Tiêu điểm nội quan

Một phần của tài liệu Người phụ nữ hiện đại qua cái nhìn của một số nhà văn nữ (Trang 78 - 85)

TỪ CÁI NHÌN ĐẾN BÚT PHÁP 3.1 Điểm nhìn trần thuật

3.1.1. Tiêu điểm nội quan

Khi viết về người phụ nữ, hầu hết các nhà văn nữ đều đứng ở tiêu điểm nội quan để quan sát, nhìn nhận và miêu tả. Nhà văn thường hóa thân vào nhân vật, và chỉ nói những gì nhân vật biết mà thôi. Tác phẩm thường có dạng độc thoại nội tâm, tuy ở các mức độđậm nhạt khác nhau.

Dạng tiêu điểm bên trong cố định (một nhân vật kể mọi việc) được các nhà văn nữ lựa chọn nhiều hơn cả. Người kể chuyện được biểu thị trực tiếp bằng đại từ ở ngôi thứ nhất đồng thời cũng là nhân vật (tôi) như trong tiểu thuyết Ph Tu và các truyện ngắn: Hu thiên đường, Dưới ánh đèn nhiu màu, Vũ điu địa ngc, Cơn mưa cui mùa, Nô tì được trang sc, Bàn tay lnh, Dòng sông bui chiu, Mưa đời sau… hoặc người kể chuyện ở ngôi thứ ba chính là một nhân vật trong tác phẩm như

tiểu thuyết Gia đình bé mn (nhân vật Tiệp), các truyện ngắn: Min bt (nhân vật Phan), Ngày không mút tay (Ngâu), Bc thư gi m Âu Cơ (đứa con), Người đàn bà và nhng gic mơ, Sau chp là bão dông, Người đàn bà đứng trước gương

(nàng), Bng bnh thiên s (Thi), Bài hát chim nhng xanh (anh), H đêm thăm thm (Thư), Cái rùng mình ca vũ tr (Hạnh), Ngh giáo (Thùy)…

Trong những truyện kể mà người kể chuyện xuất hiện trực tiếp thì phối cảnh và nói năng thuộc về cùng một cá nhân. Khi đó, người kể chuyện vừa mang tiêu điểm (nhân vật tiêu điểm hoá, phản ánh điểm nhìn của tác giả), vừa là chủ thể của ngôn từ được sử dụng (người kể chuyện = người tiêu điểm hóa = “tôi”).

“Con tôi lớn thật rồi. Sao đến bây giờ tôi mới biết điều đó nhỉ? Những người

đàn ông đi qua đời tôi như thể bất chợt họ gặp cơn mưa rào, mà họ thì không mang vải nhựa để che. Tôi là một cái hiên rộng để họ chạy vào đó, yên tâm, tưng tửng chờ

cho qua cơn mưa, rồi về nhà. Hóa ra lâu nay, tôi đi đường tôi, còn con gái tôi thì tự

tìm đường mà đi. Liệu nó có đi lại con đường của tôi không?... Mười một giờ. Đồng hồ nhà hàng xóm đang đưa thả nhịp. Con gái vẫn chưa về. Thì ra lâu nay nó đã đi và thường xuyên về muộn. Tôi lại không hề biết vì tôi cũng thường về muộn sau nó. Lòng tôi nóng như lửa đốt. Chẳng có một lí do gì để nó có thể về khuya đến như vậy

được. Sinh nhật từ chiều cơ mà. Xung quanh hàng xóm ngủ im thin thít. Đường vắng hoe hoắt. Tôi quay vào nhà. Đến gần bàn học của con gái, định ngồi xuống nhưng tự

nhiên cảm thấy hãi hãi trước những gì con ghi trong sổ. Thôi, thà không đọc nữa còn hơn là phải biết những gì khủng khiếp đang xảy ra với con mình. Tôi hồi hộp đợi nó về gần như hồi hộp chờ người tình giờ hò hẹn. (Hu thiên đường – Nguyễn Thị Thu Huệ )

Ở đây, nhân vật “tôi” vừa là người tiêu điểm hóa – người có những suy nghĩ, cảm nhận, lại vừa là người kể chuyện, kể những gì đang xảy ra xung quanh: “Mười

một giờ. Đồng hồ nhà hàng xóm đang đưa thả nhịp… Xung quanh hàng xóm ngủ im

thin thít. Đường vắng hoe hoắt…” và đồng thời cũng kể lại chính những cảm nhận, những diễn biến tâm trạng của mình. Ở trường hợp này, “tôi” là nhân vật chính, kể lại chuyện của mình. Điểm nhìn từ bên trong giúp cho câu chuyện được kể một cách tự

nhiên, như lời tâm sự. Người đọc hiểu đến tận chân tơ kẽ tóc nhân vật của mình bởi nhân vật bộc lộ trực tiếp cảm xúc, suy nghĩ. Màu sắc độc thoại nội tâm thể hiện rất rõ.

Trong một số trường hợp khác, “tôi” cũng là một nhân vật, nhưng không phải nhân vật chính, không kể chuyện của mình mà câu chuyện chỉ có liên quan tới anh ta. Từ điểm nhìn của mình, “tôi” kể lại những điều anh ta chứng kiến, kèm theo những

đánh giá của anh ta về những sự việc đang xảy ra. “Tôi giới thiệu hai người với nhau. Một cái gì mau lẹ, bàng hoàng đang xảy ra giữa họ… Mi đang đi lại về phía chúng tôi, tay cầm cái ví tung tẩy. Cái áo sơ mi có hai sọc trắng kẻ bên trái ngực làm thân thể cô như một ngọn cây vươn về phía mặt trời. Nét mặt rạng rỡ, hạnh phúc bất ngờ. Tôi thoáng hiểu. Mọi biến đổi mau lẹ kia là do Bình. Tôi chưa thấy người đàn bà đẹp này bao giờ. Mi đưa tay cho Bình để anh đỡ cô ngồi xuống một trong ba chiếc ghế. Bình ngồi ghế bên cạnh, không nhìn tôi… Khuôn mặt Mi tràn trề gió mát, sương đêm

và ánh trăng. Hạnh phúc làm cô thở không được bình thường. Cô nhẹ nhàng ngồi

xuống. Cô là một vật thể bắt được điện ở vật thể khác, và cô tỏa sáng, tỏa sáng mãi,

mỗi lúc một sáng chói làm cho ta kinh ngạc”. (Cơn mưa cui mùa – Lê Minh Khuê)

Nhân vật “tôi” không kể chuyện của mình, và ở vị trí người bạn chứng kiến câu chuyện tình của Bình và Mi, anh ta có những nhận xét tinh tế và tỉnh táo. Những biểu hiện thay đổi của Mi, có lẽ Mi không nhận thấy, vì Mi là người trong cuộc, Mi đang say đắm trong tình yêu. Nhưng “tôi” nhìn thấy, và tả lại bằng cảm nhận của bản thân, bằng con mắt so sánh của một người bạn từng biết trước đây Mi lôi thôi như thế nào khi nuôi con nhỏ. Trong trường hợp này, “tôi” là người thứ ba, có khoảng cách với hai nhân vật chính, nhưng lại là người tiêu điểm hóa, người kể chuyện, kể lại câu chuyện ở ngôi thứ nhất, không hề có một khoảng cách nào khi trực tiếp bộc lộ suy nghĩ, đánh giá của mình về những sự việc đang diễn ra. Với điểm nhìn như vậy, câu chuyện được kể lại vẫn rất khách quan mà vẫn có sức thuyết phục.

“Cần lưu ý rằng, chỉ khi người kể chuyện là một tác nhân thì anh ta mới đồng thời là người tiêu điểm hóa. Còn khi chỉ đóng vai trò dẫn truyện, cái nhân vật xưng “tôi” này không mang tiêu điểm, tức là “tôi” không phải chủ thể cảm nhận, quan sát, anh ta chỉ có nhiệm vụ kể chuyện”. [74]

Chúng ta cũng gặp kiểu nhân vật xưng “tôi” này trong sáng tác của các nhà văn nữ, nhưng rất hiếm hoi. Thông thường, nhưng truyện như vậy thường thể hiện sự tìm

tòi, đổi mới trong kĩ thuật trần thuật. Người kể chuyện, thường là nhà văn, xuất hiện

đểđối thoại trực tiếp với người đọc, tự bày tỏ suy nghĩ của mình về cách sắp xếp tình tiết câu chuyện, hoặc thiết kế phần kết của câu chuyện. Với kiểu trần thuật này, người

đọc có cảm tưởng nhà văn đang “chơi bài ngửa” với họ. Nguyễn Huy Thiệp từng áp dụng thành công kiểu nhân vật xưng “tôi” này trong các truyện ngắn Vàng la, Phm tiết, Ti ác và trng pht, Văn Như Cương cũng thành công với Hoa chanh trái v. Còn trong số các nhà văn nữ được khảo sát trong luận văn, Phạm Thị Hoài là người đi tiên phong với đoạn mở đầu và đoạn kết có sự xuất hiện của nhân vật “tôi”, người kể chuyện không mang tiêu điểm. “Để nghiêm khắc với mình và tự động viên, tôi xin hứa sẽ mở đầu và kết thúc chu đáo, còn phần giữa chắc chắn sẽ tuột khỏi tầm kiểm soát của tôi, như mọi việc thường diễn ra trong cuộc đời”. (Trích đoạn mởđầu)

“Để câu chuyện có một kết thúc thật sự cổ điển, tôi chỉ còn cách cho nhân vật chính của chúng ta phiêu bạt thêm vài năm nữa ở thủ đô và cả Huế, Sài Gòn nếu cần…”.

(Trích đoạn kết Mt chuyn c đin – Phạm Thị Hoài)

Như vậy, trong trường hợp này, không có nhân vật nào trong truyện mang tiêu

điểm. Các nhân vật hành động dưới sự quan sát của một người tiêu điểm hóa giấu mặt, rõ ràng không phải là người dẫn chuyện xưng “tôi” như phần trích truyện ngắn của Phạm Thị Hoài, cũng không giống một chút gì với người dẫn chuyện đồng thời là người tiêu điểm hóa “tôi” trong Hu thiên đường và Cơn mưa cui mùa đã phân tích ở trên.

Cũng thuộc dạng tiêu điểm bên trong, cố định, nhưng khi câu chuyện được kể ở ngôi thứ ba thì điểm nhìn được đặt vào nhân vật và người kể chuyện hàm ẩn đã mượn điểm nhìn của nhân vật để kể chuyện. Người kể chuyện đã hòa vào nhân vật

đến mức ta khó phân biệt được giọng kể của anh ta với giọng kể của nhân vật và như

thế, người kể chuyện dễ dàng thâm nhập vào đời sống nội tâm của nhân vật.

“Có lẽ ý nghĩ mở lớp học cho lũ trẻ lang thang đến trong đầu Thùy khi chị

nhìn thấy thằng bé bán xổ số mân mê cây bút máy với nỗi thèm khát thơ trẻ. Đài báo có nói nhiều đến việc mở lớp như vậy. Nhưng ở đâu đó xa xôi, chứ đây thì… Thùy lại gạt phắt những suy nghĩ xáo trộn trong đầu, nhẫn nại đẩy xe hàng chậm rãi rảo

bước trên hè phố. Chị phải nuôi hai đứa con thay người chồng đang đóng quân ở tận mãi đâu trên biên giới. Thỉnh thoảng nhận được thư anh gửi về, với nỗi nhớ thương vợ con, chị hiểu không ai ngoài chị cần phải giơ vai gánh vác việc nhà. Mà việc nhà thì đâu có đơn giản chỉ là giặt giũ cơm nước”. (Ngh giáo – Võ Thị Xuân Hà)

Trong tác phẩm này, câu chuyện được kể từ điểm nhìn của cô giáo Thùy, người tiêu điểm hóa là Thùy. Nhưng người kể chuyện không phải là Thùy mà chỉ tựa vào điểm nhìn của Thùy để kể lại câu chuyện. Chính vì vậy, nội dung câu chuyện vẫn có sự khách quan do người kể chuyện dường như đang đứng ởđâu đó quan sát Thùy, kể về Thùy, chứ Thùy không thể tự kể về mình như thế này: “Thùy lại gạt phắt những suy nghĩ xáo trộn trong đầu, nhẫn nại đẩy xe hàng chậm rãi rảo bước trên hè phố”.

Nhưng bằng việc để cho Thùy kể câu chuyện từ điểm nhìn của mình, người đọc dễ

dàng hiểu được tâm tư tình cảm của Thùy, những ý nghĩ được nhân vật tự bộc lộ ra: “Đài báo có nói nhiều đến việc mở lớp như vậy. Nhưng ở đâu đó xa xôi, chứ đây thì…”, “ Mà việc nhà thì đâu có đơn giản chỉ là giặt giũ cơm nước”. Và cũng do

điểm nhìn đặt ở nhân vật Thùy nên những sự việc được kể, được tả có màu sắc chủ

quan của cô. Từ đó, chúng ta có thể thấy, tính cách, bản chất của nhân vật được bộc lộ qua chính nhãn quan của họ. “Những buổi bán hàng rong khắp thị xã, Thùy đã hòa mình vào những người lao động lam lũ, cực nhọc. Chị gặp không ít những cảnh đời éo le. Những người bốc vác mặt mũi đen đúa, hốc hác lầm lũi nai lưng lên xuống bến cảng. Những cô gái già trước tuổi, mặt trát bự phấn, õng ẹo nối nhau đứng ngồi trước cửa những nhà hàng, quán bia, những góc vườn hoa cỏ giả bốc mùi tanh tưởi. Những đứa trẻ không ngày hè lang thang kiếm sống bằng đủ thứ nghề…” Qua cái nhìn của Thùy về những cảnh đời xung quanh, chúng ta có thể cảm thấy ở cô một con người có trái tim tràn đầy lòng nhân hậu, bao dung. Cô cũng phải kiếm sống rất vất vả, nhưng cô không hề bị “xơ hóa” tâm hồn. Cô là cô giáo, một nghề nghiệp mà sự

mô phạm dễ làm cho cái nhìn trở nên thiên kiến, nhưng đối với những người thuộc hạng “gái nhà hàng”, “gái bán bia”, cô vẫn chỉ thấy thương cảm, không hề ghê tởm.

Còn rất nhiều các tác phẩm khác, trong đó tác giả sử dụng điểm nhìn nội quan kiểu như trên. Câu chuyện thường được kể từ điểm nhìn của nhân vật chính, do đó

người đọc có thể dễ dàng hình dung mối quan hệ của những nhân vật khác với nhân vật chính, không cần phải giới thiệu .“Những chiều đầu hè tôi thường ngồi một mình trong sân vắng. Nhà tôi ở nội thành, vườn rộng. Lúc hoàng hôn xuống tiếng ễnh

ương ran lên như giàn hợp xướng của ao hồ. Chu thường về muộn, buổi chiều anh đi uống với bạn. Từ lúc Nhím đi, chỉ còn tôi với những khóm tầm xuân đầy hoa tím mà ngày nào con bé đã trồng. Đã đi xa mấy năm, mỗi lần mail về cho tôi, nó luôn nhắc: Me ơi, nhớ tưới dùm con những cây tầm xuân”. (Mưa đời sau – Trần Thùy Mai) Và cũng vì vậy, giọng kể thiên về giọng tâm tình, thế giới nội tâm người phụ nữ được tự

bộc lộ hết sức chân thật, tự nhiên. “Đêm ấy chồng nàng lại về muộn. Hai con nàng ngủ say êm đềm. Nàng thao thức và nàng nhớ lại người khách ngoại quốc buổi sáng. Nàng rất thích xem phim nước ngoài. Những ngôi nhà đẹp, sạch sẽ với đầy đủ tiêng nghi. Những bãi biển đẹp và cái nắng cũng như đẹp hơn ở nước nhà. Những miền đất lạ lẫm. Và như trong một bộ phim nàng và người khách kia là nhân vật chính. Một bộ

phim tình cảm. Trong mơ, lần đầu tiên nàng mơ thấy ngủ với một người đàn ông

khác và đạt tới cảm giác mạnh. Nàng tỉnh giấc khoan khoái vẫn giữ nguyên tâm

trạng như trong bộ phim”. (Người đàn bà và nhng gic mơ – Y Ban)

Thông thường chuyện kể từ điểm nhìn của nhân vật nào thì những sự việc diễn ra được nhìn theo quan điểm của nhân vật tiêu điểm hóa ấy hay nói một cách cụ thể

hơn, nhân vật có điều kiện để bày tỏ, để giải thích, thậm chí thanh minh cho hành

động và suy nghĩ của mình. Có những truyện điểm nhìn đặt vào những nhân vật vẫn bị những định kiến xã hội cho là xấu như những cô gái trót lỡ dại phải đi phá thai, những người phụ nữ ngoại tình, thậm chí những kẻ giết người… Khi đó, do được tự

bộc lộ, nhân vật trở nên “người” hơn bởi tự nó lí giải, biện minh cho mình. Người

đọc có thể căm ghét, nhưng không chỉ căm ghét mà có đôi phần cảm thông bởi họ

hiểu nguồn cơn của hành động. Cô Tiệp trong Gia đình bé mn (Dạ Ngân) kể về

những tình cảm ngoài hôn nhân của mình không được pháp luật và dư luận xã hội công nhận, nhưng ta không thấy cô xấu xa, “nhầy nhụa”. Cô gái trong Bc thư gi m Âu Cơ (Y Ban), người mẹ trong Hu thiên đường (Nguyễn Thị Thu Huệ), cô “gái bao” trong Nô tì được trang sc (Trần Thị Trường), cô nhà báo Phương Nam

trong Tường thành (Võ Thị Xuân Hà)… tất cả đều được hiện lên với đúng bản chất của mình. Họ là những người phụ nữ đáng trân trọng. Các nhà văn không trực tiếp nói lên điều đó, mà để nhân vật tự thuyết phục chúng ta bằng cách nhìn nhận của họ

về cuộc sống và con người; bằng những tâm tư tình cảm ẩn kín, mà nếu không tự bộc lộ thì người ngoài khó lòng đoán định được. Chính điểm nhìn nội quan từ nhân vật đã góp phần không nhỏ vào thành công này.

Ở tiêu điểm nội quan, ngoài dạng cố định (một nhân vật kể mọi việc) như đã phân tích ở trên, còn dạng thứ hai nữa nhưng rất hiếm gặp: dạng bất định (nhiều nhân vật kể những chuyện khác nhau), chúng ta có thể tìm thấy trong truyện ngắn Nhân

cách của Phạm Thị Ngọc Liên. Tác phẩm chia thành năm phần (có đánh số). Tất cả đều đặt dưới điểm nhìn của nhân vật “tôi” nhưng ta thấy rõ năm nhân vật “tôi” này là những người khác nhau. “Tôi” ở phần thứ nhất không rõ là nam hay nữ, không rõ tên tuổi, lại lịch, kể với người đọc về những suy nghĩ của mình trong những đêm không ngủ. “Tôi” thứ hai là một phụ nữ, kể về mối quan hệ “già nhân ngãi, non vợ chồng” của mình với một người đàn ông. “Tôi” thứ ba là một người đàn ông, có lẽ là người yêu của “Tôi” 2, kể về tâm trạng của anh ta sau khi người tình dứt áo ra đi. “Tôi” thứ

tư là một phụ nữ đã có chồng kể về mối quan hệ vợ chồng của mình. “Tôi” thứ năm là một người đàn ông ngoại tình kể về tâm trạng của anh ta khi người tình có bầu. Tuy là những nhân vật khác nhau, kể về những sự việc khác nhau, nhưng mạch truyện vẫn có sự kết dính. Đó đều là tâm sự của những người trong cuộc về tình yêu và hôn nhân, những người không may mắn có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc: hoặc yêu mà không thể tiến tới hôn nhân do bị ngăn trở; hoặc có vợ, có chồng nhưng không hạnh phúc, phải đi tìm niềm an ủi nơi khác… Chúng tôi cho rằng truyện ngắn này thể hiện sự tìm tòi, đổi mới về bút pháp, nhưng còn cần có thời gian để những thể

Một phần của tài liệu Người phụ nữ hiện đại qua cái nhìn của một số nhà văn nữ (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)