kể để đổi mới ngôn ngữ văn xuôi Ngôn ngữ của các chị có những đặc điểm chung củ a ngôn ng ữ

Một phần của tài liệu Người phụ nữ hiện đại qua cái nhìn của một số nhà văn nữ (Trang 101 - 103)

TỪ CÁI NHÌN ĐẾN BÚT PHÁP 3.1 Điểm nhìn trần thuật

3.3.1. Các nhà văn nữ của chúng ta cũng có những nỗ lực đáng kể để đổi mới ngôn ngữ văn xuôi Ngôn ngữ của các chị có những đặc điểm chung củ a ngôn ng ữ

văn xuôi đương đại: mang nhãn quan hiện thực – đời thường. Khoảng cách giữa văn nói và văn viết được thu hẹp. Lối nói trần trụi, những tiếng chửi tục, chửi thề, tiếng lóng… xuất hiện nhiều trong ngôn ngữđối thoại của nhân vật:

“Họa lừ mắt:

-Mấy con ranh kia. Gọi ông chủ ra đây. Cô Lan mạnh dạn:

-Ông chủ em đi vắng rồi ạ.

-Đi xuống âm ti địa ngục cũng phải gọi về ngay. Không thì đừng trách. Cút hết những thằng chó chết nào đang sử dụng cái phòng “nhất dạ đế vương” đi. Dọn sạch dớt dãi. Tập hợp hết những con thú xịn nhất, phục vụ hai tiếng trả hai mươi triệu. Ba mươi phút sau phải xong tất cả. Nhớ chưa?” (Tường thành - Võ Thị Xuân Hà )

-“Chị đừng có dạy tôi như bà dạy cháu ấy. Cái đời sống này có nghĩa lí gì? Tôi, từ lúc sinh ra đã bị quăng vào cái vòng quay của một cuộc sống cùng quẫn, mãi mãi tôi là một thứ đồ chơi của số phận hay sao? Tôi muốn tự do và sung sướng, muốn là bà chủ ngôi nhà này và Dương. Cái kiếp đàn bà thật khốn nạn. Mẹ yêu quý

của chúng ta ra rả dậy tôi rằng: Khi bé thì phải vâng lời bố mẹ. Lớn lên lấy chồng thì phải theo chồng, chồng chết phải theo con. Chỉ có vâng lời và vâng lời. Chắc chị và cả cái nhà này thích tôi sẽ lấy một thằng lực điền chân đất mắt toét như một con trâu tốt để rồi tống tiễn tôi về nhà nó và ồ ạt đẻ những đứa con như gà chứ gì? Sao các người ích kỉ thế?” (Thiếu ph chưa chng Nguyễn Thị Thu Huệ)

Lại có những lời thoại được bê nguyên xi từ ngoài đời vào trang văn, đọc lên là biết ngay nó được phát ra từ dạng người nào:

"Này này em gì ơi, học hả?" Ðấy là bà chủ tiệm đang lách bụng và mông qua

đám con gái. Bà vừa lật lật một quyển vở mép cong tướn vừa nói: "Một trăm hai mươi kiểu nam nữ âu phục dân tộc phổ biến thời trang nhất hiện nay, sơ cấp hai trăm rưởi, trung cấp bốn trăm, cả trung cả sơ thì sáu trăm giảm năm chục, cao cấp thì áo

dài com-lê, thực hành ngay trên vải giáo viên vào loại tín nhiệm, nào em tên là gì?”.

"Nào em tên gì?”. Tôi nghĩ chắc bà bận lắm nên lễ nhập học của tôi phải xong ngay trong một tràng tiếng Việt cực trong sáng như thế…”

“Tôi từ trên gác bước thẳng vào giữa câu của cô: "... xong không dọn bàn là, là xong không rút ra đấy, cút để gái già này vác bụng đi hầu mấy con đĩ non kia thì xí xớn học chả học, may lên bờ xuống ruộng đơm cúc vênh váo như các 1 cái khuyết thùa toe toét chỉ xí xớn tôi thì đuổi tuốt, nhà này là nhà làm ăn tử tế toàn là người có học có văn thơ hẳn hoi chứ là cái nhà thổ à, không phải cái nhà thổ à, không phải cái

nhà thổ, không phải cái chợ ai muốn ra thì ra vào thì vào, thời buổi này không ai

nuôi không ai, tôi đây chẳng thương thì chó nó thương...”.(Tim may Sài Gòn –

Phạm Thị Hoài)

Những đoạn đối thoại như trên không nhiều, nhưng phải nói rằng, ngôn ngữ

“vỉa hè” được đưa vào văn chương làm cho con người được sống thật hơn. Theo nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến thì chính M.Gorki đã gọi “khẩu ngữ là máu của văn xuôi nghệ thuật”. Như vậy, nó không chỉ đóng vai trò nguồn nuôi dưỡng mà còn làm nên thần thái, khí sắc, đặc tính mĩ học của văn xuôi. Vả lại, lối nói, lối kể theo đúng lời ăn tiếng nói tự nhiên hàng ngày không qua công thức, tu sửa, không qua “nghệ

học đã chỉ ra rằng: thứ ngôn ngữ trau chuốt, gọt gũa quá kĩ lưỡng sẽ chóng cũ hơn lời văn dân dã đời thường và lời kể của những truyện cười, truyện tiếu lâm luôn có vẻ

“hiện đại”. Tất nhiên, nếu đưa thứ ngôn ngữ bình dân “đầu đường xó chợ” vào quá liều lượng sẽ gây phản cảm cho người đọc, nhất là khi người đọc đồng thời là những nhà đạo đức.

Cùng với đặc tính gia tăng khẩu ngữ, các nhà văn nữ cũng tăng cường sử dụng các đại từ nhân xưng. “Y”, “hắn”, “gã”, “thị”, “ả”… làm thành giọng điệu suồng sã, bỡn cợt, phá vỡ tính mực thước quen thuộc của văn xuôi: “Gần như Ngâu biết rõ vợ

hắn làm gì trong ngày ấy. Hắn mường tượng mồn một, đến đau đớn, khuôn mặt đẹp võ vàng của vợ hắn đang bị phủ dưới bản mặt của một gã lạ hoắc nào đó. Xong việc. Một nắm tiền còm” (Ngày không mút tayVõ Thị Hảo); “Ả muốn thời gian không gian ngưng lại hết. Ả ước ao tay trong tay cho đến khi nào ả chẳng còn cảm nhận

được gì nữa cả”. (Đàn bà sinh ra t bóng đêmY Ban). Trái lại “chàng”, “nàng” làm cho văn phong mềm mại, đầy nữ tính: “Khoan khoái sau một giấc ngủ say, sâu, êm đềm, không mộng mị, nàng mở mắt nhìn qua cửa sổ. Đã giũa thu, nắng thủy tinh rờ rỡ ngoài trời. Những cái lá trên cây xanh sạch sẽ mơn mởn sau trận mưa đêm

đang làm duyên dưới nắng. Ồ, một buổi sáng mới thanh bình làm sao. Nàng vùng dậy chạy vào nhà tắm. Ồn ào tiếng nước xối xả vào nàng. Nhẹ nhõm, nàng chạy ra đứng trước gương”. (Người đàn bà đứng trước gươngY Ban)

Một phần của tài liệu Người phụ nữ hiện đại qua cái nhìn của một số nhà văn nữ (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)