Người phụ nữ hiện đại trong quan hệ với bản thân

Một phần của tài liệu Người phụ nữ hiện đại qua cái nhìn của một số nhà văn nữ (Trang 65 - 77)

ĐỐI TƯỢNG THẨM MĨ CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ

2.3. Người phụ nữ hiện đại trong quan hệ với bản thân

Không phải cho đến ngày nay, các nhà văn mới chú ý đến nhu cầu sống cho mình của người phụ nữ. Nhưng phải đợi đến ngày nay, với sự xuất hiện của nhiều

nhà văn nữ thì những khao khát về hạnh phúc của người phụ nữ mới được bày tỏ ở

tầng sâu bản thể. Bằng sự trải nghiệm của bản thân, bằng những hiểu biết cặn kẽ về

những nhu cầu, đòi hỏi của người phụ nữ, các nhà văn đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú, một “cõi” riêng phức tạp đến lạ kì. Dưới cái nhìn sâu sắc, tinh tế, có khả năng phát hiện ra những ngõ sâu trong tâm hồn con người, người phụ nữ của xã hội hiện đại hiện ra trên trang viết của các nhà văn nữ với nhiều hoàn cảnh, nhiều số phận. Mỗi người mỗi vẻ, mỗi con đường, mỗi thế giới tâm linh riêng…

Y Ban với Sau chp là bão dông, Người đàn bà và nhng gic mơ, Người

đàn bà đứng trước gương, Mt phn ba cuc đời, Đàn bà xu thì không có quà…;

Võ Thị Hảo với Góa ph đen, Bàn tay lnh, Máu ca lá, Làn môi đồng trinh…;

Phạm Thị Hoài với Người đàn bà vi hai con chó nh, Hai mươi năm sau, Thiên s…; Nguyễn Thị Thu Huệ với Mi, Giai nhân…; Bích Ngân với Bng bnh thiên s ; Phạm Thị Ngọc Liên với Bin hôm nay nhiu nng; Nguyễn Thị Ngọc Tú với

Dưới ánh đèn nhiu màu; Nguyễn Thị Anh Thư với Không nhan sc ; Lê Minh

Khuê với Cơn mưa cui mùa là các tác giả có những tác phẩm viết về người phụ nữ

hiện đại với những mối quan tâm hướng về bản thân mình.

Người phụ nữ Việt Nam xưa bị bó buộc bởi lễ giáo phong kiến hà khắc. Họ

không tự quyết định được số phận của mình mà phải phụ thuộc vào những người đàn ông trong gia đình. Chúng ta hẳn ai cũng biết câu chuyện về cuộc đời một người con gái đẹp người đẹp nết có số phận bất hạnh: nàng Vũ Thị Thiết trong truyện cổ tíchV

chàng Trương mà sau này Nguyễn Dữ sáng tạo lại thành truyện truyền kì Chuyn người con gái Nam Xương. Nàng Vũ Nương ở nhà chờ chồng nuôi mẹ già và con nhỏ, một lòng thủy chung, hiếu thảo, mà cuối cùng chỉ vì cơn ghen mù quáng của người chồng ít học, vũ phu đã làm cho nàng không còn con đường sống. Người phụ

nữ xưa, khi bị chồng đánh đập, đuổi đi thì cầm như chỉ cách vào chùa đi tu hoặc chọn cái chết để giải thoát. Ngày nay, người phụ nữ đã được quyền định đoạt cuộc đời mình. Đã xa rồi cái cảnh “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”.

Trong truyện ngắn của các nhà văn nữ nổi bật hình tượng người phụ nữ tự chủ

trong cuộc sống. Chính họ chứ không phải ai khác chọn cho mình một lối sống, một con đường tạo nên số phận cho mình. Có thể họ chọn cho mình một cuộc sống độc thân, suốt đời thiếu vắng đàn ông như Mại trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Thị Thu Huệ, Trang trong Bàn tay lnh, Thuận trong Goá phđen của Võ Thị Hảo. Có người quyết định lập gia đình khi đã ý thức rất rõ những phiền phức có thể sẽ gặp phải như Cẩm trong Tai nn của Lý Lan. Có người lại quyết tâm thoát ra khỏi cuộc hôn nhân khi thấy không còn tình yêu với người chồng mà trước đây chính họ đã lựa chọn như Phượng trong truyện ngắn cùng tên của Lý Lan, hay như Tiệp trong tiểu thuyết Gia đình bé mn của Dạ Ngân mà chúng tôi đã nhắc đến ở phần trên. Lại có những người quyết tâm làm lại cuộc đời sau khi nhận thấy những sai lầm của mình trong quá khứ như Thi trong Bng bnh thiên s của Bích Ngân, Tường trong Bin hôm nay nhiu nng của Phạm Thị Ngọc Liên… Mỗi người mỗi cảnh nhưng họ đều giống nhau ở khát vọng hạnh phúc trong tình yêu và hôn nhân. Đối với những phụ nữ

này, cả đời họ là cuộc rượt đuổi để kiếm tìm hạnh phúc, nhưng với họ đó là một khái niệm quá xa xôi, quá mơ hồ luôn vuột khỏi tầm tay với.

Có những trang viết rất xúc động về ước mơ làm mẹ của người phụ nữ. Đó là những xao động, những run rẩy trong tâm hồn của một phụ nữ khi biết mình sắp được làm mẹ: “Dấu hiệu có mang thì Thi biết rất rõ… Thi không e dè cho Khả nhìn thấy, cảm thấy những dấu hiệu cấn thai. Trước tiên là hai bầu vú. Chúng đã bắt đầu căng lên như sẵn sàng tích sữa. Mỗi khi đôi tay Khả chạm vào bầu vú mân mê là mỗi lần Thi có cái cảm giác đau nhức sung sướng của một thân cây như mầm, một cơ thể đang khai hoa, một người đàn bà sắp được làm mẹ”. Chị day dứt, dằn vặt khi buộc phải bỏ đi giọt máu của tình yêu: “Thi chới với. Khả quay ngoắt, vội vã như thể anh ta vừa vứt Thi vào một bãi rác khổng lồ chứ không phải là bệnh viện, nơi mà tất cả đàn bà con gái đến đây, trừ những người được hạnh phúc làm mẹ, còn lại, họ không chỉ chịu đựng đớn đau về thể xác, mà còn đeo đẳng sự tổn thương nơi tâm hồn bởi những giọt máu mà họ không thể cưu mang”. Và cuối cùng chị đi đến quyết định giữ

lại đứa trẻ cho riêng mình: “Thi đứng dậy, bước ngược ra cổng, thấy trào thương cái sinh linh đang bám chặt máu thịt mình” (Bng bnh thiên s - Bích Ngân).

Được làm mẹ có lẽ là mong ước của mọi phụ nữ. Đối với những người phụ nữ

bình thường, việc lập gia đình rồi sinh con đẻ cái là việc làm hợp lẽ, và nếu mọi việc diễn ra dễ dàng và suôn sẻ thì cái việc được làm mẹ trẻ con thường gắn với những trách nhiệm nặng nề mà nhiều khi còn làm cho người ta mệt mỏi. Những hạnh phúc bình thường, ít sóng gió ấy thường không tạo được cảm hứng cho các nhà văn, mà những chuyện tình éo le, dị biệt thì lại được chú ý khai thác. Trong các tác phẩm về đề tài này, khao khát được làm mẹ của người phụ nữ thường được các nhà văn nữ đặc biệt quan tâm. Trong cuộc sống ngày nay con người có nhiều lí do để sống chung với nhau khi chưa là vợ chồng. Và khi đó, đứa con không được phép ra đời vì nó sẽ là vật cản cho sự tự do, cho lạc thú và trói buộc những người trong cuộc vào biết bao nhiêu trách nhiệm và nghĩa vụ. Thế nhưng, phụ nữ muôn đời vẫn thế. Có thể một lúc nào đó họ mềm lòng thả trôi mình trong vào một mối quan hệ vợ chồng không chính thức, nhưng nếu thực sự yêu, họ sẽ muốn có một đứa con mang gương mặt tình yêu. Nhu cầu được chính danh trong họ sẽ hối thúc họ bày tỏ với người đàn ông họ yêu. Và thông thường trong những hoàn cảnh éo le đó, nhu cầu được làm mẹ trỗi dậy rất mãnh liệt. Những cảm xúc rất đặc biệt này khi được viết lên từ chính những trải nghiệm của người phụ nữ, nó chân thật, tinh tế đến nghẹn ngào. Do có khả năng nhạy bén trong miêu tả tâm trạng nên các nhà văn nữ đưa nhân vật của mình đến gần với

độc giả hơn. Đằng sau những chuyện không đâu vào đâu, đằng sau những "vùng lặng" lại là những nốt nhấn thấm đến tận tâm can người đọc. Chắc rằng nhiều độc giả

nữ cũng tìm thấy mình trong những rung động, những xúc cảm của nhân vật trải ra trên trang giấy. Đây chính là thế mạnh nổi bật của các cây bút nữ.

Cuộc sống nội tâm của phụ nữ thời nay hiện lên trên trang văn thật vô cùng phức tạp. Có người cả đời khao khát được làm vợ, làm mẹ mà không toại nguyện, có người đã nắm chắc trong tay một gia đình yên ấm lại có những phút giây xao lòng

đẩy cuộc hôn nhân của mình vào tình trạng điêu đứng. Ngày trước, những chuyện như vậy thường được người ta gói ghém và cất kĩ vào đáy sâu của tâm hồn. Còn ngày

nay, những chuyện ngoại tình được bày tỏ một cách công khai, như một lời tâm sự

của người phụ nữ về những nhu cầu tình cảm không thể nói là không chính đáng. Truyện ngắn Sau chp là bão dông của Y Ban kể về cuộc đấu tranh nội tâm của người phụ nữ khi chị “phải lòng” một người đàn ông cùng đoàn trong một chuyến công tác xa. Thoát khỏi những lo toan bề bộn đời thường, người phụ nữ trở

nên tươi tắn, đằm thắm đầy quyến rũ. Một ánh nhìn mê hoặc, một sự chăm sóc dịu dàng âu yếm, một câu tán dương đúng lúc có đủ sức mạnh làm cho người phụ nữ

thủy chung, sắt đá nhất vương vào lưới tình. Họ nhìn lại cuộc hôn nhân của mình và nhiều khi thấy người chồng đầu gối tay ấp bao năm sao mà nhạt nhẽo, những cảm xúc yêu đương với chồng không còn nồng thắm như thủa đầu mà đã bị năm tháng mài mòn đi. May mà cả hai người đã biết dừng lại đúng lúc. Thời gian cho họ tỉnh táo nhìn lại những tình cảm của mình và nhận thức được trách nhiệm của mình với người bạn đời và những đứa con, những người không hề có lỗi. “Sau một tháng vật vã với chính những cảm xúc trái ngược, nàng dần cân bằng trở lại bằng chính sự chăm sóc của chồng”. Những phút giây xao động “ngoài chồng vợ” đó được hai người ví với tia chớp lúc trời sắp bão dông. “Ơn trời nàng đã vượt qua được cơn bão đó”. Truyện ngắn này của Y Ban làm cho chúng ta liên tưởng đến một truyện tương tự của nhà văn Lê Minh Khuê, truyện Cơn mưa cui mùa. Trong một chuyến công tác, Mi gặp Bình, và tình yêu đến với họ. Họ tiếc là gặp nhau quá trễ, khi cả hai đều đã có gia

đình, tuy vậy, họ vẫn có những tháng ngày thật đẹp bên nhau, tưởng rằng không thể

sống thiếu nhau. Cho đến khi trở về với gia đình riêng của mình, mỗi người mới nhận ra rằng: “Mọi thứ đã xong xuôi rồi”. Cái gia đình mà họ đang có là một lô cốt bền vững không dễ gì phá bỏ. Cơn bão lòng cũng theo thời gian mà lắng dần.

Những nhân vật phụ nữ của Y Ban thường là phụ nữ trí thức, nên có những mối quan hệ rộng rãi do công việc mang lại. Những nhu cầu tình cảm của người phụ

nữ trí thức không đơn giản. Họ có đòi hỏi cao về cuộc sống tinh thần và thường rất nhạy cảm. Do điều kiện công việc, họ được tiếp xúc với nhiều người đàn ông, và không thiếu gì những người tài hoa hâm mộ họ. Những nhân vật nữ trí thức thường cân nhắc, suy xét rất kĩ càng và thường không buông thả mình trôi theo cảm xúc bồng

bột mà biết dừng lại để bảo tồn những gì đang có trong tay. Tuy biết tự kiềm chế

trong các mối quan hệ, nhưng có lẽ bản tính lãng mạn làm cho những người phụ nữ

kiểu này thường không thôi khao khát và mơ ước đến sự hoàn hảo. Họ luôn sợ sự cũ

kĩ trong cảm xúc, nhàm chán trong thói quen mà một cuộc hôn nhân lâu bền thường ít khi tránh khỏi. “Nàng đã từng rất yêu chồng và chưa từng ngủ với ai khác ngoài

chồng. Trong cuộc hành trình chồng nàng cũng nhiều lần làm cho nàng thỏa mãn.

Thực tế trong lòng không bao giờ nàng muốn ngủ với người đàn ông khác ngoài

chồng. Nhưng anh đã không còn làm nàng xốn xang được nữa. Khi anh động vào

nàng, nàng không còn cảm giác rùng mình rồi tan biến đi. Trong khi đó những người

đàn ông mà nàng đã ngoại tình lại mang đến cho nàng các cảm giác mới mẻ như

thủa ban đầu. Trong cuộc sống, nàng càng không vừa lòng bao nhiêu thì nàng hay

trốn vào các giấc ngủ bấy nhiêu. Giấc ngủ sẽ bao che cho nàng, mà trong đó nàng luôn được thỏa mãn, sự thỏa mãn không bao giờ có hình bóng”. Có những người đàn bà như vậy, họ gửi gắm những ao ước thầm kín của mình trong những giấc mơ mỗi khi giận dỗi hay thất vọng về chồng. “Rồi bao nhiêu đêm trôi qua. Rồi bao nhiêu người đàn ông nàng đã ngoại tình, nàng cũng không nhớ nữa” . Và cuối cùng, người phụ nữ cũng đã tỉnh lại nhờ đứa con, cái hình hài máu mủ được tạo ra bởi tình yêu với chồng. “Từ ngày ấy, nàng không bao giờ còn phản bội chồng và các con nữa. Nàng sống yêu thương chồng con và làm tròn bổn phận của mình”. (Người đàn bà

và nhng gic mơ) Truyện ngắn Mt phn ba ca cuc đời của Y Ban lại là lời tâm sự của một cô

gái đã có chồng, con và một gia đình hạnh phúc vẫn đau đáu về người đàn ông xưa. Tuy thế nhưng cô lại không thể “đánh đổi sự bình yên mà em phải đấu tranh bao

nhiêu ngày tháng mới giành giật được”. Cuối cùng cô đã chọn giải pháp ghép anh

vào cuộc đời hiện tại của mình: “Anh, chồng em, con em”. Đó quả là sự lựa chọn của người phụ nữ hiện đại!

Bằng rất nhiều tác phẩm về đề tài này, Y Ban đã chỉ ra trăm ngàn lí do dẫn đến sự ngoại tình trong tâm tưởng của người phụ nữ, những lí do không khỏi làm cho người đàn ông phải suy nghĩ. Có thể nói rằng chịđã cất lên tiếng nói vừa như bày tỏ,

vừa như thanh minh cho người phụ nữ lại vừa như chỉ ra những ranh giới cho người phụ nữ biết để mà dừng lại. Và trong quá trình viết luận văn này, chúng tôi cảm thấy rất thú vị khi phát hiện ra rằng dường như mỗi nhà văn nữ khi viết về người phụ nữ

hiện đại thường tâm đắc với một kiểu nhân vật. Trở đi trở lại trong những tác phẩm của Y Ban hình ảnh người phụ nữ ngoại tình, ở Võ Thị Hảo: người phụ nữ “tắt lửa lòng”, ở Lý Lan: người phụ nữ tự chủ, ở Bích Ngân và Phạm Thị Ngọc Liên: người phụ nữ lụy tình, ở Nguyễn Thị Thu Huệ: người phụ nữ dở dang duyên phận… Mỗi nhà văn với nét đặc sắc riêng của mình đã hé mở cánh cửa dẫn vào thế giới tâm hồn

đa cảm đến khó cắt nghĩa của người phụ nữ thời đại ngày nay.

Trên con đường nhận diện bản thân, nhiều nhân vật phụ nữ nhìn thấy mình đã từng rơi vào ảo tưởng. Đó có thể là ảo tưởng về sức mạnh của nhan sắc hoặc là cả tài năng và nhan sắc nhưng phần nhiều là ảo tưởng về tình yêu. Trong truyện ngắn Giai nhân của Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng ta chứng kiến tâm trạng buồn bực của cô Sao, một cô gái đẹp từng được nhiều chàng trai săn đón trong cái ngày nhận ra mình đã bị

“thất sủng”. “Hết rồi. Tất cả thế là hết. Cách đây mười lăm phút, Sao đã đập tan chiếc máy điện thoại. Ba ngày trước, bỗng nhiên Sao thấy hụt hẫng một cách vô cớ, lòng dạ hoang vắng, nhạt thếch. Mùi bún chả nướng từ hàng xóm bay sang nhắc cho Sao thấy đã qua một ngày. Sao mới chợt nhận ra ngày hôm nay cái điện thoại im phăng phắc như thể bị đứt dây hoặc là không tồn tại trong ngôi nhà này. Mới hôm qua, và dài đằng đẵng những năm trước đó, nó liên tục kêu réo như một con dê bịđói triền miên. Bảy giờ sáng, đã reng reng, mười hai giờđêm cũng còn reng reng. “A lô, em đấy à, anh đón em đi ăn sáng nhé”. “A lô, Sao ơi, cái lão Thanh cơ quan tao cứ

dứt khoát bắt tao đón mày đến dự sinh nhật lão tối nay. Mày vì tao mà đến nhé, tao

đang nhờ lão một việc”. “A lô, trưa nay em đi ăn cơm với tôi nhé, tôi cần em”. “A lô, chiều nay lên hồ Tây bơi thuyền được không cô bạn nhỏ?”. “A lô… chúc em bé của anh ngủ ngon”. “Em là của anh hồi nào vậy?”. “Bây giờ thì chưa nhưng sắp”. Cười. A lô, A lô, A lô. “Vào mùa sen rồi, hoa thì chưa có nhiều, mới chỉ có những ống nụ

Một phần của tài liệu Người phụ nữ hiện đại qua cái nhìn của một số nhà văn nữ (Trang 65 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)